Quy trình bổ nhiệm Phó Trưởng khoa dược theo quy định của pháp luật hiện hành ra sao? Thẩm quyền bổ nhiệm Phó Trưởng khoa dược thuộc về ai?
Phó Trưởng khoa, phòng theo quy định pháp luật ra sao?
Căn cứ Điều 26 Quyết định 2969/QĐ-BYT quy định về Phó Trưởng khoa, phòng như sau:
- Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp đại học trở lên, có ngành đào tạo phù hợp với lĩnh vực, công việc đảm nhiệm.
- Trình độ lý luận chính trị, quản lý:
+ Tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị trở lên;
+ Có chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ quản lý cấp Phòng hoặc tương đương.
- Kinh nghiệm trong công tác, quản lý: Có thời gian công tác trong lĩnh vực, công việc đảm nhiệm từ 01 năm trở lên (không tính thời gian tập sự).
Như vậy theo quy định trên thì Phó Trưởng khoa dược cũng cần phải đáp ứng các yêu cầu đã nêu trên.
Phó trưởng khoa dược
Trình tự, thủ tục bổ nhiệm Phó Trưởng khoa dược theo quy định pháp luật
Căn cứ Điều 30 Quyết định 2969/QĐ-BYT quy định về trình tự, thủ tục bổ nhiệm theo quy định pháp luật như sau:
- Xin chủ trương bổ nhiệm.
+ Đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ có nhu cầu bổ nhiệm viên chức quản lý trình Ban Cán sự Đảng bằng văn bản về chủ trương, số lượng, nguồn nhân sự và dự kiến phân công công tác đối với nhân sự được dự kiến bổ nhiệm;
+ Ban Cán sự Đảng họp xem xét, có Nghị quyết về chủ trương bổ nhiệm, chậm nhất sau 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của đơn vị;
+ Nhân sự đã làm việc thường xuyên 12 tháng trở lên tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ viện - trường, nếu xem xét bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý tại đơn vị sự nghiệp đó thì thực hiện như đối với nguồn nhân sự tại chỗ.
- Thực hiện quy trình bổ nhiệm đối với nguồn nhân sự tại chỗ.
Vụ Tổ chức cán bộ hướng dẫn thực hiện quy trình bổ nhiệm người đứng đầu và bổ nhiệm cấp phó của người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế; giám sát việc thực hiện quy trình bổ nhiệm đối với người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế.
Chậm nhất sau 15 ngày làm việc, kể từ ngày Ban Cán sự Đảng có văn bản đồng ý về chủ trương bổ nhiệm, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ phải tiến hành quy trình lựa chọn nhân sự theo trình tự sau:
+ Bước 1: Hội nghị Tập thể lãnh đạo đơn vị lần 1.
- Thành phần: Tập thể lãnh đạo đơn vị, gồm: Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị, cấp ủy đơn vị và người đứng đầu bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ (sau đây gọi tắt là Trưởng phòng Tổ chức cán bộ).
Trường hợp Tập thể lãnh đạo đơn vị sự nghiệp có dưới 3 người thì bổ sung thêm Chủ tịch Công đoàn đơn vị.
- Trình tự thực hiện: căn cứ Nghị quyết của Ban Cán sự Đảng về chủ trương bổ nhiệm, yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị và nguồn nhân sự trong quy hoạch, Tập thể lãnh đạo đơn vị thảo luận và đề xuất về cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình giới thiệu nhân sự.
- Kết quả thảo luận và đề xuất được ghi thành biên bản;
+ Bước 2: Hội nghị Tập thể lãnh đạo đơn vị mở rộng.
- Thành phần: Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị, Tập thể cấp ủy đơn vị, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, người đứng đầu các khoa/phòng và tương đương thuộc và trực thuộc đơn vị.
Hội nghị phải có tối thiểu 2/3 số người được triệu tập tham dự.
- Trình tự thực hiện: Tập thể lãnh đạo đơn vị mở rộng thảo luận và thống nhất về cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình giới thiệu nhân sự và tiến hành giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín.
- Nguyên tắc giới thiệu và lựa chọn: Mỗi thành viên giới thiệu 01 người cho một chức vụ; người nào đạt số phiếu cao nhất, đạt tỷ lệ trên 50% tính trên tổng số người được triệu tập giới thiệu thì được lựa chọn; trường hợp không có người nào đạt trên 50% thì chọn 02 người có số phiếu giới thiệu cao nhất từ trên xuống để giới thiệu ở các bước tiếp theo.
- Phiếu giới thiệu nhân sự bổ nhiệm theo Mẫu phiếu 02 do đơn vị sự nghiệp phát hành, có đóng dấu treo của đơn vị.
Kết quả kiểm phiếu ghi thành biên bản, không công bố tại hội nghị này;
+ Bước 3: Hội nghị Tập thể lãnh đạo đơn vị lần 2.
- Thành phần: Thực hiện như quy định ở bước 1.
- Trình tự thực hiện: Tập thể lãnh đạo đơn vị, căn cứ vào cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, yêu cầu nhiệm vụ và khả năng đáp ứng của viên chức; trên cơ sở kết quả giới thiệu nhân sự ở bước 2, tiến hành thảo luận và giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín.
- Nguyên tắc giới thiệu và lựa chọn: Mỗi thành viên lãnh đạo giới thiệu 01 người cho một chức vụ trong số nhân sự được giới thiệu ở bước 2 hoặc giới thiệu người khác có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định; người nào đạt số phiếu cao nhất, đạt tỷ lệ trên 50% tính trên tổng số thành viên tập thể lãnh đạo đơn vị giới thiệu thì được lựa chọn; trường hợp không có người nào đạt trên 50% số phiếu giới thiệu thì chọn 02 người có số phiếu giới thiệu cao nhất từ trên xuống để lấy phiếu tín nhiệm tại hội nghị cán bộ chủ chốt.
- Phiếu giới thiệu nhân sự bổ nhiệm theo Mẫu phiếu 03a hoặc 03b do đơn vị sự nghiệp phát hành, có đóng dấu treo của đơn vị.
- Kết quả kiểm phiếu ghi thành biên bản, được công bố tại hội nghị này và được lưu trữ trong hồ sơ bổ nhiệm.
- Trường hợp nếu kết quả giới thiệu nhân sự của Tập thể lãnh đạo đơn vị (tại bước 3) khác với kết quả phát hiện, giới thiệu nhân sự ở bước 2 thì đơn vị sự nghiệp báo cáo, giải trình rõ với Ban Cán sự Đảng xem xét, cho ý kiến chỉ đạo trước khi tiến hành các bước tiếp theo;
+ Bước 4: Hội nghị cán bộ chủ chốt của đơn vị.
- Thành phần:
+ Đơn vị có dưới 100 viên chức và hợp đồng lao động làm việc liên tục từ 12 tháng trở lên, thành phần gồm: Tất cả viên chức và hợp đồng lao động đã làm việc thường xuyên liên tục từ 12 tháng trở lên tại đơn vị.
+ Đơn vị có từ 100 đến dưới 500 viên chức và hợp đồng lao động đã làm việc thường xuyên liên tục từ 12 tháng trở lên, thành phần gồm: Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị; toàn thể cấp ủy đơn vị; Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Công đoàn, Bí thư Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh của đơn vị; trưởng, phó khoa/phòng và tương đương; điều dưỡng trưởng và tương đương, viên chức hạng III trở lên và đảng viên là viên chức.
+ Đơn vị có từ 500 đến dưới 1000 viên chức và hợp đồng lao động đã làm việc thường xuyên liên tục từ 12 tháng trở lên, thành phần gồm: Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị; toàn thể cấp ủy đơn vị; Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Công đoàn, Bí thư Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh của đơn vị; trưởng, phó khoa/phòng và tương đương; điều dưỡng trưởng và tương đương; viên chức hạng II trở lên và đảng viên là viên chức hạng III trở lên.
+ Đơn vị có từ 1.000 viên chức và hợp đồng lao động đã làm việc thường xuyên liên tục từ 12 tháng trở lên, thành phần gồm: Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị; toàn thể cấp ủy đơn vị; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ban chấp hành Công đoàn, Bí thư Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh của đơn vị; trưởng, phó khoa/phòng và tương đương; điều dưỡng trưởng và tương đương; viên chức hạng I trở lên và đảng viên là viên chức hạng III trở lên.
Hội nghị phải có tối thiểu 2/3 số người được triệu tập tham dự.
- Trình tự thực hiện: Tổ chức lấy ý kiến của cán bộ chủ chốt về nhân sự được Tập thể lãnh đạo đơn vị giới thiệu tại bước 3 hoặc nhân sự được Ban Cán sự Đảng xem xét, quyết định sau bước 3 bằng phiếu kín.
+ Trao đổi, thảo luận về cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, yêu cầu và khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của nhân sự;
+ Thông báo danh sách nhân sự do Tập thể lãnh đạo đơn vị giới thiệu ở bước 3 hoặc nhân sự được Ban Cán sự Đảng xem xét, quyết định sau bước 3; tóm tắt lý lịch, quá trình học tập, công tác; nhận xét, đánh giá ưu, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu, triển vọng phát triển; dự kiến phân công công tác;
+ Nhân sự được giới thiệu trình bày Kế hoạch hành động trong nhiệm kỳ 5 năm nếu được bổ nhiệm giữ chức vụ và trả lời các ý kiến (nếu có);
+ Nhân sự công khai Bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định;
+ Ghi phiếu lấy ý kiến tín nhiệm (có thể ký tên hoặc không ký tên);
+ Phiếu lấy ý kiến tín nhiệm theo Mẫu phiếu 04a hoặc 04b do đơn vị sự nghiệp phát hành, có đóng dấu treo của đơn vị;
+ Kết quả kiểm phiếu ghi thành biên bản, không công bố tại hội nghị này;
+ Bước 5: Hội nghị Tập thể lãnh đạo đơn vị lần 3.
- Thành phần: Thực hiện như quy định ở bước 1.
- Trình tự thực hiện:
+ Phân tích kết quả lấy phiếu ở các hội nghị bước 2, bước 3 và bước 4;
+ Xác minh, kết luận những vấn đề mới nảy sinh (nếu có);
+ Cấp ủy đơn vị có ý kiến nhận xét, đánh giá bằng văn bản đối với nhân sự được đề nghị bổ nhiệm;
+ Tập thể lãnh đạo đơn vị thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết nhân sự bằng phiếu kín.
- Nguyên tắc lựa chọn: Người đạt số phiếu cao nhất, đạt tỷ lệ trên 50% tính trên tổng số thành viên tập thể lãnh đạo đơn vị giới thiệu thì được lựa chọn đề nghị bổ nhiệm; trường hợp có 02 người có số phiếu ngang nhau (đạt tỷ lệ 50%) thì lựa chọn nhân sự do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp quyết định; đồng thời báo cáo đày đủ các ý kiến khác nhau để Ban Cán sự Đảng xem xét, quyết định.
- Phiếu biểu quyết nhân sự bổ nhiệm theo Mẫu phiếu 05a hoặc 05b do đơn vị sự nghiệp phát hành, có đóng dấu treo của đơn vị.
+ Kết quả kiểm phiếu ghi thành biên bản, được công bố tại hội nghị này.
- Thực hiện quy trình bổ nhiệm nguồn nhân sự từ nơi khác.
+ Trường hợp nhân sự do đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ có văn bản đề xuất bổ nhiệm từ nguồn nhân sự bên ngoài đơn vị:
Chậm nhất sau 15 ngày làm việc, kể từ ngày Ban Cán sự Đảng có văn bản đồng ý về chủ trương bổ nhiệm từ nguồn nhân sự bên ngoài đơn vị, Tập thể lãnh đạo đơn vị (thành phần quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 30 của Quyết định này) thảo luận thống nhất và chỉ đạo tiến hành một số công việc như sau:
- Gặp người được đề nghị bổ nhiệm để trao đổi ý kiến về yêu cầu nhiệm vụ công tác.
- Trao đổi ý kiến với Tập thể lãnh đạo đơn vị nơi người được đề nghị bổ nhiệm đang công tác về chủ trương bổ nhiệm; lấy nhận xét, đánh giá của Tập thể lãnh đạo đơn vị đối với nhân sự; nghiên cứu hồ sơ, xác minh lý lịch và ý kiến đồng ý bằng văn bản của cấp có thẩm quyền quản lý viên chức.
- Thông báo cho nhân sự được đề nghị bổ nhiệm làm việc với Tập thể lãnh đạo đơn vị (quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 30) có nhu cầu bổ nhiệm:
+ Nhân sự trình bày Kế hoạch hành động trong nhiệm kỳ 5 năm (nếu được bổ nhiệm);
+ Nhân sự công khai Bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định;
+ Cấp ủy đơn vị có ý kiến nhận xét, đánh giá bằng văn bản đối với nhân sự được đề nghị bổ nhiệm;
+ Tập thể lãnh đạo đơn vị thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết nhân sự bằng phiếu kín;
- Phiếu biểu quyết nhân sự bổ nhiệm theo Mẫu phiếu 06 do đơn vị sự nghiệp phát hành, có đóng dấu treo của đơn vị.
