Quy định về tạm đình chỉ chấp hành thời gian cai nghiện bắt buộc còn lại đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi theo Pháp lệnh mới?
- Quy định về việc Cai nghiện ma túy bắt buộc cho người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi?
- Quy định về việc tạm đình chỉ chấp hành thời gian cai nghiện bắt buộc còn lại?
- Thẩm quyền đề nghị tạm đình chỉ thời gian cai nghiện bắt buộc còn lại?
- Quy định về hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Quy định về việc Cai nghiện ma túy bắt buộc cho người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi?
Căn cứ theo quy định khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh 01/2022/UBTVQH15 thì theo đó chỉ xem quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật Phòng, chống ma túy.
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật Phòng, chống ma túy 2021 thì người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt cai nghiện ma túy tự nguyện;
- Trong thời gian cai nghiện ma túy tự nguyện bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy;
- Người nghiện ma túy các chất dạng thuốc phiện không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế hoặc bị chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế do vi phạm quy định về điều trị nghiện.
Như vậy, khi người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi có kết quả xác định và nghiện ma túy của cơ quan có thẩm quyền theo Điều 27 Luật Phòng, chống ma túy 2021 và thuộc một trong các trường hợp trên thì sẽ bị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Quy định về việc tạm đình chỉ chấp hành thời gian cai nghiện bắt buộc còn lại?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 31 Pháp lệnh 01/2022/UBTVQH15 quy định cụ thể về việc tạm đình chỉ chấp hành thời gian còn lại trong quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, theo đó quy định người đang chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (sau đây gọi là người đang chấp hành) được tạm đình chỉ chấp hành quyết định trong trường hợp sau đây:
- Bị ốm nặng phải điều trị nội trú hơn 10 ngày tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên;
- Bị ốm nặng mà cơ sở cai nghiện bắt buộc không đủ điều kiện điều trị và phải điều trị ngoại trú hơn 10 ngày theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên.
Như vậy, nếu thuộc một trong hai trường hợp trên thì người chấp hành sẽ được đình chỉ việc chấp thành thời gian cai nghiện bắt buộc còn lại.
Quy định về tạm đình chỉ chấp hành thời gian cai nghiện bắt buộc còn lại đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi theo Pháp lệnh mới?
Thẩm quyền đề nghị tạm đình chỉ thời gian cai nghiện bắt buộc còn lại?
Theo căn cứ tại Điều 32 Pháp lệnh 01/2022/UBTVQH15 thì thẩm quyền đề nghị tạm đình chỉ chấp hành thời gian cai nghiện bắt buộc còn lại được quy định như sau:
"Điều 32. Thẩm quyền đề nghị tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành thời gian còn lại trong quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Người đang chấp hành nếu thuộc trường hợp quy định tại Điều 31 của Pháp lệnh này được Tòa án tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành thời gian còn lại trong quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trên cơ sở đề nghị của Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc gửi hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành thời gian còn lại trong quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có cơ sở cai nghiện bắt buộc. Hồ sơ đề nghị bao gồm:
a) Bản sao quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
b) Tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 31 của Pháp lệnh này;
c) Văn bản đề nghị của Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc."
Như vậy, nếu người chấp hành thuộc điều kiện được tạm đình chỉ chấp hành thời gian cai nghiện bắt buộc còn lại thì Giám đốc sở đề nghị và làm hồ sơ gửi đến cho Tòa án có thẩm quyền để ra quyết định tạm đình chỉ.
Quy định về hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Căn cứ theo khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 34 Pháp lệnh 01/2022/UBTVQH15 theo đó việc hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện như sau:
- Khi điều kiện tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc không còn hoặc người đang được tạm đình chỉ tiếp tục sử dụng ma túy hoặc có căn cứ cho rằng người đó bỏ trốn thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được tạm đình chỉ cư trú phải gửi văn bản thông báo cho Tòa án đã ra quyết định.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản thông báo của Ủy ban nhân dân cấp xã, Tòa án xem xét hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ và buộc người đang được tạm đình chỉ phải chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Bên cạnh đó Quyết định buộc chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc có hiệu lực thi hành ngay và phải được gửi cho người phải chấp hành quyết định, cha mẹ hoặc người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp của người phải chấp hành quyết định, Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc, Công an cấp huyện và Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định.
Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được tạm đình chỉ cư trú phải gửi văn bản thông báo cho Tòa án đã ra quyết định khi cảm thấy điều kiện tạm đình chỉ không còn hoặc có căn cứ người được tạm đình chỉ bỏ trốn và sử dụng lại ma túy. Cùng với đó, theo thời gian mà luật định thì Tòa án sẽ xem xét và ra văn bản hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ đó và ra văn bản buộc người đang được tạm đình chỉ phải chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi thấy người tiêu dùng bị ép buộc mua hàng hóa thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý không?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?