Quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động báo chí hiện nay được pháp luật quy định như thế nào?

Xin cho biết quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở pháp luật hoạt động báo chí? Vì tôi làm ở bệnh viện mà mấy bữa nay có rất nhiều nhà báo đến phỏng vấn mà tôi rất bận tôi không cho họ phỏng vấn và quay phim trong khuôn viên của bệnh viện. Mong được hỗ trợ, xin chân thành cảm ơn!

Quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động báo chí ra sao?

Căn cứ Điều 7 Nghị định 119/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a khoản 9 Điều 2 Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định:

Hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động báo chí
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động nghề nghiệp của nhà báo, phóng viên.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi thu giữ trái phép phương tiện, tài liệu hoạt động báo chí của nhà báo, phóng viên.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên khi đang hoạt động nghề nghiệp;
b) Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng phương tiện, tài liệu hoạt động báo chí của nhà báo, phóng viên.
4. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi có lời nói, hành động đe dọa tính mạng nhà báo, phóng viên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi đối với hành vi quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này;
b) Buộc trả lại phương tiện, tài liệu thu giữ trái phép đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.

Vậy, theo quy định trên đã nêu đối với hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động nghề nghiệp của nhà báo, phóng viên thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động báo chí

Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động báo chí

Vi phạm quy định về hoạt động báo chí, sử dụng thẻ nhà báo như thế nào?

Căn cứ Điều 6 Nghị định 119/2020/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 8 Điều 2 Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định về các vi phạm quy định về hoạt động bảo chí, sử dụng thẻ nhà báo như sau:

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

+ Sử dụng thẻ nhà báo đã hết hạn sử dụng để hoạt động báo chí;

+ Phóng viên nước ngoài, trợ lý báo chí của phóng viên nước ngoài hoạt động báo chí tại Việt Nam mà không có thẻ phóng viên nước ngoài hợp lệ do Bộ Ngoại giao Việt Nam cấp;

+ Người đứng đầu cơ quan báo chí, cơ quan công tác của người thuộc diện phải nộp lại thẻ nhà báo không thu lại thẻ nhà báo hoặc thu lại thẻ nhà báo nhưng không nộp về Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc không thông báo bằng văn bản đối với các trường hợp: Người được cấp thẻ nhà báo nhưng chuyển sang làm nhiệm vụ khác không còn là đối tượng được cấp thẻ; người được cấp thẻ nhà báo đã nghỉ hưu; người đã hết thời hạn hợp đồng lao động nhưng không được ký tiếp hợp đồng lao động mới hoặc không tiếp tục làm việc tại cơ quan báo chí;

+ Người được cấp thẻ nhà báo không nộp lại thẻ nhà báo (trừ trường hợp có xác nhận của công an xã, phường, thị trấn nơi mất thẻ về việc bị mất thẻ) trong các trường hợp sau: Khi cơ quan báo chí bị thu hồi giấy phép hoạt động báo chí; chuyển sang làm nhiệm vụ khác không còn là đối tượng được cấp thẻ nhà báo; đã nghỉ hưu; đã hết thời hạn hợp đồng lao động nhưng không được ký tiếp hợp đồng lao động mới hoặc không tiếp tục làm việc tại cơ quan báo chí;

+ Người đứng đầu cơ quan báo chí cử hoặc giao quyền cho cấp dưới cử nhà báo, phóng viên hoạt động báo chí không đúng tôn chỉ, mục đích ghi trong giấy phép hoạt động báo chí;

+ Nhà báo, phóng viên hoạt động báo chí không đúng tôn chỉ, mục đích ghi trong giấy phép hoạt động báo chí của cơ quan báo chí đang công tác.

+ Người đứng đầu cơ quan báo chí có hành vi yêu cầu hoặc giao quyền cho cấp dưới có hành vi yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin không đúng tôn chỉ, mục đích ghi trong giấy phép hoạt động báo chí.

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

+ Mạo danh nhà báo, phóng viên;

+ Lợi dụng tư cách nhà báo, phóng viên can thiệp, cản trở hoạt động đúng pháp luật của tổ chức, cá nhân;

+ Sử dụng thẻ nhà báo đã bị sửa chữa, tẩy xóa để hoạt động báo chí.

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng tư cách nhà báo, phóng viên để trục lợi.

- Hình thức phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 3 Điều này.

- Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại thẻ nhà báo đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.

Việc vi phạm quy định về đăng, phát nội dung thông tin trên báo chí, bản tin, đặc san ra sao?

Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 8 Nghị định 119/2020/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về đăng, phát nội dung thông tin trên báo chí, bản tin, đặc san như sau:

- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không nêu rõ xuất xứ nguồn tin khi đăng, phát trên báo chí khi sử dụng thông tin do cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm cung cấp cho báo chí.

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

+ Đăng, phát thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng ít nghiêm trọng;

+ Minh họa, đặt tiêu đề tin, bài không phù hợp nội dung thông tin làm cho người đọc hiểu sai nội dung thông tin;

+ Đăng, phát ảnh của cá nhân mà không được sự đồng ý của người đó, trừ các trường hợp pháp luật có quy định khác;

+ Đăng, phát ý kiến phản hồi không thể hiện đầy đủ nội dung theo quy định tại khoản 4 Điều 43 Luật Báo chí hoặc đăng, phát không đúng thời điểm theo quy định tại khoản 2 Điều 43 và khoản 5 Điều 42 Luật Báo chí.

Trên đây là toàn bộ thông tin tư vấn cũng như liên quan đến vấn đề bạn cần giải đáp, ban tư vấn gửi đến bạn tham khảo thêm.

Báo chí Tải trọn bộ các quy định hiện hành liên quan đến Báo chí
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hội nông dân Việt Nam được phép được thành lập cơ quan báo chí không? Tiêu chuẩn bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan báo chí là gì?
Pháp luật
Vụ án đang được điều tra có bắt buộc cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí hay không?
Pháp luật
Đăng bài báo có thông tin xuyên tạc, gây hoang mang dư luận thì bị xử phạt như thế nào? Mức phạt là bao nhiêu theo quy định pháp luật hiện nay?
Pháp luật
Cơ quan báo chí là gì? Bệnh viện có được phép thành lập cơ quan báo chí không? Điều kiện cấp giấy phép hoạt động báo chí cần thực hiện những gì?
Pháp luật
Cải chính trên báo chí được quy định như thế nào? Cơ quan đăng thông tin sai sự thật nhưng không đăng cải chính xin lỗi trên báo chí thì có bị xử phạt hành chính không?
Pháp luật
Đối tượng nào được xét cấp thẻ nhà báo? Người dân tộc thiểu số có được cấp xét thẻ nhà báo không? Quyền và nghĩa vụ của nhà báo là gì?
Pháp luật
Pháp luật quy định như thế nào đối với cấp, thu và đổi thẻ nhà báo? Trường hợp nào bị thu hồi thẻ nhà báo? Vi phạm quy định về việc sử dụng thẻ nhà báo thì bị xử lý ra sao?
Pháp luật
Có được đề nghị cấp thẻ nhà báo online hay không? Thủ tục cấp thẻ nhà báo được quy định như thế nào theo Thông tư mới nhất năm 2022?
Pháp luật
Nhà báo là gì? Nhà báo có quyền và nghĩa vụ gì? Trách nhiệm cung cấp thông tin cho báo chí trong những trường hợp nào?
Pháp luật
Báo chí có quyền yêu cầu doanh nghiệp cung cấp thông tin không? Vấn đề cải chính trên báo chí được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Báo chí
1,739 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Báo chí
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào