Quy định về thực hiện khảo sát trước thanh tra chuyên ngành nông nghiệp thế nào? Trong hoạt động thanh tra nếu có sự chồng chéo giữa kế hoạch của các cấp thì xử lý như thế nào?
- Quy định về thực hiện khảo sát trước thanh tra trong hoạt động thanh tra chuyên ngành nông nghiệp thế nào?
- Việc tiến hành khảo sát trước khi thanh tra đối với hoạt động thanh tra ngành nông nghiệp thực hiện như thế nào?
- Trong hoạt động thanh tra nếu có sự chồng chéo giữa kế hoạch của các cấp thì xử lý như thế nào?
- Đối với hoạt động thanh tra tại Sở Nông nghiệp thì phải tổ chức bộ phận tham mưu theo hình thức vụ hay phòng?
Quy định về thực hiện khảo sát trước thanh tra trong hoạt động thanh tra chuyên ngành nông nghiệp thế nào?
Theo quy định hiện hành thì không có văn bản nào quy định cụ thể là phải tiến hành khảo sát trước khi thanh tra. Tuy nhiên, theo quy định chung tại khoản 1 Điều 14 Thông tư 06/2021/TT-TTCP có nêu như sau:
"Điều 14. Thu thập thông tin, tài liệu để chuẩn bị thanh tra
1. Trước khi ban hành Quyết định thanh tra, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền quản lý nhà nước của mình, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước, Thủ trưởng cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành (gọi chung là Người có thẩm quyền ra quyết định thanh tra) chỉ đạo thu thập thông tin, tài liệu để phục vụ cho việc ban hành Quyết định thanh tra trên cơ sở đề xuất của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị dự kiến chủ trì cuộc thanh tra."
Theo quan điểm của Ban hỗ trợ thì đây cũng có thể được xem là bước khảo sát trước khi tiến hành hoạt động thanh tra; nhưng theo quy định này thì chỉ trong trường hợp cần thiết có thể làm thêm bước thu thập thông tin, tài liệu để nắm tình hình cho việc ban hành quyết định thanh tra, đây không phải là một thủ tục bắt buộc phải thực hiện.
Quy định về thực hiện khảo sát trước thanh tra chuyên ngành nông nghiệp thế nào? (Hình từ internet)
Việc tiến hành khảo sát trước khi thanh tra đối với hoạt động thanh tra ngành nông nghiệp thực hiện như thế nào?
Trong trường hợp cần thiết phải thực hiện thu thập thông tin, tài liệu thì ban thanh tra thực hiện theo khoản 2, khoản 3 Điều 14 Thông tư 06/2021/TT-TTCP như sau:
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi thẩm quyền thanh tra báo cáo theo Đề cương yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này.
- Khi cần thiết và được Người có thẩm quyền ra quyết định thanh tra đồng ý bằng văn bản thì người được giao thu thập thông tin, tài liệu làm việc trực tiếp với cơ quan, tổ chức, đơn vị dự kiến là đối tượng thanh tra.
- Người được giao thu thập thông tin, tài liệu có trách nhiệm báo cáo kết quả thu thập thông tin, tài liệu bằng văn bản với Thủ trưởng cơ quan, đơn vị mình và Người có thẩm quyền ra quyết định thanh tra. Báo cáo gồm các nội dung sau:
+ Khái quát tình hình hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị dự kiến được thanh tra; tình hình chấp hành chính sách, pháp luật của cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan đến nội dung thanh tra.
+ Kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra của các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến nội dung dự kiến thanh tra (nếu có) và các thông tin khác có liên quan.
+ Đề xuất cụ thể nội dung, đối tượng, thời kỳ, thời hạn thanh tra.
Trong hoạt động thanh tra nếu có sự chồng chéo giữa kế hoạch của các cấp thì xử lý như thế nào?
Trong hoạt động thanh tra thì việc xử lý chồng chéo trong kế hoạch của các cấp thì sẽ được thực hiện theo Kế hoạch thanh tra của cơ quan cao hơn. Cụ thể nội dung này được quy định tại Điều 31 Nghị định 47/2015/NĐ-CP như sau:
"Điều 31. Xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra
1. Kế hoạch thanh tra của cơ quan cấp dưới nếu có sự chồng chéo với Kế hoạch thanh tra của cơ quan cấp trên thì thực hiện theo Kế hoạch thanh tra của cơ quan cấp trên.
2. Chánh Thanh tra Bộ chủ trì giải quyết chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành với nhau; phối hợp với Chánh Thanh tra các bộ, cơ quan ngang bộ giải quyết chồng chéo trong hoạt động thanh tra ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với các cơ quan thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ; phối hợp với Chánh Thanh tra tỉnh giải quyết việc chồng chéo trong hoạt động thanh tra ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với các cơ quan thanh tra của địa phương.
3. Chánh Thanh tra Sở báo cáo Chánh Thanh tra tỉnh xử lý việc chồng chéo trong hoạt động thanh tra với các cơ quan thanh tra của địa phương."
Đối với hoạt động thanh tra tại Sở Nông nghiệp thì phải tổ chức bộ phận tham mưu theo hình thức vụ hay phòng?
Về việc tổ chức bộ tham mưu về hoạt động thanh tra chuyên ngành được quy định tại Điều 12 Nghị định 47/2015/NĐ-CP như sau:
"Điều 12. Bộ phận tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành
1. Bộ phận tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành tại Tổng cục thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được tổ chức theo mô hình Vụ; tại Cục thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được tổ chức theo mô hình Phòng.
2. Bộ phận tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành tại các Chi cục thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được tổ chức theo mô hình Phòng, trừ trường hợp Chi cục không tổ chức các phòng."
Như vậy với hoạt động thanh tra tại các Chi cục của Sở Nông nghiệp thì được tổ chức theo mô hình Phòng nếu Chi cục có tổ chức các phòng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ trình thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng tại cơ quan chuyên môn về xây dựng 2025 ra sao?
- Gợi ý thảo luận hội nghị cán bộ công chức viên chức năm 2025? Tham gia ý kiến tại hội nghị cán bộ công chức người lao động?
- Sử dụng giấy phép lái xe máy hết điểm bị phạt bao nhiêu 2025? Mức phạt sử dụng giấy phép lái xe máy hết điểm 2025?
- Tổng hợp lời nhận xét học sinh cuối kì 1 năm học 2024 2025 các cấp? Những lời nhận xét hay của giáo viên chủ nhiệm học kì 1?
- Cơ quan chuyên môn về xây dựng thực hiện thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở đối với dự án nào?