Quỹ Tích lũy trả nợ chi xử lý rủi ro đối với cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của đơn vị sự nghiệp công lập trong trường hợp nào?
- Đơn vị sự nghiệp công lập có được vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài?
- Nguyên tắc cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài đối với đơn vị sự nghiệp công lập?
- Quỹ Tích lũy trả nợ chi xử lý rủi ro đối với cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của đơn vị sự nghiệp công lập trong trường hợp nào?
Đơn vị sự nghiệp công lập có được vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài?
Quỹ Tích lũy trả nợ chi xử lý rủi ro đối với cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của đơn vị sự nghiệp công lập trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Theo Điều 33 Luật Quản lý nợ công 2017 quy định như sau:
Đối tượng được vay lại, cơ quan cho vay lại
1. Đối tượng được vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài bao gồm:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Đơn vị sự nghiệp công lập;
c) Doanh nghiệp.
2. Cơ quan cho vay lại bao gồm Bộ Tài chính; ngân hàng chính sách của Nhà nước, tổ chức tín dụng được Bộ Tài chính ủy quyền thực hiện cho vay lại.
Theo đó, căn cứ khoản 1 Điều 33 Luật Quản lý nợ công 2017 quy định những đối tượng được vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài, gồm:
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Đơn vị sự nghiệp công lập;
- Doanh nghiệp.
Như vậy, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc một trong những đối tượng được vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài.
Nguyên tắc cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài đối với đơn vị sự nghiệp công lập?
Theo Điều 34 Luật Quản lý nợ công 2017 quy định nguyên tắc cho vay lại được xác định như sau:
(1) Chính phủ cho vay lại từ vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài; không phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế, vay thương mại nước ngoài để cho vay lại.
(2) Chính phủ cho vay lại toàn bộ hoặc một phần vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài cho các đối tượng được vay lại.
(3) Việc cho vay lại phải bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả, đúng đối tượng, đúng mục đích được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
(4) Mức vay, thời hạn cho vay lại và thời gian ân hạn tối đa bằng mức vay, thời hạn vay và thời gian ân hạn quy định tại thỏa thuận vay nước ngoài của Chính phủ; đồng tiền cho vay lại, đồng tiền thu nợ là đồng tiền Chính phủ vay nước ngoài.
Trường hợp trả nợ bằng Đồng Việt Nam, áp dụng tỷ giá bán ra tại thời điểm trả nợ do Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam công bố để thu nợ.
Xem thêm: Đồng tiền cho vay lại, thu nợ cho vay lại, thời hạn trả nợ và thời gian ân hạn cho vay lại theo quy định trên được hướng dẫn bởi Điều 6 và Điều 7 Nghị định 97/2018/NĐ-CP.
(5) Lãi suất cho vay lại bao gồm lãi suất Chính phủ vay nước ngoài, các khoản phí theo quy định tại thỏa thuận vay nước ngoài, phí quản lý cho vay lại và dự phòng rủi ro cho vay lại.
Xem thêm: Lãi suất cho vay lại, phí quản lý cho vay lại và dự phòng rủi ro cho vay lại, được hướng dẫn bởi Điều 8, 9, 10 và Điều 11 Nghị định 97/2918/NĐ-CP.
(6) Bên vay lại phải có phương án tài chính khả thi được cấp có thẩm quyền thẩm định theo quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật Quản lý nợ công 2017, cụ thể như sau:
- Bên vay lại gửi đề nghị thẩm định cùng hồ sơ chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài cho Bộ Tài chính và cơ quan được ủy quyền cho vay lại để thẩm định. Bên vay lại chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các hồ sơ để thực hiện thẩm định cho vay lại;
- Nội dung thẩm định bao gồm điều kiện được vay lại quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 36 Luật Quản lý nợ công 2017; năng lực tài chính của bên vay lại; phương án vay vốn, sử dụng vốn vay, doanh thu, chi phí, hiệu quả đầu tư và khả năng trả nợ của bên vay lại; tài sản bảo đảm của bên vay lại; phương án quản lý, xử lý tài sản thế chấp; đánh giá các yếu tố phi tài chính; mức độ rủi ro, giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro;
- Cơ quan được ủy quyền cho vay lại thực hiện thẩm định các nội dung quy định tại điểm b khoản này; cho ý kiến về khả năng trả nợ và đề xuất điều kiện vay lại, mức dự phòng rủi ro cho vay lại áp dụng đối với bên vay lại;
- Căn cứ báo cáo kết quả thẩm định và hồ sơ liên quan, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định việc cho vay lại.
Quỹ Tích lũy trả nợ chi xử lý rủi ro đối với cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của đơn vị sự nghiệp công lập trong trường hợp nào?
Theo Điều 19 Nghị định 92/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Chi xử lý rủi ro đối với cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài và bảo lãnh Chính phủ
1. Quỹ chi xử lý rủi ro đối với cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ trong các trường hợp sau:
a) Trả nợ nước ngoài đối với các khoản vay về cho vay lại trong thời gian khoản cho vay lại được khoanh nợ.
b) Trả nợ nước ngoài đối với các khoản cho vay lại được xóa nợ.
c) Xử lý nợ đối với các dự án được Chính phủ bảo lãnh.
2. Quỹ thực hiện việc chi từ nguồn Quỹ theo Quyết định của cấp có thẩm quyền về việc cho phép khoanh nợ, xóa nợ, xử lý nợ.
Theo đó, nếu thuộc những trường hợp sau đây thì Quỹ Tích lũy trả nợ chi xử lý rủi ro đối với cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của đơn vị sự nghiệp công lập, gồm:
- Trả nợ nước ngoài đối với các khoản vay về cho vay lại trong thời gian khoản cho vay lại được khoanh nợ.
- Trả nợ nước ngoài đối với các khoản cho vay lại được xóa nợ.
- Xử lý nợ đối với các dự án được Chính phủ bảo lãnh.
Quỹ Tích lũy trả nợ thực hiện việc chi từ nguồn Quỹ Tích lũy trả nợ theo Quyết định của cấp có thẩm quyền về việc cho phép khoanh nợ, xóa nợ, xử lý nợ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?