Quy tắc ứng xử bảo vệ môi trường của người biểu diễn tại địa điểm được quy định như thế nào? Khán giả đến địa điểm xem concert có được mang chất dễ cháy nổ không?

Khán giả đến địa điểm xem concert có được mang chất dễ cháy nổ không? Quy tắc ứng xử bảo vệ môi trường của người biểu diễn tại địa điểm được quy định như thế nào? Câu hỏi của anh Đồng Nai. Mong nhận được câu trả lời sớm nhất. Xin cảm ơn!

Tổ chức quản lý địa điểm phải thu thập ý kiến về bảo vệ môi trường để kiến nghị tới cơ quan có thẩm quyền đúng không?

Căn cứ tại khoản 12 Điều 4 Quy tắc ứng xử về bảo vệ môi trường trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch ban hành kèm theo Quyết định 4216/QĐ-BVHTTDL, có quy định về quy tắc ứng xử bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân quản lý địa điểm như sau:

Quy tắc ứng xử bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân quản lý địa điểm
1. Thực hiện Quy tắc ứng xử chung được nêu tại Điều 3 của Quy tắc này.
2. Tuyên truyền, vận động tổ chức, cá nhân thực hiện quy định pháp luật bảo vệ môi trường khi tham gia hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch tại địa điểm.
3. Ban hành, niêm yết công khai và tổ chức thực hiện quy định, quy chế về giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường nơi công cộng thuộc phạm vi quản lý.
4. Bố trí đầy đủ, hợp lý nhà vệ sinh đạt chuẩn, đáp ứng nhu cầu sử dụng trong từng thời điểm cụ thể.
5. Giảm thiểu chất thải phát sinh; lắp đặt, bố trí trang thiết bị, phương tiện bảo đảm thu gom, phân loại rác tại nguồn, bỏ chất thải đúng nơi quy định, quản lý, xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.
6. Nghiêm túc thực hiện các quy định về phòng, chống tác hại thuốc lá, lắp đặt biển cấm hút thuốc lá tại địa điểm cấm hút thuốc lá.
7. Bố trí nhân lực làm vệ sinh môi trường và nhân lực kiểm tra việc thực hiện quy định bảo vệ môi trường.
8. Xây dựng, vận hành, bảo dưỡng hệ thống thu gom và xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về nước thải sinh hoạt; khuyến khích ứng dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường tại địa điểm.
9. Thực hành tiết kiệm điện, nước, nhiên liệu, chất đốt, chất tẩy rửa; tăng cường sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường và năng lượng tái tạo (mặt trời, gió…) tại những khu vực có tiềm năng, lợi thế.
10. Sử dụng phương tiện thân thiện với môi trường phục vụ lưu thông nội bộ.
11. Thiết thực hưởng ứng chính sách, giải pháp hạn chế, tiến tới chấm dứt sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, túi ni lông khó phân hủy tại địa điểm.
12. Thu thập, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của các tổ chức, cá nhân về bảo vệ môi trường để báo cáo, phản ánh, kiến nghị tới cơ quan có thẩm quyền.
13. Phối hợp chặt chẽ với đoàn kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường; cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin về môi trường của địa điểm; xử lý vi phạm hoặc kiến nghị xử lý hành vi xâm hại môi trường theo quy định của pháp luật.
14. Bố trí kinh phí hoặc xây dựng kế hoạch kinh phí bảo vệ môi trường và phương án ứng phó sự cố môi trường trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.
15. Biểu dương, khen thưởng tổ chức, cá nhân có thành tích bảo vệ môi trường tại địa điểm.

Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức quản lý địa điểm phải thu thập, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của các tổ chức, cá nhân về bảo vệ môi trường để báo cáo, phản ánh, kiến nghị tới cơ quan có thẩm quyền.

bảo vệ môi trường

Bảo vệ môi trường (Hình từ Internet)

Quy tắc ứng xử bảo vệ môi trường của người biểu diễn tại địa điểm được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 5 Quy tắc ứng xử về bảo vệ môi trường trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch ban hành kèm theo Quyết định 4216/QĐ-BVHTTDL, có quy định về quy tắc ứng xử bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân tham gia biểu diễn, thi đấu và kinh doanh dịch vụ tại địa điểm như sau:

Quy tắc ứng xử bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân tham gia biểu diễn, thi đấu và kinh doanh dịch vụ tại địa điểm
1. Thực hiện Quy tắc ứng xử chung được nêu tại Điều 3 của Quy tắc này.
2. Chấp hành quy định về bảo vệ môi trường.
3. Không kinh doanh động vật hoang dã và tiêu thụ sản phẩm từ động vật hoang dã thuộc danh mục loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ và vật phẩm được khai thác từ hệ sinh thái và cấu tạo địa chất của địa điểm (nhũ đá, san hô…); không đem vào địa điểm động thực vật ngoại lai gây nguy hại đến môi trường, con người.
4. Hạn chế phát sinh chất thải, đặc biệt là sản phẩm nhựa dùng một lần, túi ni lông khó phân hủy, tiến tới không sử dụng các sản phẩm này.
5. Gương mẫu, nêu cao trách nhiệm và nghĩa vụ tham gia kiến tạo, giữ gìn cảnh quan xanh – sạch – đẹp tại địa điểm.

