Quỹ phòng thủ dân sự là quỹ tài chính ngoài ngân sách nhà nước có đúng không? Hoạt động của Quỹ phòng thủ dân sự dựa trên những nguyên tắc nào?
Quỹ phòng thủ dân sự là quỹ tài chính ngoài ngân sách nhà nước có đúng không?
Tại Điều 40 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định về Quỹ phòng thủ dân sự:
- Quỹ phòng thủ dân sự là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, được thành lập ở trung ương và cấp tỉnh để huy động nguồn lực xã hội hỗ trợ hoạt động phòng thủ dân sự. Quỹ phòng thủ dân sự được ưu tiên thực hiện các hoạt động sau đây:
+ Cứu trợ khẩn cấp về lương thực, nước uống, thuốc chữa bệnh và các nhu yếu phẩm thiết yếu khác cho đối tượng bị thiệt hại do sự cố, thảm họa gây ra;
+ Hỗ trợ tu sửa, làm nhà ở, cơ sở y tế, trường học tại địa điểm bị ảnh hưởng do sự cố, thảm họa gây ra.
- Quỹ phòng thủ dân sự được hình thành từ các nguồn tài chính sau đây:
+ Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước;
+ Nguồn điều tiết từ các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách có liên quan đến hoạt động ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa.
Quỹ phòng thủ dân sự là quỹ tài chính ngoài ngân sách nhà nước có đúng không? (Hình từ Internet)
Hoạt động của Quỹ phòng thủ dân sự dựa trên những nguyên tắc nào?
Tại khoản 3 Điều 40 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định về nguyên tắc hoạt động của quỹ phòng thủ dân sự như sau:
- Không vì mục đích lợi nhuận;
- Quản lý, sử dụng đúng mục đích, đúng pháp luật, kịp thời, hiệu quả, bảo đảm công khai, minh bạch;
- Hỗ trợ cho các hoạt động phòng thủ dân sự mà ngân sách nhà nước chưa đầu tư hoặc chưa đáp ứng yêu cầu;
- Việc điều tiết giữa quỹ phòng thủ dân sự và các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách có liên quan đến hoạt động ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa được thực hiện trong trường hợp cấp bách.
Theo đó, Chính phủ quy định chi tiết việc thành lập, quản lý, sử dụng quỹ phòng thủ dân sự; việc điều tiết giữa quỹ phòng thủ dân sự và các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách có liên quan đến hoạt động ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa.
Nguồn tài chính cho Quỹ phòng thủ dân sự bao gồm những nguồn nào?
Tại Điều 39 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định về nguồn lực cho phòng thủ dân sự:
Nguồn lực cho phòng thủ dân sự
1. Nguồn tài chính cho phòng thủ dân sự bao gồm:
a) Ngân sách nhà nước;
b) Nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân;
c) Quỹ phòng thủ dân sự;
d) Nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật.
2. Nhà nước bảo đảm ngân sách cho phòng thủ dân sự theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước ở khu vực biên giới, biển, hải đảo, khu vực trọng yếu, địa bàn trọng điểm.
3. Tài sản phục vụ phòng thủ dân sự do Nhà nước thống nhất quản lý bao gồm:
a) Tài sản công tại cơ quan, tổ chức, địa phương, đơn vị lực lượng vũ trang theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Tài sản trưng mua, trưng dụng, huy động và tài sản khác được Nhà nước giao cho các cơ quan, tổ chức, địa phương, đơn vị lực lượng vũ trang quản lý phục vụ phòng thủ dân sự theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản và quy định khác của pháp luật có liên quan.
4. Nhà nước có kế hoạch xây dựng dự trữ quốc gia để bảo đảm cho phòng thủ dân sự. Việc quản lý, sử dụng dự trữ quốc gia để bảo đảm cho phòng thủ dân sự thực hiện theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia.
Theo đó, nguồn tài chính dành cho phòng thủ dân sự bao gồm những nguồn sau:
- Ngân sách nhà nước.
- Nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân.
- Quỹ phòng thủ dân sự.
- Nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật.
Lực lượng phòng thủ dân sự được hưởng những chế độ, chính sách gì?
Tại Điều 41 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định về chế độ, chính sách đối với lực lượng phòng thủ dân sự bao gồm những chính sách sau:
- Người làm nhiệm vụ trực tại cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia, ban chỉ huy phòng thủ dân sự Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, ban chỉ huy phòng thủ dân sự địa phương các cấp được hưởng chế độ khi thực hiện nhiệm vụ.
- Người được điều động, huy động huấn luyện, diễn tập, làm nhiệm vụ phòng thủ dân sự theo quyết định của cấp có thẩm quyền được hưởng trợ cấp; khi bị ốm đau, bị tai nạn, chết hoặc bị suy giảm khả năng lao động được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí, trường hợp chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì được nhà nước hỗ trợ để bù đắp tổn hại về sức khỏe, tính mạng theo quy định của pháp luật; có thành tích thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, phối hợp, cộng tác, hỗ trợ lực lượng phòng thủ dân sự có thành tích thì được khen thưởng; bị thiệt hại về tài sản thì được đền bù; bị tổn hại về danh dự, nhân phẩm thì được khôi phục; người bị thương tích, tổn hại sức khỏe, tính mạng thì bản thân hoặc gia đình được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
Luật Phòng thủ dân sự 2023 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2024
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời nhận xét cuối kì 1 lớp 1 tất cả các môn 2024 2025? Lời nhận xét cuối kì 1 lớp 1 theo Thông tư 27 thế nào?
- Quy định về hóa đơn, chứng từ theo Luật Thuế giá trị gia tăng? Điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu?
- Mẫu báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học kỳ 1 Tiểu học mới nhất? Tải báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học kỳ 1 Tiểu học?
- Lời nhận xét hạnh kiểm học sinh cuối kì 1 năm học 2024 2025 các cấp? Lời nhận xét hạnh kiểm của học sinh cuối học kì 1?
- Lỗi không chấp hành hiệu lệnh của CSGT Nghị định 168? Không chấp hành hiệu lệnh phạt bao nhiêu?