Quỹ thi đua khen thưởng Kiểm toán Nhà nước được dùng để chi cho những nội dung gì theo Quyết định 1917?
Quỹ thi đua khen thưởng Kiểm toán Nhà nước được dùng để chi cho những nội dung gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 42 Quy chế Thi đua, khen thưởng của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1917/QĐ-KTNN năm 2024 thì Quỹ thi đua khen thưởng Kiểm toán Nhà nước được dùng để chi tổ chức thực hiện công tác thi đua khen thưởng, bao gồm:
- Chi tiền thưởng, in, làm hiện vật khen thưởng hoặc tặng phẩm lưu niệm đối với danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng;
- Chi tổ chức phát động, chỉ đạo triển khai, chỉ đạo sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua; công tác tuyên truyền, phổ biến nhân rộng điển hình tiên tiến, học tập, trao đổi kinh nghiệm về thi đua, khen thưởng;
Chi kiểm tra công tác thi đua khen thưởng của Hội đồng Thi đua Khen thưởng; các hoạt động, tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến, Đại hội thi đua yêu nước;
- Chi họp xét danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng; tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về công tác thi đua khen thưởng;
- Chi các nhiệm vụ khác phục vụ công tác thi đua khen thưởng.
Quỹ thi đua khen thưởng Kiểm toán Nhà nước được dùng để chi cho những nội dung gì theo Quyết định 1917? (Hình từ Internet)
Cá nhân được tặng thưởng danh hiệu thi đua hình thức khen thưởng của KTNN có được ưu tiên xét nâng lương trước thời hạn?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 43 Quy chế Thi đua, khen thưởng của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1917/QĐ-KTNN năm 2024 có quy định như sau:
Mức tiền thưởng
1. Mức tiền thưởng:
- Cá nhân được khen thưởng:
+ Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua ngành” được tặng Bằng chứng nhận, khung, và được thưởng 3,0 lần mức lương cơ sở;
+ Bằng khen của Tổng Kiểm toán nhà nước được tặng Bằng, khung và được thưởng 1,5 lần mức lương cơ sở;
+ Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” được tặng Bằng chứng nhận, khung và được thưởng 1,0 lần mức lương cơ sở;
+ Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp KTNN” được tặng Bằng, khung, Kỷ niệm chương, Hộp đựng Kỷ niệm chương và kèm theo mức tiền thưởng không quá 0,6 lần mức lương cơ sở;
+ Giấy khen được tặng Bằng, khung và kèm theo mức tiền thưởng 0,3 lần mức lương cơ sở;
+ Danh hiệu “Lao động tiên tiến” được thưởng 0,3 lần mức lương cơ sở;
- Tập thể được khen thưởng:
+ Danh hiệu “Cờ thi đua KTNN” được tặng Cờ và được thưởng 8,0 lần mức lương cơ sở;
+ Bằng khen của Tổng Kiểm toán nhà nước được tặng Bằng, khung và được thưởng 3 lần mức lương cơ sở;
+ Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” được tặng Bằng chứng nhận, khung và được thưởng 1,5 lần mức lương cơ sở;
+ Danh hiệu “Tập thể Lao động tiên tiến” được thưởng 0,8 lần mức lương cơ sở;
+ Giấy khen được tặng Bằng, khung và kèm theo mức tiền thưởng 0,6 lần mức lương cơ sở.
Đối với các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cấp Nhà nước thực hiện theo Luật Thi đua, khen thưởng; Nghị định của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Thi đua, khen thưởng.
2. Các chế độ ưu đãi, quyền lợi khác
Cá nhân được tặng thưởng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng ngoài việc được khen thưởng theo quy định của Nhà nước và của KTNN, còn được ưu tiên: trong công tác quy hoạch và bổ nhiệm; xét nâng lương trước thời hạn; cử đi nghiên cứu, học tập, công tác, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ở trong nước và nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ.
Như vậy, cá nhân được tặng thưởng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng ngoài việc được khen thưởng của Kiểm toán Nhà nước có thể được ưu tiên xét nâng lương trước thời hạn.
Thời điểm xét tặng thi đua khen thưởng thường xuyên của Kiểm toán Nhà nước là khi nào?
Căn cứ vào điểm b khoản 2 Điều 5 Quy chế Thi đua, khen thưởng của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1917/QĐ-KTNN năm 2024 có quy định như sau:
Nguyên tắc xét danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng
1. Việc xét danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng phải thực hiện đúng nguyên tắc quy định tại Luật Thi đua, khen thưởng, Nghị định số 98/2023/NĐ-CP ngày 31/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và các văn bản hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Việc xét danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng phải chính xác, công khai, minh bạch, công bằng, kịp thời; bảo đảm thống nhất giữa hình thức, đối tượng khen thưởng và công trạng, thành tích đạt được, đồng thời đảm bảo các nguyên tắc sau:
a) Khi bình xét khen thưởng hàng năm phải dựa trên kết quả đánh giá, xếp loại cá nhân, tập thể (theo quy định của Đảng, pháp luật về kiểm điểm và đánh giá xếp loại chất lượng hàng năm đối với cá nhân, tập thể trong hệ thống chính trị và quy định hiện hành của KTNN).
b) Thời điểm xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thường xuyên được tiến hành vào dịp tổng kết năm công tác; khen thưởng chuyên đề vào dịp sơ kết, tổng kết phong trào thi đua; khen thưởng đột xuất được tiến hành ngay sau khi cá nhân, tập thể lập được thành tích.
...
Như vậy, thời điểm xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thường xuyên của Kiểm toán Nhà nước sẽ được tiến hành vào dịp tổng kết năm công tác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mấy giờ bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025? Thời gian bắn pháo hoa Tết Âm lịch 63 tỉnh thành mới nhất?
- Thời khắc đón giao thừa là gì? Nguồn gốc đêm giao thừa? Đêm giao thừa Tết Ất Tỵ có bắn pháo bông không?
- Điểm bắn pháo hoa Tết âm lịch 2025 ở Bình Dương? Thời gian bắn pháo hoa ở Bình Dương Tết âm lịch 2025 ra sao?
- Lời chúc Tết Âm lịch dành tặng cho sư thầy? Lời chúc cho sư thầy vào ngày mùng 1 Tết? Tết âm lịch có bắn pháo hoa?
- Điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Bắc Ninh? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Bắc Ninh chi tiết?