- Nhân sự được đề nghị bổ nhiệm phải đạt tỷ lệ trên 50% tổng số thành viên Tập thể lãnh đạo đơn vị đồng ý; trường hợp nhân sự đạt tỷ lệ 50% thì do người đứng đầu đơn vị quyết định; đồng thời báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau để Ban Cán sự Đảng xem xét, quyết định;
+ Trường hợp nhân sự do Ban Cán sự Đảng dự kiến bổ nhiệm từ nguồn nhân sự ngoài đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ:
Sau khi có Nghị quyết của Ban Cán sự Đảng phê duyệt chủ trương, Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Y tế tiến hành như sau:
- Trao đổi ý kiến với tập thể lãnh đạo và cấp ủy của đơn vị sự nghiệp nơi tiếp nhận nhân sự về dự kiến bổ nhiệm của Ban Cán sự Đảng.
- Trao đổi ý kiến với tập thể lãnh đạo và cấp ủy nơi nhân sự đang công tác về chủ trương bổ nhiệm và lấy nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo và cấp ủy nơi nhân sự đang công tác; nghiên cứu hồ sơ, xác minh lý lịch nhân sự.
- Gặp nhân sự được dự kiến bổ nhiệm để trao đổi ý kiến về yêu cầu nhiệm vụ công tác.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thẩm định về nhân sự.
- Cấp ủy, lãnh đạo đơn vị sự nghiệp xin ý kiến kết luận của cấp ủy có thẩm quyền về tiêu chuẩn chính trị của nhân sự dự kiến bổ nhiệm, hoàn thiện hồ sơ bổ nhiệm gửi Ban Cán sự Đảng.
- Vụ Tổ chức cán bộ thẩm định hồ sơ bổ nhiệm, báo cáo Ban Cán sự Đảng.
- Ban Cán sự Đảng xem xét, quyết định (Phiếu biểu quyết theo Mẫu phiếu 01).
- Vụ Tổ chức cán bộ dự thảo quyết định bổ nhiệm trình Bộ trưởng Bộ Y tế ký, ban hành.
- Các ý kiến thảo luận tại các Hội nghị được ghi thành Biên bản. Tổ chức kiểm phiếu và lập Biên bản kiểm phiếu tại đơn vị. Thành phần tham gia kiểm phiếu gồm đại diện Tập thể lãnh đạo đơn vị, đại diện Phòng Tổ chức cán bộ của đơn vị, đại diện lãnh đạo hoặc chuyên viên Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Y tế (nếu có).
- Phiếu đã kiểm được niêm phong có chữ ký của Tập thể lãnh đạo đơn vị, đại diện Phòng Tổ chức cán bộ, người chứng kiến (nếu có) và lưu giữ tại đơn vị.
Như vậy căn cứ theo quy định trên bạn cần thực hiện theo các bước cụ thể đã nêu trên để hoàn thành hồ sơ thủ tục bổ nhiệm đối với chức vụ Phó Trưởng khoa dược của mình.
Thẩm quyền bổ nhiệm Phó Trưởng khoa dược thuộc về ai?
Căn cứ Điều 28 Quyết định 2969/QĐ-BYT quy định về thẩm quyền bổ nhiệm như sau:
Thẩm quyền bổ nhiệm viên chức giữ chức vụ quản lý do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định theo phân cấp quản lý về công tác cán bộ, cụ thể như sau:
- Bộ trưởng Bộ Y tế ký quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm các chức vụ gồm: người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Y tế; viện trưởng thuộc bệnh viện hạng đặc biệt trực thuộc Bộ Y tế.
- Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Y tế ký quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm các chức vụ quản lý tại đơn vị trừ các chức vụ cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ, viện trưởng thuộc bệnh viện hạng đặc biệt.
- Bộ Y tế quyết định hoặc có văn bản thỏa thuận cho người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ được kiêm nhiệm thêm chức vụ quản lý khác. Một người giữ chức vụ cấp trưởng đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ sẽ không được kiêm nhiệm quá 01 (một) chức vụ cấp trưởng khác.
- Thẩm quyền ký quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm các chức vụ quản lý đối với các đơn vị được giao thí điểm tự chủ toàn diện thực hiện theo phân cấp của cấp có thẩm quyền và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.
Như vậy theo quy định trên thẩm quyền bổ nhiệm thuộc về người đứng đầu sự nghiệp công lập nơi bạn đang công tác và làm việc có thẩm quyền bổ nhiệm chức vụ Phó Trưởng khoa dược của bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?
- Người thực hiện vận chuyển bình xịt hơi cay có số lượng lớn qua biên giới có bị phạt tù hay không?
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được xây dựng nhằm mục đích gì? Được quản lý tập trung ở đâu?
- Lưu học sinh Campuchia hệ đào tạo dài hạn tự lựa chọn phương tiện là xe khách có được hỗ trợ thanh toán giá vé không?