Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1917/QĐ-KTNN 2024 Quy chế Thi đua khen thưởng của Kiểm toán nhà nước

Số hiệu: 1917/QĐ-KTNN Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Kiểm toán Nhà nước Người ký: Ngô Văn Tuấn
Ngày ban hành: 18/11/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

Nguyên tắc xét danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng của Kiểm toán nhà nước

Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành Quyết định 1917/QĐ-KTNN ngày 18/11/2024 về Quy chế Thi đua, khen thưởng của Kiểm toán nhà nước.

Nguyên tắc xét danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng của Kiểm toán nhà nước

Cụ thể, nguyên tắc xét danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng của Kiểm toán nhà nước như sau:

- Việc xét danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng phải thực hiện đúng nguyên tắc quy định tại Luật Thi đua, khen thưởng 2022, Nghị định 98/2023/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Việc xét danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng phải chính xác, công khai, minh bạch, công bằng, kịp thời; bảo đảm thống nhất giữa hình thức, đối tượng khen thưởng và công trạng, thành tích đạt được, đồng thời đảm bảo các nguyên tắc sau:

+ Khi bình xét khen thưởng hàng năm phải dựa trên kết quả đánh giá, xếp loại cá nhân, tập thể (theo quy định của Đảng, pháp luật về kiểm điểm và đánh giá xếp loại chất lượng hàng năm đối với cá nhân, tập thể trong hệ thống chính trị và quy định hiện hành của KTNN).

+ Thời điểm xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thường xuyên được tiến hành vào dịp tổng kết năm công tác; khen thưởng chuyên đề vào dịp sơ kết, tổng kết phong trào thi đua, khen thưởng đột xuất được tiến hành ngay sau khi cá nhân, tập thể lập được thành tích.

+ Việc bình xét danh hiệu “Lao động tiên tiến" trong một số trường hợp cụ thể được thực hiện như sau:

++ Cá nhân được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn dưới 01 năm, chấp hành tốt quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thì thời gian học tập được tính vào thời gian công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị để được bình xét danh hiệu “Lao động tiên tiến".

Trường hợp cá nhân được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng từ 01 năm trở lên thì thời gian tham gia đào tạo, bồi dưỡng được tính vào thời gian để bình xét danh hiệu “Lao động tiên tiến". Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định chung, trong thời gian tham gia đào tạo, bồi dưỡng, cá nhân phải chấp hành tốt quy định của cơ sở đào tạo, hoàn thành nhiệm vụ học tập, đạt kết quả học tập từ loại khá trở lên (đối với các khóa đào tạo, bồi dưỡng có xếp loại trung bình, khá, giỏi...);

++ Đối với cá nhân chuyển công tác hoặc được điều động, biệt phái đến cơ quan, tổ chức, đơn vị khác trong một thời gian nhất định thì việc bình xét danh hiệu “Lao động tiên tiến" do cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ (đối với cá nhân là cán bộ, công chức, viên chức) hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị mới (đối với cá nhân không phải là cán bộ, công chức, viên chức) thực hiện. Trường hợp có thời gian công tác ở cơ quan cũ từ 06 tháng trở lên phải có ý kiến nhận xét của cơ quan cũ.

++ Không xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến" đối với các cá nhân mới tuyển dụng dưới 06 tháng.

+ Việc bình xét thi đua, khen thưởng đối với các phong trào thi đua được quy định cụ thể theo từng phong trào thi đua do Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định.

+ Khi tính tỷ lệ khen thưởng: Trường hợp số lượng cá nhân hoặc tập thể tính theo tỷ lệ khen thưởng quy định tại Quy chế này có kết quả là số thập phân thì làm tròn số theo nguyên tắc sau: Dưới 0,5 tính là 0; từ 0,5 trở lên tính là 1.

+ Cấp có thẩm quyền khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng đối với các trường hợp đủ điều kiện, tiêu chuẩn, thủ tục, hồ sơ theo quy định.

Xem thêm tại Quyết định 1917/QĐ-KTNN có hiệu lực từ ngày 18/11/2024.

 

KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1917/QĐ-KTNN

Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2024

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật Kiểm toán nhà nước ngày 24 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán nhà nước ngày 26 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng ngày 15 tháng 6 năm 2022;

Căn cứ Nghị định số 98/2023/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng;

Căn cứ Thông tư số 1/2024/TT-BNV ngày 24 tháng 02 năm 2024 của Bộ Nội vụ quy định biện pháp thi hành Luật Thi đua, khen thưởng và Nghị định số 98/2023/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng;

Theo đề nghị của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Kiểm toán nhà nước và Chánh Văn phòng Kiểm toán nhà nước.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế Thi đua, khen thưởng của Kiểm toán nhà nước.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1633/QĐ-KTNN ngày 13 tháng 11 năm 2020 của Tổng Kiểm toán nhà nước về việc ban hành Quy chế Thi đua - Khen thưởng của Kiểm toán nhà nước; Quyết định số 1399/QĐ-KTNN ngày 07 tháng 11 năm 2022 của Tổng Kiểm toán nhà nước sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế Thi đua - Khen thưởng của Kiểm toán nhà nước; Quyết định số 905/QĐ-KTNN ngày 28 tháng 6 năm 2023 của Tổng Kiểm toán nhà nước về việc sửa đổi, điều chỉnh Khối khi đua của Kiểm toán nhà nước ban hành tại Quyết định số 1399/QĐ-KTNN của Tổng Kiểm toán nhà nước và Quyết định số 1856/QĐ-KTNN ngày 07 tháng 9 năm 2018 của Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành Quy chế xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Kiểm toán nhà nước”.

Điều 3. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Kiểm toán nhà nước, Chánh Văn phòng Kiểm toán nhà nước, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lãnh đạo Kiểm toán nhà nước;
- Đảng ủy Kiểm toán nhà nước;
- Thường trực Hội đồng TĐKT KTNN;
- Công đoàn Kiểm toán nhà nước;
- Đoàn TNCS HCM Kiểm toán nhà nước;
- Lưu: VT, VP (TĐKT 03 bản).

TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC




Ngô Văn Tuấn

 

QUY CHẾ

THI ĐUA, KHEN THƯỞNG CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1917/QĐ-KTNN ngày 18 tháng 11 năm 2024 của Tổng Kiểm toán nhà nước)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định công tác thi đua, khen thưởng của Kiểm toán nhà nước (KTNN), bao gồm: đối tượng, phạm vi, nguyên tắc thi đua, khen thưởng; khối thi đua; tổ chức thi đua, danh hiệu và tiêu chuẩn danh hiệu thi đua; loại hình, hình thức, tiêu chuẩn khen thưởng; thẩm quyền, trách nhiệm, thủ tục, hồ sơ xét khen thưởng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng; Hội đồng Thi đua - Khen thưởng, Hội đồng Sáng kiến; Quỹ thi đua, khen thưởng; kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về thi đua, khen thưởng.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC), người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động có đóng bảo hiểm xã hội thuộc KTNN.

