Quy trình đánh giá, công nhận Cộng đồng học tập cấp xã mới theo Thông tư 25/2023/TT-BGDĐT như thế nào?
Quy trình đánh giá, công nhận Cộng đồng học tập cấp xã mới theo Thông tư 25/2023/TT-BGDĐT như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Thông tư 25/2023/TT-BGDĐT quy định quy trình đánh giá, công nhận Cộng đồng học tập cấp xã mới theo Thông tư 25/2023/TT-BGDĐT như sau:
(1) Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức triển khai việc tự đánh giá, công nhận Cộng đồng học tập cấp xã theo quy trình sau đây:
Bước 1: Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện tự đánh giá, công nhận “Cộng đồng học tập” cấp xã theo các tiêu chí, chỉ tiêu quy định
Bước 2: Xây dựng báo cáo tự đánh giá, công nhận “Cộng đồng học tập” cấp xã, bản tổng hợp kết quả đánh giá các tiêu chí, chỉ tiêu; thông tin, số liệu của báo cáo tự đánh giá và bản tổng hợp kết quả các tiêu chí, chỉ tiêu được tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm đánh giá;
Bước 3: Tổ chức cuộc họp xem xét, đánh giá, thống nhất kết quả tự đánh giá, công nhận “Cộng đồng học tập” cấp xã.
Cuộc họp do đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì. Thành phần cuộc họp bao gồm đại diện lãnh đạo Hội Khuyến học xã; đại diện lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã;
(2). Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức đánh giá, xem xét, quyết định công nhận xã đạt Cộng đồng học tập cấp xã theo quy trình sau đây:
Bước 1: Phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận, rà soát, kiểm tra hồ sơ đề nghị công nhận “Cộng đồng học tập” cấp xã;
Bước 2: Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo thành lập Hội đồng đánh giá, công nhận “Cộng đồng học tập” cấp xã.
Hội đồng đánh giá cấp huyện gồm có chủ tịch, thư ký và các ủy viên, số lượng ủy viên của hội đồng là số lẻ, tối thiểu là 05 người. Thành phần Hội đồng gồm đại diện các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan; đại diện Hội Khuyến học huyện; đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện;
Bước 3: Tổ chức cuộc họp Hội đồng đánh giá cấp huyện hoặc lấy ý kiến bằng văn bản của các thành viên Hội đồng để thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận “Cộng đồng học tập” cấp xã;
Bước 4: Căn cứ kết quả thẩm định, trường hợp xã không đáp ứng đủ điều kiện công nhận “Cộng đồng học tập” cấp xã, Hội đồng đánh giá cấp huyện trình Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo có văn bản trả lời Ủy ban nhân dân cấp xã và nêu rõ lý do không đạt;
Bước 5: Căn cứ kết quả thẩm định, trường hợp xã đáp ứng đủ điều kiện công nhận “Cộng đồng học tập” cấp xã, Hội đồng đánh giá cấp huyện hoàn thiện hồ sơ và trình Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định công nhận xã đạt “Cộng đồng học tập” cấp xã.
Quy trình đánh giá, công nhận “Cộng đồng học tập” cấp xã mới theo Thông tư 25/2023/TT-BGDĐT như thế nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đánh giá, công nhận Cộng đồng học tập cấp xã mới bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Thông tư 25/2023/TT-BGDĐT quy định hồ sơ đánh giá, công nhận “Cộng đồng học tập” cấp xã mới như sau:
(1) Hồ sơ đề nghị đánh giá, công nhận “Cộng đồng học tập” cấp xã
- Tờ trình đề nghị đánh giá, công nhận “Cộng đồng học tập” cấp xã;
- Báo cáo tự đánh giá, công nhận “Cộng đồng học tập” cấp xã;
- Bản tổng hợp kết quả đánh giá các tiêu chí, chỉ tiêu.
(2) Hồ sơ trình công nhận “Cộng đồng học tập” cấp xã mới
- Tờ trình đề nghị công nhận “Cộng đồng học tập” cấp xã;
- Báo cáo thẩm định của Hội đồng đánh giá cấp huyện;
- Bản tổng hợp kết quả đánh giá các tiêu chí, chỉ tiêu của xã do Hội đồng đánh giá cấp huyện thẩm định;
- Dự thảo Quyết định công nhận xã đạt “Cộng đồng học tập” cấp xã.
Tiêu chí đánh giá, công nhận Cộng đồng học tập cấp xã mức độ 1 theo Thông tư 25/2023/TT-BGDĐT như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 25/2023/TT-BGDĐT có nêu rõ tiêu chí đánh giá, công nhận “Cộng đồng học tập” cấp xã mức độ 1 như sau:
Tiêu chí | Chỉ tiêu |
Tiêu chí 1: Sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền cấp xã | - Chỉ tiêu 1: Thực hiện công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng về học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập; - Chỉ tiêu 2: Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện công tác xây dựng xã hội học tập hằng năm và tổ chức triển khai, thực hiện đầy đủ các chương trình, kế hoạch; - Chỉ tiêu 3: Xây dựng kế hoạch, triển khai các hoạt động cụ thể tổ chức Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời và báo cáo theo quy định. |
Tiêu chí 2: Huy động nguồn lực và tạo môi trường thuận lợi để thực hiện xây dựng xã hội học tập ở địa phương | - Chỉ tiêu 1: Bố trí đủ kinh phí từ ngân sách nhà nước hằng năm theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước để thực hiện xây dựng xã hội học tập; - Chỉ tiêu 2: Triển khai các hoạt động vận động, huy động nguồn lực xã hội tham gia xây dựng xã hội học tập ở địa phương theo chủ trương xã hội hóa và đạt kết quả tích cực; - Chỉ tiêu 3: Xây dựng cơ chế phối hợp giữa Hội Khuyến học xã, các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã và các cơ sở giáo dục, các thiết chế văn hóa trên địa bàn xã trong quá trình xây dựng xã hội học tập. |
Tiêu chí 3: Hiệu quả hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng và thư viện công cộng cấp xã, trung tâm văn hóa, thể thao cấp xã | - Chỉ tiêu 1: Trung tâm học tập cộng đồng bảo đảm có 01 phòng làm việc được trang bị đầy đủ bàn, ghế, tủ, giá; có tủ sách dùng chung; có thiết bị công nghệ thông tin phù hợp để tổ chức hoạt động học tập suốt đời cho người dân; - Chỉ tiêu 2: Thư viện công cộng cấp xã có ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong quản lý, tổ chức hoạt động phục vụ việc học tập suốt đời cho người sử dụng thư viện; - Chỉ tiêu 3: Trung tâm văn hóa, thể thao cấp xã có lớp năng khiếu, câu lạc bộ, nhóm sở thích, thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao thu hút người dân đến tham gia sinh hoạt. |
Tiêu chí 4: Kết quả phổ cập giáo dục - xóa mù chữ | - Chỉ tiêu 1: Xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi theo quy định tại Nghị định 20/2014/NĐ-CP - Chỉ tiêu 2: Xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2 theo quy định tại Nghị định 20/2014/NĐ-CP; - Chỉ tiêu 3: Xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2 theo quy định tại Nghị định 20/2014/NĐ-CP; - Chỉ tiêu 4: Xã đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1 theo quy định tại Nghị định số 20/2014/NĐ-CP. |
Tiêu chí 5: Tác dụng của việc xây dựng “Cộng đồng học tập” cấp xã | - Chỉ tiêu 1: Có ít nhất 60% công dân trong xã đạt danh hiệu “Công dân học tập” theo quy định tại Quyết định 324/QĐ-KHVN năm 2023 - Chỉ tiêu 2: Có ít nhất 50% công dân trong xã được đào tạo trình độ chuyên môn kỹ thuật; trong đó, có ít nhất 12% công dân trong xã có trình độ đại học trở lên. Đối với xã thuộc vùng khó khăn có ít nhất 40% công dân trong xã được đào tạo trình độ chuyên môn kỹ thuật; trong đó, có ít nhất 10% công dân trong xã có trình độ đại học trở lên |
Thông tư 25/2023/TT-BGDĐT sẽ có hiệu lực từ ngày 15/02/2024
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?