Quy trình hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án dân sự trong nội bộ ngành của Chi cục trưởng đối với Chấp hành viên như thế nào?
- Ai quyết định thành lập Hội đồng Chấp hành viên Chi cục để tư vấn trong việc hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án dân sự trong nội bộ ngành?
- Quy trình hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án dân sự trong nội bộ ngành của Chi cục trưởng đối với Chấp hành viên như thế nào?
- Chi cục trưởng chỉ hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án dân sự trong nội bộ ngành đối với Chấp hành viên trong trường hợp nào?
Ai quyết định thành lập Hội đồng Chấp hành viên Chi cục để tư vấn trong việc hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án dân sự trong nội bộ ngành?
Theo khoản 1 Điều 3 Quy trình hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án dân sự trong nội bộ ngành thi hành án dân sự Ban hành kèm theo Quyết định 824/QĐ-TCTHADS năm 2014 giải thích thì Hướng dẫn nghiệp vụ là việc người có thẩm quyền hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ ban hành văn bản để chỉ dẫn, giải đáp những vấn đề về nghiệp vụ thi hành án dân sự, nghiệp vụ đôn đốc thi hành án hành chính hoặc chỉ đạo việc tổ chức thi hành án trên cơ sở quy định của Luật Thi hành án dân sự và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Quy trình hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án dân sự trong nội bộ ngành thi hành án dân sự Ban hành kèm theo Quyết định 824/QĐ-TCTHADS năm 2014 quy định như sau:
Hội đồng Chấp hành viên
...
2. Chi cục trưởng thành lập Hội đồng Chấp hành viên Chi cục có từ 03 đến 05 thành viên là các Chấp hành viên thuộc Chi cục, trong đó có ít nhất 1 Chấp hành viên trung cấp (đối với Chi cục có Chấp hành viên trung cấp) và các Chấp hành viên sơ cấp, do Chi cục trưởng làm Chủ tịch Hội đồng để tư vấn, tham mưu cho Chi cục trưởng trong việc hướng dẫn nghiệp vụ.
3. Hội đồng Chấp hành viên họp khi Chủ tịch Hội đồng triệu tập. Khi cần thiết, Hội đồng có thể mời Lãnh đạo đơn vị thuộc Cục, Chi cục trưởng, Chấp hành viên có nhiều kinh nghiệm, nắm vững chuyên môn tham dự cuộc họp của Hội đồng để tham khảo ý kiến. Hội đồng chỉ họp khi có quá nửa số thành viên tham dự. Nội dung các cuộc họp của Hội đồng đều phải lập thành biên bản, có xác nhận của Chủ tịch, thư ký Hội đồng và được lưu giữ trong hồ sơ hướng dẫn nghiệp vụ.
Trên cơ sở tham khảo ý kiến đề xuất của Hội đồng Chấp hành viên, Cục trưởng, Chi cục trưởng quyết định nội dung hướng dẫn nghiệp vụ.
Theo quy định trên, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự thành lập Hội đồng Chấp hành viên Chi cục có từ 03 đến 05 thành viên là các Chấp hành viên thuộc Chi cục, trong đó có ít nhất 1 Chấp hành viên trung cấp (đối với Chi cục có Chấp hành viên trung cấp) và các Chấp hành viên sơ cấp, do Chi cục trưởng làm Chủ tịch Hội đồng để tư vấn, tham mưu cho Chi cục trưởng trong việc hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án dân sự trong nội bộ ngành thi hành án dân sự.
Hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án dân sự trong nội bộ ngành thi hành án dân sự (Hình từ Internet)
Quy trình hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án dân sự trong nội bộ ngành của Chi cục trưởng đối với Chấp hành viên như thế nào?
Căn cứ theo Điều 7 Quy trình hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án dân sự trong nội bộ ngành thi hành án dân sự Ban hành kèm theo Quyết định 824/QĐ-TCTHADS năm 2014 quy định như sau:
Hướng dẫn nghiệp vụ của Chi cục trưởng đối với Chấp hành viên
1. Khi Chấp hành viên đề nghị hướng dẫn nghiệp vụ, thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận, Chi cục trưởng xử lý theo một trong các hướng như sau:
a) Ban hành công văn hướng dẫn nghiệp vụ.
b) Triệu tập Hội đồng Chấp hành viên họp để tư vấn, đề xuất quan điểm.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày được triệu tập, Hội đồng Chấp hành viên phải họp để đề xuất quan điểm.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề xuất của Hội đồng Chấp hành viên, Chi cục trưởng xử lý theo một trong các hướng như sau:
a) Ban hành công văn hướng dẫn nghiệp vụ.
b) Tổ chức họp liên ngành.
4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả họp liên ngành, Chi cục trưởng xử lý theo một trong các hướng như sau:
a) Ban hành công văn hướng dẫn nghiệp vụ.
b) Lập hồ sơ đề nghị Cục trưởng hướng dẫn nghiệp vụ.
Theo đó, khi Chấp hành viên đề nghị hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án dân sự trong nội bộ ngành thi hành án dân sự thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận, Chi cục trưởng xử lý theo một trong các hướng như sau:
+ Ban hành công văn hướng dẫn nghiệp vụ.
+ Triệu tập Hội đồng Chấp hành viên họp để tư vấn, đề xuất quan điểm.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày được triệu tập, Hội đồng Chấp hành viên phải họp để đề xuất quan điểm.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề xuất của Hội đồng Chấp hành viên, Chi cục trưởng xử lý theo một trong các hướng như sau:
+ Ban hành công văn hướng dẫn nghiệp vụ.
+ Tổ chức họp liên ngành.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả họp liên ngành, Chi cục trưởng xử lý theo một trong các hướng như sau:
+ Ban hành công văn hướng dẫn nghiệp vụ.
+ Lập hồ sơ đề nghị Cục trưởng hướng dẫn nghiệp vụ.
Chi cục trưởng chỉ hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án dân sự trong nội bộ ngành đối với Chấp hành viên trong trường hợp nào?
Theo khoản 2 Điều 4 Quy trình hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án dân sự trong nội bộ ngành thi hành án dân sự Ban hành kèm theo Quyết định 824/QĐ-TCTHADS năm 2014 quy định như sau:
Nguyên tắc hướng dẫn nghiệp vụ
1. Đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục, nội dung quy định tại Quy trình này. Chấp hành viên đề nghị Thủ trưởng đơn vị nơi mình công tác hướng dẫn nghiệp vụ, Chi cục trưởng đề nghị Cục trưởng hướng dẫn nghiệp vụ, Cục trưởng đề nghị Tổng cục trưởng hướng dẫn nghiệp vụ. Không hướng dẫn nghiệp vụ vượt cấp.
2. Chỉ hướng dẫn nghiệp vụ khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Việc tổ chức thi hành án gặp khó khăn do có những ý kiến, quan điểm khác nhau về cách hiểu, cách vận dụng các quy định pháp luật trong quá trình tổ chức thi hành án mà Chấp hành viên, cơ quan thi hành án dân sự đang tổ chức thi hành vụ việc không thể quyết định được.
b) Có những tình huống pháp lý chưa được pháp luật quy định cụ thể hoặc quy định ở nhiều văn bản khác nhau nhưng nội dung của các quy định đó không thống nhất mà Chấp hành viên, cơ quan thi hành án dân sự thấy cần phải đề nghị hướng dẫn nghiệp vụ để có biện pháp giải quyết.
c) Những vụ việc thi hành án khó khăn, phức tạp, có khiếu nại gay gắt, kéo dài, ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự xã hội ở địa phương.
3. Cục trưởng, Chi cục trưởng chỉ đề nghị hướng dẫn nghiệp vụ đối với các trường hợp tại Khoản 2 Điều này khi đã tổ chức họp liên ngành với các cơ quan, đơn vị có liên quan ở địa phương.
...
Theo đó, chỉ hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án dân sự trong nội bộ ngành khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Việc tổ chức thi hành án gặp khó khăn do có những ý kiến, quan điểm khác nhau về cách hiểu, cách vận dụng các quy định pháp luật trong quá trình tổ chức thi hành án mà Chấp hành viên, cơ quan thi hành án dân sự đang tổ chức thi hành vụ việc không thể quyết định được.
- Có những tình huống pháp lý chưa được pháp luật quy định cụ thể hoặc quy định ở nhiều văn bản khác nhau nhưng nội dung của các quy định đó không thống nhất mà Chấp hành viên, cơ quan thi hành án dân sự thấy cần phải đề nghị hướng dẫn nghiệp vụ để có biện pháp giải quyết.
- Những vụ việc thi hành án khó khăn, phức tạp, có khiếu nại gay gắt, kéo dài, ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự xã hội ở địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?