Quỹ hợp tác xã có phải là một tổ chức tín dụng không? Quỹ này có những chức năng và trách nhiệm hoạt động như thế nào?
Quỹ hợp tác xã có phải là tổ chức tín dụng không?
Quỹ hợp tác xã có phải tổ chức tín dụng không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, tổ chức tín dụng bao gồm: ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.
Nội dung về địa vị pháp lý và tư cách pháp nhân của quỹ hợp tác xã được quy định tại Điều 3 Nghị định 45/2021/NĐ-CP như sau:
- Quỹ hợp tác xã là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc là tổ chức tài chính hoạt động theo mô hình hợp tác xã, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, bảo toàn và phát triển vốn, tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong huy động vốn và sử dụng vốn nhằm thực hiện chức năng cho vay cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, thành viên của tổ hợp tác và hợp tác xã theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.
- Quỹ hợp tác xã có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có con dấu, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại hoạt động hợp pháp tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
- Quỹ hợp tác xã được thành lập, tổ chức, hoạt động, phá sản và giải thể theo quy định tại Nghị định này và pháp luật liên quan tương ứng với mô hình hoạt động khi không quy định tại Nghị định này.
Căn cứ vào những quy định trên, có thể thấy quỹ hợp tác xã không phải là một tổ chức tín dụng mà là một trong hai hình thức dưới đây:
(1) Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, được thành lập và tổ chức hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
(2) Tổ chức tài chính hoạt động theo mô hình hợp tác xã, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận
Chức năng và nhiệm vụ của quỹ hợp tác xã là gì?
Chức năng và nhiệm vụ của quỹ hợp tác xã được quy định cụ thể tại Điều 4 Nghị định 45/2021/NĐ-CP như sau:
- Tiếp nhận, quản lý và sử dụng các nguồn vốn trong nước và ngoài nước, các nguồn tài trợ, viện trợ, đóng góp, ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
- Huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân trong nước theo quy định tại Nghị định này.
- Cho vay cho khách hàng theo quy định tại Nghị định này.
- Thực hiện các hoạt động tư vấn tài chính và đầu tư; đào tạo cho các khách hàng vay vốn của quỹ theo quy định của pháp luật.
- Ủy thác, nhận ủy thác theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Quỹ hợp tác xã có trách nhiệm và quyền hạn gì?
Trách nhiệm và quyền hạn của quỹ hợp tác xã được quy định cụ thể tại Điều 5 Nghị định 45/2021/NĐ-CP như sau:
(1) Trách nhiệm của quỹ hợp tác xã:
a) Thực hiện cho vay cho khách hàng đúng đối tượng, đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định;
b) Sử dụng vốn đúng mục đích theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan;
c) Thực hiện chế độ kế toán, thống kê và báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê;
d) Chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và kiểm tra, giám sát của Liên minh hợp tác cùng cấp;
đ) Cung cấp số liệu, công bố công khai về tình hình tài chính và tình hình hoạt động theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan;
e) Mua bảo hiểm tài sản và các loại bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật để đảm bảo an toàn cho hoạt động của Quỹ hợp tác xã;
g) Ban hành, sửa đổi, bổ sung các quy trình, quy chế nội bộ về tổ chức, quản trị và hoạt động của quỹ hợp tác xã theo thẩm quyền quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của quỹ hợp tác xã.
(2) Quyền hạn của quỹ hợp tác xã:
a) Tổ chức và hoạt động phù hợp với mục tiêu, phạm vi hoạt động của quỹ hợp tác xã;
b) Được lựa chọn các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh khả thi, có hiệu quả, đủ điều kiện, phù hợp với kế hoạch hỗ trợ khách hàng của quỹ hợp tác xã để thực hiện cho vay theo quy định tại Nghị định này;
c) Được tuyển chọn, bố trí, sử dụng, đào tạo và sử dụng lao động theo quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan;
d) Được từ chối mọi yêu cầu của cá nhân hay tổ chức về việc cung cấp thông tin và các nguồn lực của quỹ hợp tác xã nếu yêu cầu đó trái với quy định của pháp luật và trái với Điều lệ tổ chức và hoạt động của quỹ hợp tác xã.
Trên đây là một số quy định cụ thể về địa vị, chức năng, trách nhiệm và quyền hạn của quỹ hợp tác xã theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cần làm gì khi nghi người khác lấy cắp đồ mà không được khám xét người? Ai có thẩm quyền khám xét người?
- Mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình trọn gói mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Luật sư thực hiện tư vấn pháp luật có bắt buộc phải ký hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản không?
- Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm có phải tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm không?
- Thanh lý rừng trồng là gì? 02 hình thức thanh lý? Chi phí thanh lý rừng trồng được lập dự toán trong phương án thanh lý rừng trồng đúng không?