Quỹ môi trường toàn cầu là gì? Cơ quan nào làm cơ quan đầu mối quốc gia của Quỹ môi trường toàn cầu?
Quỹ môi trường toàn cầu là gì?
Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) là quỹ tài chính thuộc UNFCCC và Quỹ ủy thác của nó được thành lập và quản lý bởi UNFCCC. Quỹ hỗ trợ việc thực hiện các hiệp định môi trường đa phương, và có vai trò như một cơ chế tài chính của UNFCCC.
Đây là quỹ biến đổi khí hậu công lâu đời nhất.
Trong đó, biến đổi khí hậu là một trong sáu lĩnh vực trọng tâm được hỗ trợ bởi Quỹ uỷ thác GEF.
Quỹ GEF hoạt động qua nhiều kênh, bao gồm:
- Quỹ uỷ thác (TF),
- Quỹ Biến đổi khí hậu đặc biệt (SCCF),
- Quỹ các nước đang phát triển nhỏ nhất (LDCF).
Các quỹ này dựa trên tôn tạo và đóng góp cá nhân của các bên tham gia UNFCCC.
Trong đó, UNFCCC là từ viết tắt của Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (United Nations Framework Convention on Climate Change, UNFCCC hoặc FCCC).
Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu là một hiệp ước quốc tế về môi trường được đàm phán tại Hội nghị Liên hợp quốc về môi trường và phát triển (UNCED), thường được gọi là Hội nghị Thượng đỉnh Trái Đất diễn ra tại Rio de Janeiro từ ngày 03 đến ngày 14 tháng 6 năm 1992.
Ngoài ra, để điều phối các hoạt động hỗ trợ của GEF tại Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thành lập Ban Chỉ đạo và Văn phòng GEF Việt Nam (căn cứ theo Quyết định 7-TTg năm 1997).
Ban Chỉ đạo do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường làm Trưởng Ban, có các thành viên là đại diện của các Bộ: Ngoại giao, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, đại diện của các đơn vị có liên quan trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Từ năm 2018, Văn phòng GEF Việt Nam được đặt tại Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam.
Quỹ môi trường toàn cầu là gì? (Hình từ Internet)
Các dự án xin cấp vốn từ Quỹ Môi trường toàn cầu có phải trình lên GEF - Việt Nam hay không?
Đối chiếu với quy định tại Điều 5 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Điều hành Quốc gia Quỹ môi trường toàn cầu Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 698-QĐ/QHQT năm 1997:
Theo đó, các dự án xin cấp vốn từ Quỹ Môi trường toàn cầu phải được trình lên GEF - Việt Nam.
Văn phòng GEF - Việt Nam sẽ xem xét lựa chọn những dự án khả thi trình lên Chủ tịch GEF - Việt Nam để gửi lên Ban thư ký GEF xem xét và báo cáo với Chính phủ.
Lưu ý: sau khi các dự án trình lên được Chính phủ, GEF toàn cầu chấp thuận, Chủ tịch GEF - Việt Nam thông báo kế hoạch được duyệt cho các thành viên Ban điều hành và chủ dự án.
Các chủ dự án báo cáo kế hoạch triển khai và tiến độ thực hiện định kỳ 3 tháng một lần về Văn phòng GEF Việt Nam. GEF - Việt Nam trình kế hoạch và báo cáo tiến độ thực hiện dự án đến cơ quan tài trợ dự án để cấp vốn thực thi dự án.
Cơ quan nào làm cơ quan đầu mối quốc gia của Quỹ môi trường toàn cầu?
Đối chiếu với quy định tại khoản 9 Điều 2 Nghị định 68/2022/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tài nguyên và Môi trường về môi trường:
Nhiệm vụ và quyền hạn
Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
9. Về môi trường:
...
l) Hướng dẫn bộ, ngành, địa phương về chuyên môn, nhiệm vụ trọng tâm về bảo vệ môi trường; tổng hợp để đề xuất phân bổ dự toán ngân sách nhà nước cho hoạt động bảo vệ môi trường của các bộ, cơ quan Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và hướng dẫn việc thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; hướng dẫn việc thống kê, theo dõi và công bố nguồn chi cho bảo vệ môi trường;
m) Đề xuất chính sách về thuế, phí bảo vệ môi trường, phát hành trái phiếu xanh và các công cụ kinh tế khác để huy động, sử dụng nguồn lực cho bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;
n) Tổ chức quản lý Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam; làm cơ quan đầu mối quốc gia: Quỹ môi trường toàn cầu; thực hiện Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại và việc tiêu hủy chúng; các điều ước và thỏa thuận quốc tế khác về môi trường theo phân công của Chính phủ.
Như vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường làm cơ quan đầu mối quốc gia: Quỹ môi trường toàn cầu theo quy định.
Trong đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; khí tượng thủy văn; biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ; quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo; viễn thám; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?
- Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- https//baocaovien vn thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đăng nhập thế nào?
- Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 23, Nghị định 24 hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 mới nhất?