Quy trình lập, gửi chứng từ của các tổ chức mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước được quy định như thế nào?
- Quy trình lập, gửi chứng từ của các tổ chức mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước được quy định như thế nào?
- Xử lý chứng từ và hạch toán thanh toán từng lần qua tài khoản thanh toán mở tại Ngân hàng Nhà nước phải đảm bảo điều gì?
- Các tổ chức mở tài khoản thanh toán thực hiện rút tiền mặt tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố như thế nào?
Quy trình lập, gửi chứng từ của các tổ chức mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước được quy định như thế nào?
Quy trình lập, gửi chứng từ của các tổ chức mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Thông tư 15/2024/TT-NHNN như sau:
Dịch vụ thanh toán từng lần qua tài khoản thanh toán mở tại Ngân hàng Nhà nước
1. Các tổ chức mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước (là đơn vị trả tiền) gửi chứng từ thanh toán đến Ngân hàng Nhà nước yêu cầu Ngân hàng Nhà nước trích tài khoản thanh toán của mình để trả cho đơn vị thụ hưởng có tài khoản tại cùng một đơn vị Ngân hàng Nhà nước hoặc chuyển tiền đi cho đơn vị thụ hưởng theo các hệ thống thanh toán thích hợp. Quy trình thanh toán thực hiện như sau:
a) Lập, gửi chứng từ
Đối với các khoản thanh toán của chính đơn vị trả tiền: đơn vị trả tiền lập và gửi chứng từ thanh toán (ủy nhiệm chi, các chứng từ thanh toán thích hợp khác) vào Ngân hàng Nhà nước nơi mở tài khoản thanh toán yêu cầu trích một số tiền nhất định trên tài khoản thanh toán của đơn vị mình để trả hoặc chuyển cho đơn vị thụ hưởng.
...
Theo đó, quy trình lập, gửi chứng từ của các tổ chức mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước đối với các khoản thanh toán của chính đơn vị trả tiền được quy định như sau:
Đơn vị trả tiền lập và gửi chứng từ thanh toán (ủy nhiệm chi, các chứng từ thanh toán thích hợp khác) vào Ngân hàng Nhà nước nơi mở tài khoản thanh toán yêu cầu trích một số tiền nhất định trên tài khoản thanh toán của đơn vị mình để trả hoặc chuyển cho đơn vị thụ hưởng.
Lưu ý:
Các tổ chức mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước gửi chứng từ thanh toán đến Ngân hàng Nhà nước yêu cầu Ngân hàng Nhà nước trích tài khoản thanh toán của mình để trả cho đơn vị thụ hưởng có tài khoản tại cùng một đơn vị Ngân hàng Nhà nước hoặc chuyển tiền đi cho đơn vị thụ hưởng theo các hệ thống thanh toán thích hợp.
Quy trình lập, gửi chứng từ của các tổ chức mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Xử lý chứng từ và hạch toán thanh toán từng lần qua tài khoản thanh toán mở tại Ngân hàng Nhà nước phải đảm bảo điều gì?
Xử lý chứng từ và hạch toán thanh toán từng lần qua tài khoản thanh toán mở tại Ngân hàng Nhà nước phải đảo đảm theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 7 Thông tư 15/2024/TT-NHNN như sau:
Khi nhận được các chứng từ thanh toán do đơn vị trả tiền gửi, Ngân hàng Nhà nước kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ và kiểm tra khả năng thanh toán của đơn vị trả tiền.
- Nếu chứng từ không hợp pháp, hợp lệ hoặc đơn vị trả tiền không đủ khả năng thanh toán thì Ngân hàng Nhà nước từ chối thanh toán và thông báo cho đơn vị trả tiền.
- Nếu chứng từ hợp pháp, hợp lệ và đơn vị trả tiền đủ khả năng thanh toán, Ngân hàng Nhà nước hạch toán ngay và xử lý:
+ Trường hợp đơn vị trả tiền và đơn vị thụ hưởng mở tài khoản tại cùng một đơn vị Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước ghi Nợ tài khoản thanh toán của đơn vị trả tiền, ghi Có tài khoản thanh toán của đơn vị thụ hưởng và thực hiện báo Nợ, báo Có theo quy định cho đơn vị trả tiền và đơn vị thụ hưởng.
+ Trường hợp đơn vị trả tiền và đơn vị thụ hưởng không mở tài khoản tại cùng một đơn vị Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước ghi Nợ vào tài khoản thanh toán của đơn vị trả tiền, báo Nợ cho đơn vị trả tiền và lập lệnh chuyển tiền đi qua hệ thống thanh toán thích hợp.
+ Khi nhận được lệnh chuyển tiền đến, sau khi kiểm soát và xử lý chứng từ theo quy định của hệ thống thanh toán, Ngân hàng Nhà nước nhận lệnh hạch toán vào tài khoản thanh toán của đơn vị thụ hưởng (hoặc tài khoản thích hợp nếu đơn vị thụ hưởng không có tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước) và báo Có cho đơn vị thụ hưởng.
Các tổ chức mở tài khoản thanh toán thực hiện rút tiền mặt tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố như thế nào?
Các tổ chức mở tài khoản thanh toán thực hiện rút tiền mặt tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 7 Thông tư 15/2024/TT-NHNN như sau:
- Tổ chức tín dụng lập Lệnh chuyển tiền qua Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng để trích tiền từ tài khoản thanh toán của Trụ sở chính tổ chức tín dụng tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước gửi đến ngân hàng nhận lệnh là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi chi nhánh tổ chức tín dụng có nhu cầu rút tiền mặt.
+ Chi nhánh tổ chức tín dụng cử đại diện được ủy quyền thực hiện giao dịch tiền mặt đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố để lĩnh tiền mặt.
- Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố kiểm tra, đối chiếu thông tin cán bộ được ủy quyền thực hiện giao dịch tiền mặt của chi nhánh tổ chức tín dụng để lập Phiếu chi và thực hiện thủ tục xuất tiền cho chi nhánh tổ chức tín dụng theo quy định về chế độ kế toán giao nhận, điều chuyển, phát hành, thu hồi và tiêu hủy tiền mặt tại Ngân hàng Nhà nước.
+ Trường hợp nhận Lệnh chuyển tiền sau thời gian quy định giao dịch tiền mặt tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố, thủ tục xuất tiền mặt cho chi nhánh tổ chức tín dụng được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về thực hiện hợp đồng lao động thì xử phạt hành chính như thế nào theo quy định?
- Luật chuyên ngành điều chỉnh quan hệ dân sự có mâu thuẫn với nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự thì áp dụng Luật nào?
- Siêu hình trong triết học là gì? Phương pháp siêu hình là gì? Sinh viên học môn triết học có nhiệm vụ gì?
- Ngày 8 tháng 12 âm lịch là ngày gì? Ngày 8 tháng 12 âm lịch có phải là ngày lễ nghỉ nguyên lương của người lao động không?
- Căn cứ xác lập đại diện giữa vợ và chồng là gì? Đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh được xác định thế nào?