Quỹ Hỗ trợ phát triển sinh kế vì cộng đồng do ai sáng lập? Tên gọi tiếng Anh của Quỹ được quy định thế nào?
Quỹ Hỗ trợ phát triển sinh kế vì cộng đồng do ai sáng lập?
Sáng lập viên thành lập Quỹ Hỗ trợ phát triển sinh kế vì cộng đồng được căn cứ theo Điều 4 Điều lệ Quỹ Hỗ trợ phát triển sinh kế vì cộng đồng ban hành kèm theo Quyết định 05/QĐ-BNV năm 2019 như sau:
- Công ty cổ phần Tập đoàn giáo dục Egroup;
- Bà Nguyễn Khánh Thủy;
- Ông Nguyễn Ngọc Khánh;
- Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai;
- Bà Nguyễn Thị Hoài Hương.
Quỹ Hỗ trợ phát triển sinh kế vì cộng đồng có tên tiếng Anh là gì?
Tên gọi của Quỹ Hỗ trợ phát triển sinh kế vì cộng đồng được căn cứ theo khoản 1 Điều 1 Điều lệ Quỹ Hỗ trợ phát triển sinh kế vì cộng đồng ban hành kèm theo Quyết định 05/QĐ-BNV năm 2019 như sau:
Tên gọi, biểu tượng, trụ sở
1. Tên gọi của Quỹ:
a) Tên gọi bằng tiếng Việt: Quỹ Hỗ trợ phát triển sinh kế vì cộng đồng;
b) Tên gọi bằng tiếng Anh: Community Livehood Fund;
c) Tên viết tắt tiếng Anh: CLF.
2. Biểu tượng (logo) của Quỹ (nếu có) được đăng ký bản quyền theo quy định của pháp luật.
3. Trụ chính của Quỹ đặt tại: Tầng 2, Tòa nhà 25T2, Khu Đô thị Đông Nam, đường Trần Duy Hưng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam. Điện thoại/Fax: 02432216499
Theo quy định nêu trên thì Quỹ Hỗ trợ phát triển sinh kế vì cộng đồng có tên tiếng Anh là Community Livehood Fund (Viết tắt là CLF).
Quỹ Hỗ trợ phát triển sinh kế vì cộng đồng do ai sáng lập? Tên gọi tiếng Anh của Quỹ được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Chức năng, nhiệm vụ chính của Quỹ Hỗ trợ phát triển sinh kế vì cộng đồng là gì?
Chức năng, nhiệm vụ chính của Quỹ Hỗ trợ phát triển sinh kế vì cộng đồng được căn cứ theo Điều 5 Điều lệ Quỹ Hỗ trợ phát triển sinh kế vì cộng đồng ban hành kèm theo Quyết định 05/QĐ-BNV năm 2019 như sau:
(1) Sử dụng nguồn vốn đóng góp ban đầu của các sáng lập viên và các nguồn vốn thu được do tiếp nhận, vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tự nguyện đóng góp cho Quỹ để thực hiện các hoạt động hỗ trợ, tài trợ, khuyến khích tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người nghèo, khó khăn là công dân Việt Nam phát triển kinh tế trên nền tảng ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất phục vụ đời sống phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Quỹ và quy định của pháp luật.
(2) Chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, đề án, dự án tài trợ, hỗ trợ về vốn, vật tư, trang thiết bị, tư vấn, phát triển doanh nghiệp nhỏ, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn, kết nối hợp tác, mở rộng quy mô, thị trường.
Thực hiện các chương trình, hội nghị, hội thảo, diễn đàn bảo trợ nhằm khuyến khích các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình, người nghèo, thu nhập thấp khởi nghiệp phát triển kinh tế dựa vào ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, tạo ra các sản phẩm, hàng hóa có chất lượng và nhân rộng các mô hình doanh nghiệp nhỏ có hiệu quả theo hướng đa dạng phục vụ đời sống và có khả năng cạnh tranh, xuất khẩu, tăng thu nhập, góp phần thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển hội nhập với các nước trên thế giới.
(3) Tiếp nhận và quản lý tài sản, các khoản tài trợ, viện trợ, hiến tặng theo ủy quyền, ủy thác từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước phù hợp với quy định của pháp luật để thực hiện các hoạt động hỗ trợ, tài trợ theo hợp đồng.
(4) Vận động các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong nước và các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tài trợ cho Quỹ.
Tiếp nhận các nguồn viện trợ, tài trợ hợp pháp về tài chính, tài sản của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật và thực hiện các hoạt động tài trợ, hỗ trợ theo đúng tôn chỉ, mục đích của Quỹ, đúng hợp đồng, địa chỉ ủy quyền phù hợp với quy định của pháp luật.
(5) Xây dựng kế hoạch tổ chức hoặc phối hợp với các cơ quan, tổ chức thực hiện các hoạt động hỗ trợ tổ chức, công dân, nông dân, hộ gia đình nghèo, thu nhập thấp... phát triển sinh kế, đổi mới, hợp lý hóa sản xuất, nâng cao mức sống, thu nhập cho người dân và tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
(6) Nghiên cứu, khảo sát thực tế, tập hợp đánh giá nguyện vọng của hộ gia đình, người dân, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp nhỏ khắp mọi miền đất nước để xác định và lựa chọn hình thức hỗ trợ, tài trợ, tư vấn ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất tạo ra sản phẩm có chất lượng kinh tế cao phù hợp với năng lực, sở trường, thế mạnh và đặc thù địa phương nhằm phát huy hiệu quả hỗ trợ theo đúng quy định của pháp luật và Điều lệ Quỹ.
(7) Thực hiện các hoạt động hỗ trợ tổ chức, công dân có phương án, nguyện vọng lập doanh nghiệp, khởi nghiệp phát triển kinh tế có ứng dụng kết quả khoa học và công nghệ vào sản xuất, phục vụ đời sống theo đúng quy định của pháp luật và công khai, minh bạch, đúng đối tượng, địa chỉ, định mức theo sự ủy quyền của cá nhân, tổ chức phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Quỹ và quy định của pháp luật.
(8) Tìm kiếm, lựa chọn các giải pháp công nghệ, các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ có ứng dụng vào thực tiễn và nguồn vốn đầu tư cho ứng dụng công nghệ được Quỹ lựa chọn nhằm tạo ra các dự án hỗ trợ có hiệu quả.
(9) Hỗ trợ xây dựng các chương trình quảng bá, làm lan tỏa và thu hút sự gia của nhiều hộ gia đình, doanh nghiệp khởi nghiệp, từ đó thúc đẩy sự phát triển dự án khởi nghiệp nhỏ theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?