2. Các đơn vị trực thuộc KTNN (sau đây gọi chung là tập thể cấp vụ); các phòng, ban và tương đương trong các đơn vị trực thuộc KTNN (sau đây gọi chung là tập thể cấp phòng).

3. Đoàn kiểm toán, Tổ kiểm toán và các tập thể khác được thành lập theo quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước và Thủ trưởng đơn vị trực thuộc KTNN.

4. Các cá nhân, tập thể ngoài KTNN có thành tích đóng góp thiết thực, hiệu quả cho hoạt động, sự nghiệp xây dựng và phát triển KTNN.

5. Các trường hợp khác do Tổng Kiểm toán nhà nước, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng KTNN quyết định.

Điều 3. Mục tiêu thi đua, khen thưởng

1. Mục tiêu thi đua: động viên, thu hút, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể phát huy truyền thống yêu nước, yêu ngành, yêu nghề, đoàn kết, đổi mới, sáng tạo phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

2. Mục tiêu khen thưởng: khuyến khích, cổ vũ, tạo động lực, động viên cá nhân, tập thể hăng hái thi đua; ghi nhận công lao, thành tích của cá nhân, tập thể trong xây dựng, phát triển KTNN và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Điều 4. Nguyên tắc thi đua

1. Tự nguyện, tự giác, công khai, minh bạch.

2. Đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển.

Điều 5. Nguyên tắc xét danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng

1. Việc xét danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng phải thực hiện đúng nguyên tắc quy định tại Luật Thi đua, khen thưởng, Nghị định số 98/2023/NĐ-CP ngày 31/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và các văn bản hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Việc xét danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng phải chính xác, công khai, minh bạch, công bằng, kịp thời; bảo đảm thống nhất giữa hình thức, đối tượng khen thưởng và công trạng, thành tích đạt được, đồng thời đảm bảo các nguyên tắc sau:

a) Khi bình xét khen thưởng hàng năm phải dựa trên kết quả đánh giá, xếp loại cá nhân, tập thể (theo quy định của Đảng, pháp luật về kiểm điểm và đánh giá xếp loại chất lượng hàng năm đối với cá nhân, tập thể trong hệ thống chính trị và quy định hiện hành của KTNN).

b) Thời điểm xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thường xuyên được tiến hành vào dịp tổng kết năm công tác; khen thưởng chuyên đề vào dịp sơ kết, tổng kết phong trào thi đua; khen thưởng đột xuất được tiến hành ngay sau khi cá nhân, tập thể lập được thành tích.

c) Việc bình xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” trong một số trường hợp cụ thể được thực hiện như sau:

c1) Cá nhân được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn dưới 01 năm, chấp hành tốt quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thì thời gian học tập được tính vào thời gian công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị để được bình xét danh hiệu “Lao động tiên tiến”.

Trường hợp cá nhân được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng từ 01 năm trở lên thì thời gian tham gia đào tạo, bồi dưỡng được tính vào thời gian để bình xét danh hiệu “Lao động tiên tiến”. Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định chung, trong thời gian tham gia đào tạo, bồi dưỡng, cá nhân phải chấp hành tốt quy định của cơ sở đào tạo, hoàn thành nhiệm vụ học tập, đạt kết quả học tập từ loại khá trở lên (đối với các khóa đào tạo, bồi dưỡng có xếp loại trung bình, khá, giỏi...);

c2) Đối với cá nhân chuyển công tác hoặc được điều động, biệt phái đến cơ quan, tổ chức, đơn vị khác trong một thời gian nhất định thì việc bình xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” do cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ (đối với cá nhân là cán bộ, công chức, viên chức) hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị mới (đối với cá nhân không phải là cán bộ, công chức, viên chức) thực hiện. Trường hợp có thời gian công tác ở cơ quan cũ từ 06 tháng trở lên phải có ý kiến nhận xét của cơ quan cũ.

c3) Không xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến” đối với các cá nhân mới tuyển dụng dưới 06 tháng.

d) Việc bình xét thi đua, khen thưởng đối với các phong trào thi đua được quy định cụ thể theo từng phong trào thi đua do Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định.

đ) Khi tính tỷ lệ khen thưởng: Trường hợp số lượng cá nhân hoặc tập thể tính theo tỷ lệ khen thưởng quy định tại Quy chế này có kết quả là số thập phân thì làm tròn số theo nguyên tắc sau: Dưới 0,5 tính là 0; từ 0,5 trở lên tính là 1.

e) Cấp có thẩm quyền khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng đối với các trường hợp đủ điều kiện, tiêu chuẩn, thủ tục, hồ sơ theo quy định.

Điều 6. Khối thi đua

Các đơn vị trực thuộc KTNN được tổ chức thành các Khối thi đua. Các đơn vị trong cùng một Khối thi đua có chức năng, nhiệm vụ, quy mô, tính chất công việc giống nhau hoặc gần giống nhau. Các Khối thi đua có thể thay đổi linh hoạt căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao hàng năm của các đơn vị theo Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.

Chương II

TỔ CHỨC THI ĐUA, DANH HIỆU VÀ TIÊU CHUẨN DANH HIỆU THI ĐUA

Điều 7. Hình thức tổ chức thi đua

1. Thi đua thường xuyên là hình thức thi đua căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao của cá nhân, tập thể để tổ chức phát động, nhằm thực hiện tốt công việc hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm của cơ quan, đơn vị.

2. Thi đua theo chuyên đề là hình thức thi đua nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm được xác định trong khoảng thời gian nhất định hoặc tổ chức thi đua để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ đột xuất, cấp bách của cơ quan, đơn vị.

Chỉ phát động thi đua theo chuyên đề khi đã xác định rõ mục đích, yêu cầu, chỉ tiêu, nội dung, giải pháp và thời gian thực hiện.

Đối với phong trào thi đua theo chuyên đề có thời gian từ 03 năm trở lên, KTNN gửi kế hoạch tổ chức phát động phong trào thi đua về Bộ Nội vụ (qua Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương) để theo dõi, tổng hợp và hướng dẫn khi trình cấp có thẩm quyền xét khen thưởng cấp Nhà nước.

Điều 8. Nội dung tổ chức phong trào thi đua

1. Xác định mục tiêu, phạm vi, đối tượng, nội dung, tiêu chí, thời gian, kế hoạch, biện pháp tổ chức phong trào thi đua.

Đối tượng thi đua thường xuyên là những cá nhân trong một tập thể; những tập thể trong cùng một cơ quan, đơn vị; những cơ quan, đơn vị có chức năng, nhiệm vụ, quy mô, tính chất công việc giống nhau hoặc gần giống nhau.

2. Tổ chức phong trào thi đua gắn với chức năng, nhiệm vụ được giao hoặc mục tiêu, định hướng, chiến lược phát triển của cơ quan, đơn vị. Phong trào thi đua phải có chủ đề, tên gọi dễ nhớ, dễ hiểu, có chỉ tiêu, nội dung, kế hoạch, phương pháp thi đua phải cụ thể, thiết thực, phù hợp với điều kiện, khả năng tham gia của cá nhân, tập thể.

3. Triển khai nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động cá nhân, tập thể tích cực hưởng ứng, tham gia các phong trào thi đua. Thường xuyên đôn đốc, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra quá trình tổ chức thực hiện; phát hiện, xây dựng, bồi dưỡng nhân tố mới, điển hình tiên tiến để tuyên truyền, biểu dương, nhân rộng. Tăng cường phổ biến các sáng kiến, kinh nghiệm, cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả để cá nhân, tập thể khác học tập và làm theo.

4. Tổng kết, sơ kết phong trào thi đua phải đánh giá đúng kết quả, hiệu quả, tác dụng; hạn chế và nguyên nhân; đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc tổ chức phong trào thi đua; kịp thời khen thưởng cá nhân, tập thể tiêu biểu xuất sắc, nhất là cá nhân năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung, có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong công tác.

Điều 9. Thẩm quyền phát động, chỉ đạo phong trào thi đua

1. Tổng Kiểm toán nhà nước phát động, chỉ đạo phong trào thi đua trong phạm vi ngành KTNN và lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý.

2. Thủ trưởng đơn vị trực thuộc KTNN phát động, chỉ đạo phong trào thi đua trong phạm vi thuộc thẩm quyền quản lý.

Điều 10. Danh hiệu thi đua cấp Nhà nước

1. Đối với cá nhân: “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”

2. Đối với tập thể: “Cờ thi đua của Chính phủ”

Tiêu chuẩn tặng Danh hiệu thi đua cấp Nhà nước thực hiện theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng; Nghị định của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng.

Điều 11. Danh hiệu thi đua cấp KTNN đối với cá nhân

1. “Lao động tiên tiến”;

2. “Chiến sĩ thi đua cơ sở”;

3. “Chiến sĩ thi đua ngành”.

Điều 12. Danh hiệu thi đua cấp KTNN đối với tập thể

1. “Tập thể lao động tiên tiến”;

2. “Tập thể lao động xuất sắc”;

3. “Cờ thi đua của KTNN”.

Điều 13. Danh hiệu “Lao động tiên tiến”

Danh hiệu “Lao động tiên tiến” để tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:

1. Hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên;

2. Có tinh thần tự lực, tự cường, đoàn kết, tương trợ, tích cực tham gia phong trào thi đua.

Điều 14. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”

Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” để tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:

1. Đạt tiêu chuẩn danh hiệu “Lao động tiên tiến”;

2. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc có sáng kiến được cơ sở công nhận hoặc có đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ đã được nghiệm thu.

Điều 15. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua ngành”

Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua ngành” để tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:

1. Có thành tích xuất sắc tiêu biểu được lựa chọn trong số những cá nhân có 03 lần liên tục được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”;

2. Có sáng kiến đã được áp dụng hiệu quả và có khả năng nhân rộng trong toàn ngành, được Tổng Kiểm toán nhà nước công nhận theo đề nghị của Hội đồng sáng kiến KTNN hoặc có đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ đã được cấp có thẩm quyền nghiệm thu và áp dụng hiệu quả, có phạm vi ảnh hưởng trong KTNN.

Điều 16. Danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”

Danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” để tặng cho tập thể cấp vụ, cấp phòng đạt các tiêu chuẩn sau:

1. Hoàn thành tốt nhiệm vụ và kế hoạch được giao;

2. Tham gia phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực, hiệu quả;

3. Có ít nhất 70% cá nhân trong tập thể đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến” và không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên;

4. Nội bộ đoàn kết, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nội quy, quy chế của cơ quan, KTNN.

Điều 17. Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”

Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” để tặng cho tập thể cấp vụ, cấp phòng đạt các tiêu chuẩn sau:

1. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; đạt hoặc vượt các chỉ tiêu thi đua theo quy định của KTNN.

2. Tích cực tham gia phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực, hiệu quả;

3. Có 100% cá nhân trong tập thể hoàn thành nhiệm vụ được giao, trong đó có ít nhất 70% cá nhân đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”;

4. Có cá nhân đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”;

5. Nội bộ đoàn kết, gương mẫu chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nội quy, quy chế của cơ quan, KTNN.

Điều 18. Danh hiệu “Cờ thi đua của Kiểm toán nhà nước”

1. Danh hiệu “Cờ thi đua của Kiểm toán nhà nước” để tặng cho tập thể cấp vụ đạt các tiêu chuẩn sau:

a) Là tập thể dẫn đầu phong trào thi đua của Khối thi đua do KTNN tổ chức; hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thi đua và nhiệm vụ được giao trong năm; được bình xét trong số những tập thể đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”;

b) Nội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh; tích cực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và các tệ nạn xã hội khác.

2. Danh hiệu cờ thi đua của KTNN để tặng cho tập thể dẫn đầu phong trào thi đua theo chuyên đề do KTNN phát động có thời gian thực hiện từ 03 năm trở lên khi tổng kết phong trào.

Chương III

LOẠI HÌNH, HÌNH THỨC, TIÊU CHUẨN KHEN THƯỞNG

Điều 19. Các loại hình khen thưởng

1. Khen thưởng công trạng là khen thưởng cho cá nhân, tập thể trong thi đua thường xuyên có thành tích xuất sắc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2. Khen thưởng đột xuất là khen thưởng kịp thời cho cá nhân, tập thể lập được thành tích xuất sắc đột xuất.

3. Khen thưởng phong trào thi đua là khen thưởng cho cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua do cấp có thẩm quyền phát động, chỉ đạo trong thời gian cụ thể hoặc thi đua theo chuyên đề phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước, cơ quan, đơn vị.

4. Khen thưởng quá trình cống hiến là khen thưởng cho cá nhân thuộc KTNN có quá trình tham gia công tác lâu dài trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ.

5. Khen thưởng đối ngoại là khen thưởng cho cá nhân, tập thể ngoài ngành có thành tích đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển KTNN.

Điều 20. Các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước

1. Huân chương: “Huân chương Sao vàng”; “Huân chương Hồ Chí Minh”; “Huân chương Độc lập” hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; “Huân chương Lao động” hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; “Huân chương Dũng cảm”; “Huân chương Hữu nghị”;

2. “Huy chương Hữu nghị”;

3. Danh hiệu vinh dự nhà nước: “Anh hùng Lao động”;

4. “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”;

5. “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”.

Tiêu chuẩn khen thưởng cấp Nhà nước thực hiện theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng; Nghị định của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng.

Điều 21. Các hình thức khen thưởng của KTNN

1. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp KTNN”;

2. “Giấy khen”;

3. “Bằng khen của Tổng Kiểm toán nhà nước”;

4. Cúp “Cuộc kiểm toán chất lượng vàng”: Là hình thức khen thưởng do KTNN quy định. Không phải là hình thức khen thưởng được quy định trong Luật Thi đua, khen thưởng và không làm căn cứ để tính thành tích khi xét tặng các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước.

Điều 22. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp KTNN”

1. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Kiểm toán nhà nước” để tặng cho cá nhân (01 lần/01 cá nhân) có công lao đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng và phát triển KTNN, được xét tặng hàng năm vào dịp kỷ niệm Ngày truyền thống KTNN “11/7” (đối với cá nhân thuộc KTNN) hoặc thời điểm nhất định (đối với cá nhân ngoài KTNN) khi đạt một trong các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:

a) Đối với cá nhân thuộc KTNN là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động có đóng bảo hiểm xã hội:

- Cá nhân có thời gian công tác tại KTNN đủ 15 năm trở lên tính đến ngày 11/7 của năm đề nghị và năm liền kề trước đó hoàn thành tốt nhiệm vụ.

- Cá nhân đến tuổi nghỉ hưu chưa đủ 15 năm công tác tại KTNN nhưng đã có tối thiểu 10 năm công tác liên tục trong ngành, tính đến ngày 11/7 của năm đề nghị và năm liền kề trước đó hoàn thành tốt nhiệm vụ.

b) Cá nhân là người ngoài ngành có công lao đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển KTNN trên mọi mặt hoạt động, được Thủ trưởng đơn vị trực thuộc KTNN đề nghị, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng KTNN xét, trình Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định.

2. Khi tính thời gian công tác để xét tặng Kỷ niệm chương, cá nhân thuộc KTNN được cộng thêm khi được khen thưởng (công trạng) thành tích cao, bị trừ đi khi bị kỷ luật:

a) Cá nhân mỗi lần được tặng: “Bằng khen của Tổng Kiểm toán nhà nước” được cộng thêm 03 tháng; danh hiệu “Chiến sĩ thi đua ngành” được cộng thêm 06 tháng; danh hiệu thi đua hoặc hình thức khen thưởng cấp Nhà nước được cộng thêm 12 tháng, với điều kiện toàn bộ thời gian để tính khen thưởng các thành tích trên đều trong thời gian công tác và cống hiến trong ngành KTNN.

b) Cá nhân bị xử lý kỷ luật với hình thức: khiển trách bị trừ 6 tháng; cảnh cáo bị trừ 12 tháng; hạ bậc lương hoặc giáng chức bị trừ 18 tháng; cách chức nhưng chưa đến mức buộc thôi việc bị trừ 24 tháng; nếu bị các hình thức kỷ luật trên từ lần thứ hai trở đi thời gian bị trừ sẽ nhân lên với số lần bị kỷ luật.

Điều 23. Giấy khen

1. Giấy khen để tặng cho cá nhân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Có thành tích tốt được bình xét trong các phong trào thi đua;

b) Lập được thành tích đột xuất có phạm vi ảnh hưởng ở cấp cơ sở;

c) Hoàn thành tốt nhiệm vụ, nghĩa vụ công dân; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

2. Giấy khen tặng cho tập thể chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội bộ đoàn kết và đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Có thành tích tốt được bình xét trong phong trào thi đua;

b) Lập thành tích đột xuất có phạm vi ảnh hưởng ở cấp cơ sở trở lên;

c) Hoàn thành tốt nhiệm vụ; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Điều 24. Bằng khen của Tổng Kiểm toán nhà nước

1. Bằng khen của Tổng Kiểm toán nhà nước để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Có thành tích xuất sắc được bình xét trong các phong trào thi đua;

b) Lập thành tích xuất sắc đột xuất có phạm vi ảnh hưởng trong toàn ngành;

c) Có 02 lần liên tục được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” hoặc có liên tục từ 02 năm trở lên được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 02 sáng kiến được công nhận và áp dụng có hiệu quả trong phạm vi cơ sở hoặc có 02 đề tài/đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ đã được nghiệm thu và áp dụng hiệu quả trong phạm vi cơ sở.

2. Bằng khen của Tổng Kiểm toán nhà nước để tặng cho tập thể gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội bộ đoàn kết và đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Có thành tích xuất sắc được bình xét trong phong trào thi đua;

b) Lập được thành tích xuất sắc đột xuất có phạm vi ảnh hưởng trong toàn ngành;

c) Có 02 năm liên tục được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở, tổ chức tốt các phong trào thi đua; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần trong tập thể; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

3. Bằng khen của Tổng Kiểm toán nhà nước để tặng cho cá nhân, tập thể ngoài ngành có thành tích xuất sắc, có công lao đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển KTNN trên mọi mặt hoạt động, được Thủ trưởng đơn vị trực thuộc KTNN đề nghị và xác nhận thành tích, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng KTNN xét, trình Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định.

4. Bằng khen của Tổng Kiểm toán nhà nước để tặng cho tập thể:

a) Đoàn kiểm toán được xếp loại xuất sắc (có bao gồm Đoàn kiểm toán thực hiện cuộc kiểm toán đăng ký chất lượng vàng được xếp loại xuất sắc);

b) Tổ kiểm toán xuất sắc tiêu biểu thuộc Đoàn kiểm toán đăng ký chất lượng vàng đạt “Chất lượng vàng”.

Tổ kiểm toán xuất sắc tiêu biểu được tập thể Đoàn kiểm toán xét chọn bằng hình thức bỏ phiếu trong số các Tổ kiểm toán được xếp loại xuất sắc, được Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp cơ sở thông qua và trình cấp trên xét khen thưởng.

Việc đánh giá, xếp loại Đoàn kiểm toán, Tổ kiểm toán thực hiện theo quy định về tiêu chí, thang điểm đánh giá và tiêu chuẩn xếp loại Thành viên đoàn kiểm toán, Tổ kiểm toán và Đoàn kiểm toán nhà nước của KTNN.

Điều 25. Cúp “Cuộc kiểm toán chất lượng vàng”

1. Cúp “Cuộc kiểm toán chất lượng vàng” để tặng cho tập thể Đoàn kiểm toán xuất sắc tiêu biểu nhằm chứng nhận “Chất lượng vàng” cho cuộc kiểm toán đăng ký chất lượng vàng đạt “Chất lượng vàng” do Đoàn thực hiện.

2. Đoàn kiểm toán xuất sắc tiêu biểu được Hội đồng Thi đua - Khen thưởng KTNN xét chọn bằng hình thức bỏ phiếu trong số các Đoàn kiểm toán thực hiện cuộc kiểm toán đăng ký chất lượng vàng được đánh giá, xếp loại xuất sắc trên cơ sở chấm điểm của các đơn vị theo quy định tại quy định về tiêu chí, thang điểm đánh giá và tiêu chuẩn xếp loại Thành viên đoàn kiểm toán, Tổ kiểm toán và Đoàn kiểm toán nhà nước của KTNN.

Điều 26. Tỷ lệ bình xét Tổ, Đoàn kiểm toán xuất sắc tiêu biểu

1. Tỷ lệ Tổ kiểm toán xuất sắc tiêu biểu được xét tặng Bằng khen của Tổng Kiểm toán nhà nước không vượt quá 20% số Tổ kiểm toán của Đoàn kiểm toán.

