Quy hoạch cửa khẩu là gì? Việc quy hoạch cửa khẩu biên giới cần phải căn cứ vào đâu theo quy định?
Quy hoạch cửa khẩu là gì?
Quy hoạch cửa khẩu được giải thích tại khoản 11 Điều 4 Nghị định 112/2014/NĐ-CP, được bổ sung bởi điểm c khoản 1 Điều 1 Nghị định 34/2023/NĐ-CP thì quy hoạch cửa khẩu là việc xác định định hướng phát triển hệ thống cửa khẩu trên từng tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia.
Quy hoạch cửa khẩu là gì? Việc quy hoạch cửa khẩu biên giới cần phải căn cứ vào đâu theo quy định? (Hình từ Internet)
Việc quy hoạch cửa khẩu biên giới cần phải căn cứ vào đâu?
Việc quy hoạch cửa khẩu biên giới cần phải căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 112/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Nghị định 34/2023/NĐ-CP như sau:
Quy hoạch cửa khẩu
1. Quy hoạch cửa khẩu, xây dựng, phát triển hệ thống cửa khẩu phải căn cứ tình hình từng tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia, từng địa phương, phù hợp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh, chủ quyền lãnh thổ quốc gia, được định hướng trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh; thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về xây dựng, quy hoạch.
2. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch cửa khẩu trên từng tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia và quyết định việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch khi cần thiết.
3. Bộ Ngoại giao
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Quốc phòng, Công an, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Y tế tổ chức xây dựng, thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch cửa khẩu trên từng tuyến biên giới, gồm: Quy hoạch cửa khẩu trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc, Quy hoạch cửa khẩu trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Lào, Quy hoạch cửa khẩu trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia theo trình tự quy định tại Phụ lục I của Nghị định này;
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nêu tại điểm a khoản 3 Điều này và các địa phương liên quan lập, thẩm định quy hoạch cửa khẩu trên từng tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt theo trình tự quy định tại Phụ lục I của Nghị định này;
c) Tổ chức công bố, cung cấp thông tin quy hoạch; tổ chức thực hiện, đánh giá và đề xuất điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cửa khẩu trên từng tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia theo quy định tại Phụ lục I của Nghị định này và quy định có liên quan của Luật Quy hoạch.
Như vậy, theo quy định trên việc quy hoạch cửa khẩu biên giới cần phải căn cứ tình hình từng tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia, từng địa phương, phù hợp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh, chủ quyền lãnh thổ quốc gia, được định hướng trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh; thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về xây dựng, quy hoạch.
Ai có trách nhiệm chủ trì xây dựng quy hoạch cửa khẩu biên giới?
Ai có trách nhiệm chủ trì xây dựng quy hoạch cửa khẩu biên giới, thì theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 26 Nghị định 112/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Nghị định 34/2023/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm của các Bộ, ngành liên quan
1. Bộ Ngoại giao
a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương liên quan xây dựng quy hoạch cửa khẩu trên từng tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia theo quy định tại khoản 10 Điều này và các văn bản có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xem xét, tham mưu cho Chính phủ chủ trương mở, nâng cấp cửa khẩu theo quy định tại khoản 12 Điều này và Điều 20 Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền; hướng dẫn việc thực hiện quy trình, thủ tục mở, nâng cấp cửa khẩu, lối mở biên giới theo quy định tại Nghị định này và các văn bản có liên quan.
2. Bộ Công an:
a) Phối hợp với Bộ Quốc phòng hướng dẫn hoạt động kiểm soát xuất cảnh, nhập cảnh qua cửa khẩu biên giới;
b) Chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương phối hợp với Bộ đội Biên phòng và các cơ quan liên quan thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm trong khu vực cửa khẩu biên giới.
…
Như vậy, theo quy định trên Bộ Ngoại giao chủ trì phối hợp với các bộ, ngành và địa phương liên quan xây dựng quy hoạch cửa khẩu trên từng tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ bao gồm các loại giấy tờ nào?
- Mẫu Biên bản kiểm tra giám sát đảng viên mới nhất? Tải về Biên bản kiểm tra giám sát đảng viên của chi bộ?
- Mẫu Đơn đề nghị học bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ mới nhất hiện nay? Tải mẫu?
- Cổ đông sáng lập của tổ chức tín dụng phi ngân hàng là cổ đông như thế nào? Điều kiện đối với cổ đông sáng lập?
- Mẫu thông báo sửa chữa, bổ sung bản án hình sự mới nhất là mẫu nào? Tải về và hướng dẫn viết mẫu?