Như vậy, theo quy định trên thì quy tắc ứng xử bảo vệ môi trường của người biểu diễn tại địa điểm được quy định như sau:

- Thực hiện Quy tắc ứng xử chung được nêu tại Điều 3 của Quy tắc này.

- Chấp hành quy định về bảo vệ môi trường.

- Không kinh doanh động vật hoang dã và tiêu thụ sản phẩm từ động vật hoang dã thuộc danh mục loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ và vật phẩm được khai thác từ hệ sinh thái và cấu tạo địa chất của địa điểm (nhũ đá, san hô…); không đem vào địa điểm động thực vật ngoại lai gây nguy hại đến môi trường, con người.

- Hạn chế phát sinh chất thải, đặc biệt là sản phẩm nhựa dùng một lần, túi ni lông khó phân hủy, tiến tới không sử dụng các sản phẩm này.

- Gương mẫu, nêu cao trách nhiệm và nghĩa vụ tham gia kiến tạo, giữ gìn cảnh quan xanh – sạch – đẹp tại địa điểm.

Khán giả đến địa điểm xem concert có được mang chất dễ cháy nổ không?

Căn cứ tại khoản 6 Điều 6 Quy tắc ứng xử về bảo vệ môi trường trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch ban hành kèm theo Quyết định 4216/QĐ-BVHTTDL, có quy định về quy tắc ứng xử bảo vệ môi trường của khách du lịch, khách tham quan, khán giả và cộng đồng dân cư tại địa điểm như sau:

Quy tắc ứng xử bảo vệ môi trường của khách du lịch, khách tham quan, khán giả và cộng đồng dân cư tại địa điểm
1. Thực hiện quy tắc ứng xử chung được nêu tại Điều 3 của Quy tắc này.
2. Tuân thủ nội quy, hướng dẫn về bảo vệ môi trường.
3. Không hút thuốc lá tại địa điểm cấm hút thuốc lá.
4. Đi vệ sinh đúng cho, sử dụng nhà vệ sinh đúng quy định; giữ gìn và nhắc nhở người khác giữ gìn vệ sinh chung.
5. Không xâm hại cảnh quan môi trường, hệ động - thực vật tại địa điểm; không viết, vẽ, khắc lên hang động, cây xanh và các yếu tố khác cấu thành địa điểm.
6. Không mang vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc hại và ô nhiễm đến địa điểm.
7. Không mua bán, tiêu thụ, sử dụng động, thực vật hoang dã hoặc sản phẩm có nguồn gốc từ động, thực vật hoang dã.
8. Hạn chế mang theo hoặc sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, túi ni lông khó phân hủy; tích cực sử dụng sản phẩm, công nghệ thân thiện với môi trường.
9. Hưởng ứng chính sách tiết kiệm điện, nước, hạn chế sử dụng chất tẩy rửa.
10. Tham gia, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường do tổ chức, cá nhân quản lý địa điểm phát động.

Theo đó, khi khán giả tới địa điểm xem concert thì không được mang vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc hại và ô nhiễm đến địa điểm.

Bảo vệ môi trường Tải về trọn bộ các văn bản Bảo vệ môi trường hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Công trình bảo vệ môi trường của dự án đầu tư sau khi được cấp giấy phép môi trường gồm các công trình nào?
Pháp luật
Bảo vệ môi trường đối với hộ gia đình, cá nhân được quy định như thế nào theo Luật Bảo vệ môi trường?
Pháp luật
Nội dung bảo vệ môi trường nước mặt có bao gồm việc đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt?
Pháp luật
Chính sách ưu đãi, hỗ trợ về bảo vệ môi trường? Các hoạt động đầu tư kinh doanh về bảo vệ môi trường nào được ưu đãi, hỗ trợ?
Pháp luật
Quy luật bảo vệ môi trường là gì? Nhà nước có chú trọng việc bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên?
Pháp luật
Môi trường là gì? Bảo vệ môi trường gồm những hoạt động nào? Có bao nhiêu hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường?
Pháp luật
Mẫu biên bản mở hồ sơ đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ bảo vệ môi trường mới nhất?
Pháp luật
Việc quản lý chất thải trong công tác bảo vệ môi trường hiện nay được quy định thế nào? Để giảm thiểu chất thải rắn phát sinh cần thông qua các giải pháp và nguyên tắc gì?
Pháp luật
Bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp được quy định như thế nào? Hộ gia đình nuôi heo xả nước thải ra sông bị xử lý ra sao?
Pháp luật
Khu dân cư như thế nào phải thực hiện xử lý nước thải? Ai có trách nhiệm trong việc xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải đô thị, khu dân cư tập trung?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo vệ môi trường
709 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo vệ môi trường

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo vệ môi trường

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào