Quy trình kỹ thuật theo dõi độ mê trong gây mê hồi sức và hồi sức tích cực bằng điện não số hóa? Điện não số hóa chống chỉ định với trường hợp nào?

Xin chào! Tôi có vướng mắc muốn được nhờ sự hỗ trợ của TVPL. Tôi muốn được hỏi rằng cần chuẩn bị những gì khi thực hiện điện não số hóa theo quy định của pháp luật hiện hành? Rất mong nhận được sự phản hồi từ TVPL. Xin cảm ơn!

Khái niệm về điện não số hóa như thế nào?

Theo quy định tại Mục I Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ban hành kèm theo Quyết định 1571/QĐ-BYT năm 2022 tài liệu “Hướng dẫn quy trình kỹ thuật theo dõi độ mê, an thần trong gây mê hồi sức và hồi sức tích cực bằng điện não số hóa (Bao gồm Bis, Entropy và các thiết bị có công dụng tương đương)” do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy định như sau:

- Điện não số hóa (ĐNSH) là tên gọi chung chỉ các phương tiện phân tích điện não thùy trán của bệnh nhân và chuyển thành dữ liệu dạng số (thông thường là từ 1 - 100). Các phương tiện này giúp đánh giá hiệu quả của thuốc mê trên não (độ mê) và theo dõi sự thay đổi mức độ an thần hoặc ngủ của bệnh nhân một cách khách quan. Đây là các phương tiện ứng dụng công nghệ để thay thế cho cách đánh giá chủ quan bằng lâm sàng trước đây.

- Theo dõi ĐNSH cho phép đánh giá sự thay đổi nhu cầu thuốc mê của từng bệnh nhân; theo từng thời điểm khác nhau của quá trình phẫu thuật trên một bệnh nhân; giúp phát hiện quá liều hoặc không đủ liều thuốc mê, đặc biệt khi các dấu hiệu lâm sàng dùng để đánh giá độ mê bị nhiễu do nhiều lí do như khi điều trị phối hợp thuốc (thuốc dãn cơ, thuốc chẹn beta...), hoặc có bệnh lý đi kèm (như suy gan, suy thận, suy tim ...), hoặc tình trạng huyết động không ổn định trong quá trình phẫu thuật.

- ĐNSH giúp kiểm soát được độ mê và điều chỉnh tối ưu hoá liều thuốc mê, thuốc an thần cần thiết cho từng bệnh nhân. Vì vậy ĐNSH giúp tiết kiệm thuốc gây mê, tiết kiệm chi phí y tế; an toàn điều trị, giúp người bệnh chóng hồi phục. Một điểm đặc biệt nữa là ĐNSH giúp duy trì độ mê ổn định, giảm tỷ lệ người bệnh thức tỉnh trong quá trình gây mê toàn thân.

- Quy trình kỹ thuật theo dõi độ mê, an thần bằng ĐNSH bao gồm các kỹ thuật theo dõi độ mê bằng BIS, theo dõi độ mê bằng Entropy, hoặc các phương tiện có nguyên tắc tương đương.

Khi nào được sử dụng điện não số hóa?

Tại Mục II Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ban hành kèm theo Quyết định 1571/QĐ-BYT năm 2022 tài liệu “Hướng dẫn quy trình kỹ thuật theo dõi độ mê, an thần trong gây mê hồi sức và hồi sức tích cực bằng điện não số hóa (Bao gồm Bis, Entropy và các thiết bị có công dụng tương đương)” do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy định cụ thể là điện não số hóa được dùng để theo dõi độ mê, độ an thần trong Gây mê hồi sức và Hồi sức tích cực.

Cần chuẩn bị những gì khi thực hiện điện não số hóa theo quy định của pháp luật hiện hành?

Quy trình kỹ thuật theo dõi độ mê trong gây mê hồi sức và hồi sức tích cực bằng điện não số hóa? Điện não số hóa chống chỉ định với trường hợp nào?

Trường hợp nào sẽ chống chỉ định đối với điện não số hóa?

Tại Mục III Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ban hành kèm theo Quyết định 1571/QĐ-BYT năm 2022 tài liệu “Hướng dẫn quy trình kỹ thuật theo dõi độ mê, an thần trong gây mê hồi sức và hồi sức tích cực bằng điện não số hóa (Bao gồm Bis, Entropy và các thiết bị có công dụng tương đương)” do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy định như sau:

(1) Chống chỉ định tuyệt đối:

- Người bệnh từ chối;

- Tổn thương da vùng dán điện cực.

(2) Không sử dụng cho những trường hợp sau (do thiếu thông tin về độ tin cậy của giá trị ĐNSH):

- Trẻ dưới 6 tháng tuổi;

- Bệnh nhân được gây mê bằng: ketamin, nitrous oxide (NO);

- Bệnh nhân hạ thân nhiệt;

- Bệnh nhân sa sút trí tuệ.

Cần chuẩn bị những gì khi thực hiện điện não số hóa?

Mục IV Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ban hành kèm theo Quyết định 1571/QĐ-BYT năm 2022 tài liệu “Hướng dẫn quy trình kỹ thuật theo dõi độ mê, an thần trong gây mê hồi sức và hồi sức tích cực bằng điện não số hóa (Bao gồm Bis, Entropy và các thiết bị có công dụng tương đương)” do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy định như sau:

(1) Cán bộ thực hiện quy trình kỹ thuật:

- Bác sỹ chuyên khoa gây mê hồi sức

- Hoặc bác sĩ chuyên khoa hồi sức tích cực

- Điều dưỡng được phân công thực hiện kỹ thuật

(2) Phương tiện:

(2.1) Phương tiện cấp cứu và theo dõi:

Theo dõi ĐNSH là kỹ thuật hoàn toàn không xâm lấn và không có nguy cơ. Các phương tiện cấp cứu và theo dõi được chuẩn bị dựa trên yêu cầu về tình trạng bệnh chính của bệnh nhân theo phác đồ gây mê hồi sức và hồi sức tích cực.

(2.2) Phương tiện theo dõi ĐNSH

- Máy theo dõi (monitoring) ĐNSH

- Điện cực (Sensor) ĐNSH: Có các loại khác nhau theo từng máy như sau:

+ Điện cực người lớn (Loại sensor quarto hoặc loại sensor bilateral)

+ Điện cực người lớn/ khoa hồi sức (sensor extend)

+ Điện cực trẻ em lớn hơn 4 tuổi (sensor pediatric)

+ Các loại điện cực khác theo khuyến cáo của nhà sản xuất

- Bông cồn để vệ sinh vùng trán, thái dương trước khi dán điện cực ĐNSH.

(3) Người bệnh

- Thăm khám trước mổ, giải thích cho người bệnh (hoặc thân nhân) để hiếu và hợp tác khi làm kỹ thuật.

- Vệ sinh vùng dán điện cực ĐNSH.

(4) Hồ sơ bệnh án

Kiểm tra theo quy định của Bộ Y tế.

Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!

Điện não số hóa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Các bước tiến hành điện não số hóa trong gây mê hồi sức và hồi sức tích cực? Xử lý tình huống bị tai biến khi sử dụng điện não số hóa như thế nào?
Pháp luật
Quy trình kỹ thuật theo dõi độ mê trong gây mê hồi sức và hồi sức tích cực bằng điện não số hóa? Điện não số hóa chống chỉ định với trường hợp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Điện não số hóa
2,824 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Điện não số hóa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Điện não số hóa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào