Quỹ tín dụng nhân dân muốn giảm vốn điều lệ thì phải cần được chấp thuận đúng không? Việc giảm vốn điều lệ được thực hiện thế nào?
Quỹ tín dụng nhân dân muốn giảm vốn điều lệ thì phải cần được chấp thuận đúng không?
Quỹ tín dụng nhân dân giảm vốn điều lệ (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 3 Thông tư 05/2018/TT-NHNN, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 22/2022/TT-NHNN (Có hiệu lực kể từ 01/03/2023) quy định về thẩm quyền và văn bản chấp thuận những thay đổi của quỹ tín dụng nhân dân như sau:
Thẩm quyền và văn bản chấp thuận
1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận những thay đổi, danh sách nhân sự dự kiến của ngân hàng hợp tác xã theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 1 Thông tư này.
2. Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính chấp thuận những thay đổi, danh sách nhân sự dự kiến của quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 1 Thông tư này.
3. Việc chấp thuận những thay đổi của tổ chức tín dụng là hợp tác xã được thực hiện dưới hình thức:
a) Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập và hoạt động (sau đây gọi là Giấy phép) của tổ chức tín dụng là hợp tác xã đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b, c Khoản 1 Điều 1 Thông tư này;
b) Văn bản chấp thuận đối với các trường hợp quy định tại các điểm b (đối với trường hợp giảm mức vốn Điều lệ), d Khoản 1 và Khoản 2 Điều 1 Thông tư này.
Theo đó, việc giảm vốn điều lệ là một trong những thay đổi của Quỹ tín dụng nhân dân được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 1 Thông tư 05/2018/TT-NHNN nên cần được sự chấp thuận bằng văn bản của Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính.
Trước đây, căn cứ Điều 3 Thông tư 05/2018/TT-NHNN có quy định:
Thẩm quyền và văn bản chấp thuận
1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận những thay đổi, danh sách nhân sự dự kiến của ngân hàng hợp tác xã theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 1 Thông tư này.
2. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ủy quyền cho Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính chấp thuận hoặc không chấp thuận những thay đổi, danh sách nhân sự dự kiến của quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 1 Thông tư này.
3. Việc chấp thuận những thay đổi của tổ chức tín dụng là hợp tác xã được thực hiện dưới hình thức:
a) Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập và hoạt động (sau đây gọi là Giấy phép) của tổ chức tín dụng là hợp tác xã đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b, c Khoản 1 Điều 1 Thông tư này;
b) Văn bản chấp thuận đối với các trường hợp quy định tại các điểm b (đối với trường hợp giảm mức vốn Điều lệ), d Khoản 1 và Khoản 2 Điều 1 Thông tư này.
Việc giảm vốn điều lệ của Quỹ tín dụng nhân dân được thực hiện như thế nào?
Căn cứ khoản 2, khoản 3 Điều 9 Thông tư 05/2018/TT-NHNN, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 3 Thông tư 21/2019/TT-NHNN, khoản 6 Điều 1, khoảm 3 Điều 4 Thông tư 22/2022/TT-NHNN (Có hiệu lực từ 01/03/2023) quy định về thay đổi mức vốn điều lệ của Quỹ tín dụng nhân dân như sau:
Thay đổi mức vốn Điều lệ
...
2. Trình tự thực hiện thủ tục chấp thuận:
a) Tổ chức tín dụng là hợp tác xã lập hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này và gửi Ngân hàng Nhà nước. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu bổ sung hồ sơ;
b) Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ:
(i) Đối với trường hợp tăng mức vốn điều lệ: Ngân hàng Nhà nước ra quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép đối với mức vốn điều lệ của tổ chức tín dụng là hợp tác xã;
(ii) Đối với trường hợp giảm mức vốn điều lệ: Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận giảm mức vốn điều lệ của tổ chức tín dụng là hợp tác xã đối với trường hợp giảm mức vốn điều lệ. Tổ chức tín dụng là hợp tác xã chỉ được thực hiện phương án giảm vốn điều lệ sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận;
(iii) Trường hợp từ chối, Ngàn hàng Nhà nước trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng là hợp tác xã phải thực hiện giảm vốn Điều lệ và gửi Ngân hàng Nhà nước thông báo đã hoàn tất việc giảm vốn Điều lệ. Quá thời hạn này, tổ chức tín dụng là hợp tác xã không thực hiện giảm vốn Điều lệ, văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước hết hiệu lực.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản thông báo hoàn tất việc giảm vốn Điều lệ của tổ chức tín dụng là hợp tác xã, Ngân hàng Nhà nước ra quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép đối với mức vốn Điều lệ của tổ chức tín dụng là hợp tác xã.
Theo đó, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng là hợp tác xã phải thực hiện giảm vốn Điều lệ và gửi Ngân hàng Nhà nước thông báo đã hoàn tất việc giảm vốn Điều lệ.
Quá thời hạn này, tổ chức tín dụng là hợp tác xã không thực hiện giảm vốn Điều lệ, văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước hết hiệu lực.
Trước đây, quy định về thay đổi mức vốn điều lệ của Quỹ tín dụng nhân dân tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 05/2018/TT-NHNN, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 3 Thông tư 21/2019/TT-NHNN (Hết hiệu lực từ 01/03/2023) như sau:
Thay đổi mức vốn Điều lệ
…
2. Trình tự thực hiện thủ tục chấp thuận:
a) Tổ chức tín dụng là hợp tác xã lập hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này và gửi Ngân hàng Nhà nước. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu tổ chức tín dụng là hợp tác xã bổ sung hồ sơ;
b) Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ:
(i) Ngân hàng Nhà nước ra quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép đối với mức vốn điều lệ của tổ chức tín dụng là hợp tác xã đối với trường hợp tăng mức vốn điều lệ;
(ii) Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận giảm mức vốn điều lệ của tổ chức tín dụng là hợp tác xã đối với trường hợp giảm mức vốn điều lệ. Tổ chức tín dụng là hợp tác xã chỉ được thực hiện phương án giảm vốn điều lệ sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận;
(iii) Trường hợp từ chối, Ngân hàng Nhà nước trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng là hợp tác xã phải thực hiện giảm vốn Điều lệ và gửi Ngân hàng Nhà nước thông báo đã hoàn tất việc giảm vốn Điều lệ. Quá thời hạn này, tổ chức tín dụng là hợp tác xã không thực hiện giảm vốn Điều lệ, văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước hết hiệu lực.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản thông báo hoàn tất việc giảm vốn Điều lệ của tổ chức tín dụng là hợp tác xã, Ngân hàng Nhà nước ra quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép đối với mức vốn Điều lệ của tổ chức tín dụng là hợp tác xã.
Vốn điều lệ của Quỹ tín dụng nhân dân được hình thành từ những nguồn nào?
Theo khoản 1 Điều 26 Thông tư 04/2015/TT-NHNN (sửa đổi bởi khoản 14 Điều 2 Thông tư 21/2019/TT-NHNN) thì vốn điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân là tổng số vốn do các thành viên góp và được ghi vào Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân, hạch toán bằng đồng Việt Nam.
Vốn điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân được bổ sung từ các nguồn sau đây:
- Vốn góp xác lập tư cách thành viên, vốn góp bổ sung;
- Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ và các quỹ khác theo quy định của pháp luật;
- Các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bộ phận kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng thuộc tuyến bảo vệ thứ mấy trong hệ thống kiểm soát nội bộ?
- Đất trồng hoa màu là gì? Thủ tục chuyển đổi đất trồng hoa màu sang đất thổ cư thực hiện như thế nào?
- Khách hàng là gì? Sự thỏa mãn của khách hàng được xác định thế nào? Mô hình khái niệm về sự thỏa mãn của khách hàng?
- Hồ sơ, trình tự lập, thẩm định và phê duyệt khung giá phát điện của nhà máy điện theo Thông tư 20?
- Hàng hóa quá cảnh khi xuất khẩu bắt buộc phải là toàn bộ hàng hóa đã nhập khẩu? Hoạt động cho phép quá cảnh hàng hóa được quy định thế nào?