Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định pháp luật hiện hành có những loại vốn hoạt động nào?
- Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định pháp luật hiện hành có những loại vốn hoạt động nào?
- Vốn của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa được sử dụng vào các mục đích nào?
- Việc mua sắm tài sản cố định phục vụ cho hoạt động của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định pháp luật hiện hành có những loại vốn hoạt động nào?
Căn cứ Điều 43 Nghị định 39/2019/NĐ-CP quy định về vốn hoạt động của Quỹ như sau:
Vốn hoạt động của Quỹ
1. Vốn chủ sở hữu bao gồm:
a) Vốn điều lệ tối thiểu của Quỹ là 2.000 tỷ đồng do ngân sách nhà nước cấp từ nguồn chi cho đầu tư phát triển. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định mức vốn điều lệ của Quỹ trong từng thời kỳ;
b) Vốn bổ sung từ kết quả hoạt động của Quỹ;
c) Vốn hình thành từ các khoản tài trợ, viện trợ, đóng góp không phải hoàn trả của các tổ chức, cá nhân;
d) Vốn khác thuộc sở hữu của Quỹ.
2. Vốn hình thành từ tiếp nhận các khoản vay, đóng góp, ủy thác phải hoàn trả của các tổ chức, cá nhân.
3. Vốn khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, vốn hoạt động của quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa gồm có:
(1) Vốn chủ sở hữu.
(2) Vốn hình thành từ tiếp nhận các khoản vay, đóng góp, ủy thác phải hoàn trả của các tổ chức, cá nhân.
(3) Vốn khác theo quy định của pháp luật.
Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định pháp luật hiện hành có những loại vốn hoạt động nào? (Hình từ Internet)
Vốn của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa được sử dụng vào các mục đích nào?
Căn cứ Điều 45 Nghị định 39/2019/NĐ-CP quy định về mục đích sử dụng vốn như sau:
Mục đích sử dụng vốn
1. Sử dụng vốn hoạt động quy định tại Điều 43 Nghị định này để cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị.
2. Sử dụng vốn quy định tại điểm b, điểm c, điểm d khoản 1 Điều 43 Nghị định này để tài trợ vốn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị.
3. Sử dụng vốn quy định tại điểm b, điểm c, điểm d khoản 1 và khoản 3 Điều 43 Nghị định này để hỗ trợ tăng cường năng lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
4. Sử dụng vốn quy định tại điểm b khoản 1 Điều 43 Nghị định này để thực hiện các dự án đầu tư phát triển của Quỹ; xử lý rủi ro, bù đắp những tổn thất, thiệt hại về tài sản, công nợ không đòi được xảy ra trong hoạt động của Quỹ.
5. Sử dụng vốn hoạt động quy định tại Điều 43 Nghị định này để chi quản lý, điều hành Quỹ; chi đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản cố định, công cụ dụng cụ theo quy định tại Điều 48 Nghị định này để phục vụ cho hoạt động của Quỹ.
6. Sử dụng vốn nhàn rỗi thuộc vốn hoạt động quy định tại Điều 43 Nghị định này để gửi tiết kiệm tại ngân hàng thương mại nhưng phải đảm bảo an toàn vốn.
Như vậy, vốn của quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa được sử dụng vào các mục đích sau đây:
(1) Cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị.
(2) Tài trợ vốn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị.
(3) Hỗ trợ tăng cường năng lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
(4) Thực hiện các dự án đầu tư phát triển của Quỹ; xử lý rủi ro, bù đắp những tổn thất, thiệt hại về tài sản, công nợ không đòi được xảy ra trong hoạt động của Quỹ.
(5) Chi quản lý, điều hành Quỹ; chi đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản cố định, công cụ dụng cụ để phục vụ cho hoạt động của Quỹ.
(6) Gửi tiết kiệm tại ngân hàng thương mại nhưng phải đảm bảo an toàn vốn.
Việc mua sắm tài sản cố định phục vụ cho hoạt động của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 46 Nghị định 39/2019/NĐ-CP quy định về quản lý tài sản như sau:
Quản lý tài sản
1. Mua sắm tài sản cố định của Quỹ
a) Thẩm quyền quyết định đầu tư, mua sắm tài sản cố định, tiêu chuẩn, định mức, trình tự, thủ tục đầu tư, mua sắm và sửa chữa tài sản cố định áp dụng theo quy định đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, bảo đảm công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả;
b) Việc mua sắm tài sản cố định phục vụ cho hoạt động của Quỹ thực hiện theo nguyên tắc giá trị còn lại của tổng tài sản cố định không vượt quá 7% vốn điều lệ thực có của Quỹ tại thời điểm mua sắm.
2. Nguyên tắc trích khấu hao, chế độ quản lý, sử dụng và thời gian trích khấu hao tài sản cố định của Quỹ thực hiện theo quy định pháp luật về khấu hao tài sản cố định áp dụng đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
3. Thuê tài sản cố định
a) Quỹ được quyền thuê tài sản cố định theo nguyên tắc có hiệu quả, đúng quy định của pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
b) Thẩm quyền quyết định thuê tài sản cố định thực hiện theo quy định đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
...
Như vậy, việc mua sắm tài sản cố định phục vụ cho hoạt động của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện theo nguyên tắc giá trị còn lại của tổng tài sản cố định không vượt quá 7% vốn điều lệ thực có của Quỹ tại thời điểm mua sắm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?