2. Tỷ lệ Đoàn kiểm toán xuất sắc được xét tặng Bằng khen của Tổng Kiểm toán nhà nước, Đoàn kiểm toán xuất sắc tiêu biểu được xét tặng Cúp “Cuộc kiểm toán chất lượng vàng” lần lượt không vượt quá 10% và 5% tổng số nhiệm vụ kiểm toán tại Quyết định ban hành Kế hoạch kiểm toán năm của KTNN.

Chương IV

THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH, TRAO TẶNG; THỦ TỤC, HỒ SƠ, ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG DANH HIỆU THI ĐUA VÀ HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG

Điều 27. Thẩm quyền quyết định, đề nghị khen thưởng

1. Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định khen thưởng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng: Cúp “Cuộc kiểm toán chất lượng vàng”, “Bằng khen”, Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp KTNN”, “Chiến sĩ thi đua ngành”, “Tập thể lao động xuất sắc”, “Cờ thi đua KTNN”. Đề nghị cấp trên xét khen thưởng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cấp Nhà nước. Đề nghị Thủ trưởng Bộ, ban, ngành xét khen thưởng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng theo thẩm quyền.

2. Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định khen thưởng, giao Thủ trưởng cơ quan KTNN ký quyết định khen thưởng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng: “Lao động tiên tiến”, “Tập thể Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Giấy khen” đối với cá nhân, tập thể các đơn vị tham mưu và KTNN chuyên ngành thuộc Khối cơ quan KTNN, các tổ chức khác do Tổng kiểm toán nhà nước thành lập để thực hiện nhiệm vụ trọng tâm hoặc chuyên đề trong năm hoặc giai đoạn...

3. Thủ trưởng các KTNN khu vực, Cục Công nghệ thông tin, Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán, Báo kiểm toán quyết định khen thưởng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng: “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Lao động tiên tiến”, “Tập thể Lao động tiên tiến” và “Giấy khen”.

4. Thủ trưởng đơn vị trực thuộc KTNN đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước xét khen thưởng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo phân cấp quy định tại khoản 1, 2, 3 điều này.

Điều 28. Trao tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng

1. Tổng Kiểm toán nhà nước, Thủ trưởng đơn vị trực thuộc KTNN trực tiếp trao tặng hoặc ủy quyền trao tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng do mình quyết định khen thưởng; nghi lễ trao tặng theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức trao tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng là dịp để biểu dương, tôn vinh gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến, phải đảm bảo trang trọng, thiết thực; kết hợp tổ chức vào dịp hội nghị sơ kết, tổng kết hoặc lồng ghép với các chương trình, nội dung khác để tiết kiệm thời gian, chi phí, tránh phô trương, hình thức, lãng phí.

3. Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng KTNN tham mưu, đề xuất việc tổ chức trao tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của Tổng Kiểm toán nhà nước và danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cấp Nhà nước do cấp có thẩm quyền tặng cho cá nhân, tập thể thuộc KTNN đảm bảo ý nghĩa tôn vinh, hiệu quả tuyên truyền về các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, nhằm khơi dậy và lan tỏa lòng yêu ngành, yêu nghề, khát vọng cống hiến cho sự nghiệp xây dựng, phát triển KTNN và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Điều 29. Hồ sơ đề nghị khen thưởng

1. Tờ trình đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng;

2. Báo cáo thành tích của cá nhân, tập thể;

3. Biên bản họp bình xét thi đua, khen thưởng và biên bản kết quả biểu quyết;

4. Chứng nhận hoặc xác nhận của Thủ trưởng đơn vị đối với sáng kiến, đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ, trong đó nêu rõ phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến, đề tài/đề án/công trình khoa học đối với trường hợp đề nghị xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Chiến sĩ thi đua ngành” và các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cấp Nhà nước;

5. Hồ sơ tự chấm điểm Đoàn kiểm toán của Đoàn và của đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán đối với trường hợp đề nghị khen thưởng “Cuộc kiểm toán chất lượng vàng”; Đoàn kiểm toán xuất sắc (đột xuất). Đối với cuộc kiểm toán đăng ký chất lượng vàng chưa phát hành Báo cáo kiểm toán được chuyển hồ sơ sang năm sau đề nghị khen thưởng.

6. Trường hợp khen thưởng theo thủ tục đơn giản, hồ sơ đề nghị khen thưởng thực hiện theo khoản 1 và khoản 2 Điều này. Khen thưởng theo thủ tục đơn giản được áp dụng trong các trường hợp:

- Khen thưởng phục vụ yêu cầu chính trị, để kịp thời động viên, khích lệ;

- Cá nhân, tập thể lập được thành tích xuất sắc đột xuất trong công tác, học tập, nghiên cứu khoa học;

- Khen thưởng đối ngoại; khen thưởng do Tổng Kiểm toán nhà nước, Thủ trưởng đơn vị trực thuộc KTNN phát hiện.

Điều 30. Yêu cầu đối với hồ sơ đề nghị khen thưởng

1. Tờ trình đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng phải nêu đầy đủ các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng đề nghị xét tặng.

Đối với khen thưởng thường xuyên, trong Tờ trình cần xác định, báo cáo cụ thể: Tổng số CBCCVC, người lao động (có đóng bảo hiểm) tại thời điểm bình xét; tổng số CBCCVC, người lao động đủ điều kiện bình xét; tổng số CBCCVC, người lao động không đủ điều kiện bình xét (kèm theo danh sách); tổng số tập thể cấp phòng và tương đương trực thuộc đơn vị; gửi kèm theo hồ sơ đề nghị khen thưởng văn bản đánh giá, xếp loại CCVC người lao động của đơn vị.

2. Báo cáo thành tích của cá nhân, tập thể phải trình bày làm nổi bật thành tích đạt được phù hợp với danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng đề nghị;

- Đối với khen thưởng Kỷ niệm chương cần tóm tắt quá trình công tác, nêu rõ thời điểm bắt đầu làm việc tại KTNN và nêu đầy đủ, cụ thể số quyết định, ngày tháng năm của các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng đã được khen tặng; các hình thức kỷ luật (nếu có) kèm theo các văn bản, tài liệu minh chứng.

- Đối với khen thưởng theo thủ tục đơn giản Báo cáo thành tích có thể thay bằng Bản tóm tắt thành tích của cá nhân, tập thể có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị trình khen thưởng;

- Đối với khen thưởng “Cuộc kiểm toán chất lượng vàng”; Đoàn kiểm toán xuất sắc (đột xuất): Báo cáo thành tích phải tóm tắt được những thành tích nổi bật của Đoàn kiểm toán, Tổ kiểm toán xuất sắc tiêu biểu với các nội dung: số liệu kiến nghị về xử lý tài chính và kiến nghị sửa đổi cơ chế, chính sách, pháp luật; các phát hiện và kiến nghị nổi bật khác; phân tích ý nghĩa, tác dụng của các kiến nghị sửa đổi cơ chế, chính sách, pháp luật và kiến nghị khác; những nhân tố mới, mô hình mới xuất sắc; những khó khăn, vướng mắc đã phải giải quyết và vượt qua để đạt được thành tích; những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn của Cuộc kiểm toán.

3. Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng của KTNN thực hiện theo Mẫu biểu ban hành kèm theo Quy chế này. Hồ sơ, mẫu biểu đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước thực hiện theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng; Nghị định của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng.

Điều 31. Số lượng hồ sơ đề nghị khen thưởng

1. Đối với các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng của KTNN: số lượng hồ sơ 02 bộ (bản chính), trong đó 01 bộ do đơn vị trình khen thưởng lưu, 01 bộ gửi Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng KTNN.

2. Đối với các danh hiệu và hình thức khen thưởng cấp Nhà nước: số lượng hồ sơ 03 bộ (bản chính), trong đó 01 bộ hồ sơ do đơn vị trình khen thưởng lưu, 02 bộ gửi về Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng KTNN.

Điều 32. Thời gian gửi hồ sơ

1. Khen thưởng thường xuyên hàng năm, khen thưởng “Cuộc kiểm toán chất lượng vàng”, Đoàn kiểm toán xuất sắc (đột xuất): Chậm nhất ngày 20 tháng 12 hàng năm các đơn vị gửi hồ sơ đề nghị khen thưởng về Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng KTNN.

Đối với khen thưởng “Cuộc kiểm toán chất lượng vàng”, đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán phải gửi công văn đăng ký thi đua về Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng KTNN trước ngày 15 tháng 3 hàng năm để đảm bảo tính công bằng, có căn cứ công khai kết quả kiểm toán theo quy định chung và xét tặng, lưu hồ sơ thi đua khen thưởng.

2. Khen thưởng đột xuất: Chậm nhất không quá 15 ngày, kể từ thời điểm cá nhân, tập thể lập thành tích đột xuất các đơn vị thực hiện xét và quyết định khen thưởng theo thẩm quyền;

Đối với những thành tích đột xuất đặc biệt xuất sắc, trong thời gian quy định như trên, các đơn vị xét và gửi hồ sơ về Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng KTNN để thực hiện các thủ tục theo quy định, trình Tổng Kiểm toán nhà nước xét và quyết định khen thưởng kịp thời.

3. Khen thưởng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp KTNN”: Chậm nhất ngày 31 tháng 5 hàng năm các đơn vị gửi hồ sơ đề nghị khen thưởng về Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng KTNN.

Đối với khen thưởng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp KTNN” cho các cá nhân ngoài ngành các đơn vị thực hiện theo kế hoạch, chương trình công tác được Lãnh đạo KTNN phê duyệt.

4. Ngoài việc gửi hồ sơ đề nghị khen thưởng bản gốc (bản cứng), đơn vị trình khen thưởng đồng thời gửi 01 bản mềm (file word) cùng thời gian như quy định tại Điều này, để phục vụ công tác tổng hợp về địa chỉ thư điện tử của Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng KTNN: [email protected]

Điều 33. Tiếp nhận hồ sơ đề nghị khen thưởng

1. Sau khi tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng KTNN có trách nhiệm thẩm định đề nghị khen thưởng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng theo đúng quy định của pháp luật và quy định trong Quy chế này về tiêu chuẩn, điều kiện khen thưởng; báo cáo Hội đồng Thi đua - Khen thưởng KTNN xét, trình Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định.

2. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, chưa đúng quy định, Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng KTNN thông báo, trả lại cho đơn vị trình sau 15 ngày làm việc và xác định rõ thời hạn hoàn thiện hồ sơ gửi lại.

Điều 34. Thủ tục, quy trình bình xét thi đua, khen thưởng

1. Cá nhân, tập thể cấp phòng

- Khi kết thúc năm công tác, cá nhân, tập thể lập Báo cáo thành tích; kèm theo Báo cáo sáng kiến, hoặc chứng nhận/xác nhận nghiệm thu đề tài/đề án/công trình khoa học và công nghệ đối với danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng yêu cầu phải có sáng kiến;

- Tập thể cấp phòng tổ chức họp đánh giá kết quả công tác trong năm của từng cá nhân và tập thể phòng, dựa trên kết quả đánh giá, xếp loại CCVC, người lao động và sáng kiến của cá nhân, kết quả công tác của phòng, kết hợp đối chiếu với tiêu chuẩn, điều kiện, tỷ lệ khen thưởng quy định tại Quy chế này, tập thể phòng biểu quyết thống nhất đề xuất các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng, kết quả được ghi vào Biên bản họp bình xét thi đua, khen thưởng. Khi đề nghị khen thưởng, phải đề nghị rõ, cụ thể danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng; cá nhân, tập thể được đề nghị khen thưởng phải có đầy đủ Hồ sơ đáp ứng đúng theo yêu cầu quy định tại Điều 29, 30, 31 Quy chế này.

- Trưởng phòng có trách nhiệm trình Thủ trưởng đơn vị xét khen thưởng kèm theo Biên bản họp bình xét thi đua khen thưởng của phòng, Báo cáo tổng kết công tác của phòng và Báo cáo sáng kiến, Báo cáo thành tích của cá nhân, tập thể.

2. Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở

Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở tổng hợp, thẩm định, đánh giá hiệu quả áp dụng, khả năng nhân rộng đối với sáng kiến của các cá nhân để đề nghị Thủ trưởng đơn vị công nhận đối với cá nhân đề nghị khen thưởng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”; đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét, đánh giá, công nhận hiệu quả áp dụng, khả năng nhân rộng đối với sáng kiến của các cá nhân đề nghị khen thưởng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua ngành”, “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” để làm căn cứ trước khi tổ chức bình xét thi đua, khen thưởng cho các cá nhân.

3. Hội đồng thi đua khen thưởng cấp cơ sở

- Tổng hợp các tài liệu và kết quả bình xét, đề nghị của tập thể cấp phòng, tổ chức họp để bình xét thi đua, khen thưởng. Cá nhân được phân công làm công tác thi đua, khen thưởng phổ biến các căn cứ, quy định về bình xét thi đua, khen thưởng đồng thời báo cáo kết quả tổng hợp đề xuất các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng của toàn đơn vị và các tài liệu có liên quan, bao gồm:

+ Công văn đăng ký thi đua và Hồ sơ tự chấm điểm “Cuộc kiểm toán chất lượng vàng”;

+ Trích ngang thành tích năm và kết quả đã được khen thưởng của cá nhân, tập thể những năm trước có liên quan đối với các cá nhân đề nghị danh hiệu “Chiến sĩ thi đua ngành”; cá nhân, tập thể đề nghị “Bằng khen của Tổng KTNN” và các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cấp Nhà nước.

+ Chứng nhận hoặc xác nhận của Thủ trưởng đơn vị đối với sáng kiến, đề tài đề án/công trình khoa học và công nghệ của các cá nhân;

+ Danh sách tổng hợp đề nghị khen thưởng đối với cá nhân, tập thể.

- Trên cơ sở các tài liệu trên, đối chiếu với các quy định về tiêu chuẩn, điều kiện, tỷ lệ các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng, các thành viên Hội đồng cho ý kiến về các vấn đề liên quan, đánh giá, bình xét, công nhận thành tích thi đua để đề nghị khen thưởng đối với từng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng cho cá nhân trước, tập thể (cấp phòng, cấp vụ, đoàn, tổ kiểm toán) sau; tiến hành biểu quyết, ghi biên bản kết quả biểu quyết.

- Hình thức biểu quyết các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng do Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp cơ sở quyết định; riêng đối với đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước, khen thưởng danh hiệu “Cờ thi đua KTNN”, “Chiến sĩ thi đua ngành”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở” phải được các thành viên Hội đồng bỏ phiếu và số phiếu tán thành phải từ 80% trở lên (nếu thành viên Hội đồng vắng mặt thì lấy ý kiến bằng văn bản).

4. Thủ trưởng đơn vị trực thuộc KTNN

Căn cứ Biên bản họp bình xét thi đua, khen thưởng và đề nghị của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp cơ sở, Thủ trưởng đơn vị ban hành quyết định tặng thưởng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền; đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước xét khen thưởng và trình cấp trên xét khen thưởng cho cá nhân, tập thể của đơn vị mình.

5. Hội đồng sáng kiến và Hội đồng Thi đua - Khen thưởng KTNN

Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng KTNN căn cứ hồ sơ đề nghị khen thưởng của các đơn vị trực thuộc KTNN để tổng hợp, rà soát, thẩm định đề nghị khen thưởng và sáng kiến; tham mưu tổ chức họp Hội đồng sáng kiến KTNN để xét công nhận hiệu quả áp dụng, khả năng nhân rộng của sáng kiến; hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng của đề tài/đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ làm căn cứ tham mưu tổ chức họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng KTNN để bình xét thi đua, khen thưởng cho cá nhân, tập thể trong toàn ngành; căn cứ kết quả, kết luận cuộc họp hoàn chỉnh các thủ tục, hồ sơ trình Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành quyết định khen thưởng và trình cấp trên xét khen thưởng cấp Nhà nước cho các cá nhân, tập thể thuộc KTNN.

Điều 35. Lưu trữ hồ sơ khen thưởng

1. Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng KTNN có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ khen thưởng của KTNN: Hồ sơ đề nghị khen thưởng của các đơn vị trình Tổng Kiểm toán nhà nước xét khen thưởng và trình cấp trên xét khen thưởng cấp Nhà nước cho các tập thể, cá nhân; Biên bản họp, Biên bản kiểm phiếu, phiếu của Hội đồng Sáng kiến, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng KTNN, Quyết định khen thưởng của KTNN và các hồ sơ, tài liệu khác có liên quan đến công tác thi đua, khen thưởng của KTNN như kế hoạch phát động, hưởng ứng thực hiện, sơ kết, tổng kết, khen thưởng các phong trào thi đua yêu nước,...

2. Các đơn vị trực thuộc KTNN lưu trữ hồ sơ khen thưởng của đơn vị: Hồ sơ đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước xét khen thưởng và trình cấp trên xét khen thưởng cấp Nhà nước cho các tập thể, cá nhân; Biên bản họp phòng; Biên bản họp, Biên bản kiểm phiếu, phiếu của Hội đồng Sáng kiến, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp cơ sở, Quyết định khen thưởng của Thủ trưởng đơn vị và các hồ sơ, tài liệu khác có liên quan đến công tác thi đua, khen thưởng của đơn vị như kế hoạch phát động, hưởng ứng thực hiện, sơ kết, tổng kết, khen thưởng các phong trào thi đua yêu nước,...

Chương V

HỘI ĐỒNG THI ĐUA - KHEN THƯỞNG, HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN

Điều 36. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp

1. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng KTNN được thành lập và làm việc theo Quy chế do Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định.

2. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp cơ sở được thành lập và làm việc theo Quy chế do Thủ trưởng đơn vị quyết định.

3. Cơ cấu tổ chức Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp gồm có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, các ủy viên Hội đồng và đơn vị Thường trực Hội đồng.

Điều 37. Thành phần Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp KTNN

1. Chủ tịch Hội đồng: Tổng Kiểm toán nhà nước;

2. Phó chủ tịch Hội đồng: Phó Tổng KTNN trực tiếp theo dõi, chỉ đạo Văn phòng KTNN là Phó chủ tịch Thường trực Hội đồng, Chủ tịch Công đoàn KTNN và Chánh Văn phòng KTNN;

3. ủy viên Hội đồng: các Phó tổng KTNN, Thủ trưởng các đơn vị thuộc bộ máy điều hành, Giám đốc Trường đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ chí Minh; Trưởng Ban Thi đua - Khen thưởng KTNN là Thư ký, Ủy viên Thường trực Hội đồng.

4. Đơn vị chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng của KTNN (Ban Thi đua - Khen thưởng KTNN trực thuộc Văn phòng KTNN) là Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng KTNN.

Điều 38. Thành phần Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp cơ sở

1. Chủ tịch: Thủ trưởng đơn vị;

2. Phó Chủ tịch: Chủ tịch Công đoàn cùng cấp;

3. Ủy viên Hội đồng là đại diện lãnh đạo: cấp ủy đảng, đoàn thể, các phòng chuyên môn và thành phần khác (nếu cần) do Thủ trưởng đơn vị quyết định.

4. Ủy viên thư ký là công chức, viên chức của đơn vị được phân công kiêm nhiệm công tác thi đua, khen thưởng.

Điều 39. Nhiệm vụ của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp

Tham mưu, tư vấn cho cấp ủy đảng; giúp Tổng Kiểm toán nhà nước, Thủ trưởng đơn vị chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, cụ thể:

1. Tham mưu phát động các phong trào thi đua theo thẩm quyền;

2. Định kỳ đánh giá kết quả phong trào thi đua và công tác khen thưởng; tham mưu việc sơ kết, tổng kết công tác thi đua, khen thưởng; kiến nghị, đề xuất các chủ trương, biện pháp đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong từng năm và từng giai đoạn; tổ chức thi đua theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng;

3. Hướng dẫn, đôn đốc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng; tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị xét tặng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng; kiểm tra việc thực hiện chủ trương, chính sách pháp luật về thi đua, khen thưởng;

4. Tham mưu, tư vấn cho Tổng Kiểm toán nhà nước, Thủ trưởng đơn vị quyết định khen thưởng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định việc khen thưởng.

Điều 40. Hội đồng sáng kiến các cấp trong KTNN

1. Hội đồng sáng kiến KTNN do Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định thành lập; thành phần Hội đồng sáng kiến gồm các thành viên có trình độ chuyên môn trong các lĩnh vực hoạt động của KTNN, đặc biệt là hoạt động kiểm toán và các thành viên khác (nếu cần thiết).

2. Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở do Thủ trưởng đơn vị trực thuộc KTNN quyết định thành lập; thành phần Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở gồm các thành viên có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực công tác của đơn vị và các thành viên khác (nếu cần thiết).

3. Hội đồng sáng kiến KTNN có trách nhiệm giúp Tổng Kiểm toán nhà nước, Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở có trách nhiệm giúp Thủ trưởng đơn vị: công nhận hiệu quả áp dụng, khả năng nhân rộng của sáng kiến; công nhận hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng của đề tài/đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ để làm căn cứ đề nghị xét tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua các cấp và đề nghị các hình thức khen thưởng theo quy định.

4. Việc công nhận hiệu quả áp dụng, khả năng nhân rộng của sáng kiến; công nhận hiệu quả áp dụng, phạm vi ảnh hưởng của đề tài/đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ thực hiện theo quy định của Nhà nước về sáng kiến và quy định tại Điều 7 Thông tư số 01/2024/TT-BNV của Bộ Nội vụ.

Điều 41. Tổ chức bộ máy làm công tác thi đua, khen thưởng

1. Đơn vị chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng của KTNN là Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng KTNN.

2. Mỗi đơn vị trực thuộc KTNN bố trí một công chức, viên chức kiêm nhiệm làm công tác thi đua, khen thưởng.

Chương VI

QUỸ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

Điều 42. Trích lập, quản lý và sử dụng Quỹ thi đua, khen thưởng

1. Nguồn, mức trích lập, sử dụng và quản lý Quỹ thi đua, khen thưởng KTNN: thực hiện theo Luật Thi đua, khen thưởng, Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng, các quy định khác của pháp luật có liên quan và quy định của KTNN.

2. Quỹ thi đua, khen thưởng được dùng để chi tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng:

a) Chi tiền thưởng, in, làm hiện vật khen thưởng hoặc tặng phẩm lưu niệm đối với danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng;

b) Chi tổ chức phát động, chỉ đạo triển khai, chỉ đạo sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua; công tác tuyên truyền, phổ biến nhân rộng điển hình tiên tiến, học tập, trao đổi kinh nghiệm về thi đua, khen thưởng; kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng; các hoạt động, tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến, Đại hội thi đua yêu nước;

c) Chi họp xét danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng; tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về công tác thi đua, khen thưởng;

d) Chi các nhiệm vụ khác phục vụ công tác thi đua, khen thưởng.

Mức chi cụ thể thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Điều 43. Mức tiền thưởng

1. Mức tiền thưởng:

- Cá nhân được khen thưởng:

+ Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua ngành” được tặng Bằng chứng nhận, khung, và được thưởng 3,0 lần mức lương cơ sở;

+ Bằng khen của Tổng Kiểm toán nhà nước được tặng Bằng, khung và được thưởng 1,5 lần mức lương cơ sở;

+ Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” được tặng Bằng chứng nhận, khung và được thưởng 1,0 lần mức lương cơ sở;

+ Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp KTNN” được tặng Bằng, khung, Kỷ niệm chương, Hộp đựng Kỷ niệm chương và kèm theo mức tiền thưởng không quá 0,6 lần mức lương cơ sở;

+ Giấy khen được tặng Bằng, khung và kèm theo mức tiền thưởng 0,3 lần mức lương cơ sở;

+ Danh hiệu “Lao động tiên tiến” được thưởng 0,3 lần mức lương cơ sở;

- Tập thể được khen thưởng:

+ Danh hiệu “Cờ thi đua KTNN” được tặng Cờ và được thưởng 8,0 lần mức lương cơ sở;

+ Bằng khen của Tổng Kiểm toán nhà nước được tặng Bằng, khung và được thưởng 3 lần mức lương cơ sở;

+ Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” được tặng Bằng chứng nhận, khung và được thưởng 1,5 lần mức lương cơ sở;

+ Danh hiệu “Tập thể Lao động tiên tiến” được thưởng 0,8 lần mức lương cơ sở;

+ Giấy khen được tặng Bằng, khung và kèm theo mức tiền thưởng 0,6 lần mức lương cơ sở.

Đối với các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cấp Nhà nước thực hiện theo Luật Thi đua, khen thưởng; Nghị định của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Thi đua, khen thưởng.

2. Các chế độ ưu đãi, quyền lợi khác

Cá nhân được tặng thưởng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng ngoài việc được khen thưởng theo quy định của Nhà nước và của KTNN, còn được ưu tiên: trong công tác quy hoạch và bổ nhiệm; xét nâng lương trước thời hạn; cử đi nghiên cứu, học tập, công tác, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ở trong nước và nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ.

Chương VII

QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA CÁ NHÂN, TẬP THỂ, KIỂM TRA; GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO; XỬ LÝ VI PHẠM VỀ CÔNG TÁC THI ĐUA KHEN THƯỞNG

Điều 44. Quyền của cá nhân, tập thể trong thi đua, khen thưởng

1. Cá nhân, tập thể được tham gia các phong trào thi đua, được khen thưởng kèm theo hiện vật khen thưởng và hưởng lợi ích khác theo quy định của pháp luật.

2. Cá nhân được tặng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng có quyền lưu giữ, trưng bày và sử dụng hiện vật khen thưởng. Tập thể được tặng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng có quyền lưu giữ, trưng bày, sử dụng biểu tượng của các hiện vật khen thưởng đó trên các văn bản, tài liệu chính thức của tập thể.

Điều 45. Nghĩa vụ của cá nhân, tập thể trong thi đua, khen thưởng

1. Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật, của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác thi đua, khen thưởng.

2. Phát huy thành tích đã đạt được, tuyên truyền, phổ biến kinh nghiệm; bảo quản, lưu giữ các hiện vật khen thưởng.

Điều 46. Kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi đua, khen thưởng

1. Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng KTNN có trách nhiệm kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng tại các đơn vị trực thuộc KTNN trước, trong và sau khi xét khen thưởng.

2. Thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng tại đơn vị do mình quản lý.

3. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi đua, khen thưởng được thực hiện theo quy định chung của pháp luật và của KTNN về khiếu nại, tố cáo.

Điều 47. Xử lý vi phạm về thi đua, khen thưởng

1. Tập thể, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Quyết định tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng bị hủy bỏ, hiện vật khen thưởng và tiền thưởng bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:

- Có hành vi gian dối trong việc kê khai công trạng, thành tích để được tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng;

- Cung cấp thông tin sai sự thật hoặc làm giả hồ sơ, giấy tờ để đề nghị tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng;

- Thẩm định, xét, duyệt, đề nghị danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng trái quy định của pháp luật;

- Có kết luận, quyết định, bản án của cơ quan có thẩm quyền về việc cá nhân đã được tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng có vi phạm, khuyết điểm dẫn đến không bảo đảm tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng trong khoảng thời gian tính thành tích hoặc liên quan đến công trình, tác phẩm là cơ sở để tặng giải thưởng.

Chương VII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 48. Trách nhiệm thi hành

Thủ trưởng đơn vị trực thuộc KTNN; Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng KTNN; tập thể và cá nhân thuộc KTNN; tập thể và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quy chế này./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1917/QĐ-KTNN ngày 18/11/2024 về Quy chế Thi đua, khen thưởng của Kiểm toán Nhà nước

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.517

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.193.166
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!