Quy định về tạm khóa tài khoản thanh toán ngân hàng hiện nay như thế nào? Tạm khóa và phong tỏa tài khoản khác nhau như thế nào?
Quy định về tạm khóa tài khoản thanh toán ngân hàng hiện nay như thế nào?
Quy định về tạm khóa và chấm dứt việc tạm khóa tài khoản thanh toán ngân hàng, anh/chị có thể kiểm tra quy định tại Điều 16 Thông tư 23/2014/TT-NHNN hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành:
Điều 16. Tạm khóa tài khoản thanh toán
1. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện tạm khóa tài khoản thanh toán của khách hàng (tạm dừng giao dịch) một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản thanh toán khi có văn bản yêu cầu của chủ tài khoản (hoặc người đại diện hợp pháp của chủ tài khoản) hoặc theo thỏa thuận trước bằng văn bản giữa chủ tài khoản với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 6 Thông tư này.
2. Việc chấm dứt tạm khóa tài khoản thanh toán và việc xử lý các lệnh thanh toán đi, đến trong thời gian tạm khóa thực hiện theo yêu cầu của chủ tài khoản thanh toán (hoặc người giám hộ, người đại diện hợp pháp của chủ tài khoản) hoặc theo văn bản thỏa thuận giữa chủ tài khoản với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
Như vậy có thể hiểu việc tạm khóa tài khoản thanh toán sẽ thực hiện theo yêu cầu từ phía chủ tài khoản thanh toán, hoặc có sự thỏa thuận giữa bên chủ tài khoản và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
Tạm khóa tài khoản thanh toán
Tạm khóa tài khoản thanh toán khác phong tỏa tài khoản thanh toán thế nào?
Căn cứ theo Điều 17 Thông tư 23/2014/TT-NHNN (Được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Thông tư 02/2019/TT-NHNN và một số nội dung bị bãi bỏ bởi Điều 2 Thông tư 02/2019/TT-NHNN) quy định về phong tỏa tài khoản như sau:
Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện phong tỏa một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản thanh toán của khách hàng trong các trường hợp sau:
- Có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện thấy có nhầm lẫn, sai sót khi ghi Có nhầm vào tài khoản thanh toán của khách hàng hoặc theo yêu cầu hoàn trả lại tiền của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chuyển tiền do có nhầm lẫn, sai sót so với lệnh thanh toán của người chuyển tiền, số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán không vượt quá số tiền bị nhầm lẫn, sai sót;
- Có thông báo bằng văn bản của một trong các chủ tài khoản về việc phát sinh tranh chấp về tài khoản thanh toán chung giữa các chủ tài khoản thanh toán chung.
Ngay sau khi phong tỏa tài khoản thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải thông báo (bằng văn bản hoặc theo hình thức thông báo đã thỏa thuận tại hợp đồng mở, sử dụng tài khoản thanh toán giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và khách hàng mở tài khoản thanh toán) cho chủ tài khoản hoặc người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ tài khoản biết về lý do và phạm vi phong tỏa tài khoản thanh toán; số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán phải được bảo toàn và kiểm soát chặt chẽ theo nội dung phong tỏa. Trường hợp tài khoản bị phong tỏa một phần thì phần không bị phong tỏa vẫn được sử dụng bình thường.
Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh toán khi có một trong các điều kiện sau:
- Kết thúc thời hạn phong tỏa;
- Có văn bản yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về việc chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh toán;
- Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đã xử lý xong sai sót, nhầm lẫn về chuyển tiền;
- Có thông báo bằng văn bản của tất cả các chủ tài khoản thanh toán chung về việc tranh chấp về tài khoản thanh toán chung giữa các chủ tài khoản thanh toán chung đã được giải quyết.
Chiếu theo quy định trên thì khác biệt lớn nhất của phong tỏa tài khoản thanh toán so với tạm khóa tài khoản là việc phong tỏa tài khoản không thực hiện theo ý chí của phía chủ tài khoản mà sẽ thực hiện theo yêu cầu của bên thứ 3 hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khi phát hiện có sai sót về việc chuyển khoản.
Trường hợp nào các ngân hàng không thực hiện tạm khóa hoặc phong tỏa tài khoản?
Căn cứ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 6 Thông tư 23/2014/TT-NHNN thì tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán sẽ có quyền không thực hiện phong tỏa tài khoản và tạm khóa tài khoản thanh toán như sau:
Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán
1. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mở tài khoản thanh toán cho khách hàng có quyền:
...
c) Từ chối yêu cầu tạm khóa, đóng tài khoản thanh toán của chủ tài khoản hoặc chưa phong tỏa tài khoản thanh toán chung theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 17 Thông tư này khi chủ tài khoản chưa hoàn thành nghĩa vụ thanh toán theo quyết định cưỡng chế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chưa thanh toán xong các khoản nợ phải trả cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mở tài khoản;
...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức đầu tư để trường mầm non tư thục hoạt động giáo dục ít nhất là bao nhiêu? Hồ sơ cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục?
- Cơ quan nào quyết định thành lập trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập? Thủ tục thành lập trung tâm?
- Mẫu Phiếu đề nghị xử lý kỷ luật công đoàn mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Ai có thẩm quyền đề nghị xử lý kỷ luật công đoàn?
- Chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho ai? Chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân sẽ do cơ quan nào cấp?
- Bạo lực học đường là hành vi như thế nào? Biện pháp can thiệp khi xảy ra bạo lực học đường được thực hiện như thế nào?