Quy trình bảo quản vật chứng đặc thù trong thi hành án dân sự như thế nào? Chấp hành viên có trách nhiệm như thế nào trong việc bảo quản vật chứng?
Quy trình bảo quản vật chứng đặc thù trong thi hành án dân sự thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 16 Quy trình tiếp nhận, quản lý và xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự ban hành kèm theo Quyết định 1478/QĐ-TCTHADS năm 2019 quy định về bảo quản vật chứng đặc thù hoặc vật chứng không thể vận chuyển, di dời về kho vật chứng như sau:
Bảo quản vật chứng đặc thù hoặc vật chứng không thể vận chuyển, di dời về kho vật chứng
1. Bước 1. Xác định phương án bảo quản
- Thủ kho hoặc Chấp hành viên căn cứ vào tính chất của từng vật chứng, tài sản đề xuất phương án bảo quản cụ thể;
- Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự xem xét và ký duyệt.
2. Bước 2. Tổ chức thực hiện
2.1. Đối với vật chứng, tài sản đặc thù
- Thủ kho hoặc Chấp hành viên chuẩn bị tài liệu, chứng từ đề nghị các cơ quan chức năng tiếp nhận bảo quản trình Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự xem xét, quyết định;
- Thủ kho hoặc Chấp hành viên thực hiện giao vật chứng, tài sản theo quy định và phương án đã được phê duyệt;
- Lập biên bản giao nhận vật chứng, tài sản với cơ quan chức năng.
...
3. Bước 3. Lưu trữ chứng từ, tài liệu
Bộ chứng từ, tài liệu gồm: Giấy đề nghị các cơ quan chức năng hoặc cá nhân, tổ chức tiếp nhận vật chứng, tài sản; biên bản giao nhận vật chứng, tài sản.
Thủ kho, Chấp hành viên, Kế toán nghiệp vụ và cá nhân, tổ chức được cơ quan thi hành án dân sự thuê bảo quản mỗi bên giữ 01 bộ.
Như vậy, bảo quản vật chứng đặc thù trong thi hành án dân sự thực hiện theo quy trình 03 bước sau:
Bước 1. Xác định phương án bảo quản
- Thủ kho vật chứng hoặc Chấp hành viên căn cứ vào tính chất của từng vật chứng, tài sản đề xuất phương án bảo quản cụ thể;
- Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự xem xét và ký duyệt.
Bước 2. Tổ chức thực hiện đối với vật chứng, tài sản đặc thù
- Thủ kho vật chứng hoặc Chấp hành viên chuẩn bị tài liệu, chứng từ đề nghị các cơ quan chức năng tiếp nhận bảo quản trình Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự xem xét, quyết định;
- Thủ kho vật chứng hoặc Chấp hành viên thực hiện giao vật chứng, tài sản theo quy định và phương án đã được phê duyệt;
- Lập biên bản giao nhận vật chứng, tài sản với cơ quan chức năng.
Bước 3. Lưu trữ chứng từ, tài liệu
Bộ chứng từ, tài liệu gồm:
- Giấy đề nghị các cơ quan chức năng hoặc cá nhân, tổ chức tiếp nhận vật chứng, tài sản;
- Biên bản giao nhận vật chứng, tài sản.
Thủ kho vật chứng, Chấp hành viên, Kế toán nghiệp vụ và cá nhân, tổ chức được cơ quan thi hành án dân sự thuê bảo quản mỗi bên giữ 01 bộ.
Bảo quản vật chứng đặc thù trong thi hành án dân sự (Hình từ Internet)
Thủ kho vật chứng có trách nhiệm như thế nào trong việc bảo quản vật chứng trong thi hành án dân sự?
Theo khoản 3 Điều 8 Quy trình tiếp nhận, quản lý và xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự ban hành kèm theo Quyết định 1478/QĐ-TCTHADS năm 2019 quy định trách nhiệm của Thủ kho vật chứng như sau:
Trách nhiệm của Thủ kho vật chứng
1. Phối hợp với cơ quan tiến hành tố tụng, Chấp hành viên, Kế toán nghiệp vụ thực hiện các thủ tục nhập kho vật chứng theo quy định.
2. Phối hợp với Hội đồng tiêu hủy vật chứng, Chấp hành viên, Kế toán nghiệp vụ và cơ quan tiến hành tố tụng để thực hiện các thủ tục xuất kho vật chứng theo yêu cầu của người có thẩm quyền.
3. Thực hiện các biện pháp cần thiết để quản lý, bảo quản vật chứng theo quy định và phối hợp với Chấp hành viên, Kế toán nghiệp vụ, Bảo vệ kho vật chứng thực hiện việc kiểm kê vật chứng theo quy định.
4. Kịp thời báo cáo Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự khi phát hiện vật chứng bị mất, hư hỏng, thiếu hụt, thay đổi hiện trạng niêm phong và thực hiện các công việc khác khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
5. Đề nghị Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự sửa chữa, mở rộng, nâng cấp, trang bị các phương tiện cần thiết cho việc quản lý kho vật chứng.
Theo đó, trách nhiệm của Thủ kho vật chứng trong việc tiếp nhận, quản lý và xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự được quy định cụ thể trên.
Như vậy, Thủ kho vật chứng có trách nhiệm thực hiện các biện pháp cần thiết để quản lý, bảo quản vật chứng theo quy định và phối hợp với Chấp hành viên, Kế toán nghiệp vụ, Bảo vệ kho vật chứng thực hiện việc kiểm kê vật chứng theo quy định.
Trách nhiệm của Chấp hành viên trong việc bảo quản vật chứng trong thi hành án dân sự như thế nào?
Theo khoản 4 Điều 6 Quy trình tiếp nhận, quản lý và xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự ban hành kèm theo Quyết định 1478/QĐ-TCTHADS năm 2019 quy định như sau:
Trách nhiệm của Chấp hành viên
1. Thực hiện thủ tục nhập kho vật chứng được thu giữ theo quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 58 và khoản 1, Điều 115 Luật Thi hành án dân sự.
2. Lập phiếu xác định tiền, giá trị hạch toán tài sản, tang vật; thực hiện các thủ tục xuất kho và xử lý vật chứng theo quy định của pháp luật.
3. Lập và quản lý hồ sơ liên quan đến việc xử lý vật chứng.
4. Phối hợp với Kế toán nghiệp vụ, Thủ kho, Bảo vệ kho vật chứng trong việc giao nhận, bảo quản, kiểm tra, kiểm kê, xử lý vật chứng.
Theo quy định trên, Chấp hành viên có trách nhiệm phối hợp với Kế toán nghiệp vụ, Thủ kho, Bảo vệ kho vật chứng trong việc bảo quản vật chứng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?