Quy trình chấp thuận cung ứng dịch vụ thanh toán của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích được tiến hành như thế nào?
- Quy trình chấp thuận cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng?
- Việc gia hạn cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng được tiến hành theo quy trình ra sao?
- Quyền của tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán được quy định như thế nào?
Quy trình chấp thuận cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng?
Quy trình chấp thuận cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng được quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 15/2024/TT-NHNN như sau:
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định tại Nghị định 52/2024/NĐ-CP, Vụ Thanh toán xem xét và gửi hồ sơ cho các Vụ, Cục, đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước để tham gia ý kiến;
- Trong thời hạn tối đa 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Vụ Thanh toán:
+ Cục Công nghệ thông tin xem xét, đánh giá và có văn bản gửi Vụ Thanh toán xác nhận các điều kiện về mặt kỹ thuật, giải pháp công nghệ, khả năng về an toàn bảo mật, đội ngũ cán bộ kỹ thuật đảm bảo thực hiện cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích theo quy định của pháp luật.
+ Cơ quan thực hiện chức năng phòng, chống rửa tiền thẩm định và có văn bản gửi Vụ Thanh toán đánh giá về quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt đảm bảo thực hiện cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích theo quy định của pháp luật.
+ Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Vụ Thanh toán tổng hợp ý kiến từ các đơn vị liên quan, thẩm định hồ sơ và trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định chấp thuận hoặc từ chối việc chấp thuận bằng văn bản hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích.
Quy trình chấp thuận cung ứng dịch vụ thanh toán của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích được tiến hành như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc gia hạn cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng được tiến hành theo quy trình ra sao?
Việc gia hạn cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng được tiến hành theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Thông tư 15/2024/TT-NHNN như sau:
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định tại Nghị định 52/2024/NĐ-CP, Vụ Thanh toán xem xét và gửi hồ sơ cho các Vụ, Cục, đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước để tham gia ý kiến;
- Trong thời hạn tối đa 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Vụ Thanh toán:
+ Cục Công nghệ thông tin xem xét, đánh giá và có văn bản gửi Vụ Thanh toán xác nhận các điều kiện về mặt kỹ thuật, giải pháp công nghệ, khả năng về an toàn bảo mật, đội ngũ cán bộ kỹ thuật đảm bảo thực hiện cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích theo quy định của pháp luật.
+ Cơ quan thực hiện chức năng phòng, chống rửa tiền thẩm định và có văn bản gửi Vụ Thanh toán đánh giá về quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt đảm bảo thực hiện cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích theo quy định của pháp luật.
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Vụ Thanh toán tổng hợp ý kiến từ các đơn vị liên quan, thẩm định hồ sơ và trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định gia hạn hoặc từ chối việc gia hạn bằng văn bản hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích.
Quyền của tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán được quy định như thế nào?
Quyền của tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán được quy định tại Điều 16 Thông tư 15/2024/TT-NHNN như sau:
(1) Được lựa chọn sử dụng dịch vụ thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán; được quyền yêu cầu và nhận thông báo, hướng dẫn và cảnh báo từ tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán để nhận biết và phòng tránh rủi ro khi sử dụng dịch vụ thanh toán.
(2) Được thỏa thuận với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán về quyền và nghĩa vụ khi sử dụng dịch vụ thanh toán phù hợp với các quy định của pháp luật.
(3) Được yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cung cấp thông tin về việc thực hiện các dịch vụ thanh toán theo thỏa thuận với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
(4) Được khiếu nại và yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ mình bồi thường thiệt hại khi:
Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện giao dịch thanh toán chậm so với thỏa thuận, không thực hiện giao dịch thanh toán hoặc thực hiện giao dịch thanh toán không khớp đúng với lệnh thanh toán, thu phí dịch vụ thanh toán không đúng loại phí hoặc mức phí mà tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đã công bố và các vi phạm khác trong thỏa thuận.
(5) Thực hiện các quyền khác theo quy định tại Thông tư 15/2024/TT-NHNN và quy định của pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Nghị quyết chuyên đề xây dựng chi bộ 4 tốt? Nghị quyết chuyên đề xây dựng chi bộ 4 tốt là gì?
- Mẫu báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật Đảng viên mới nhất năm 2024? Thời hiệu kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên thế nào?
- Lời dẫn chương trình hội nghị tổng kết cuối năm 2024 của chi bộ? Lời dẫn chương trình tổng kết chi bộ cuối năm 2024 ra sao?
- Mẫu nhận xét đảng viên dự bị của người giúp đỡ mới nhất? Hướng dẫn cách viết nhận xét đảng viên dự bị của người giúp đỡ?
- Mẫu biên bản sinh hoạt chi bộ cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản sinh hoạt chi bộ cuối năm ở đâu?