Quy định về lộ trình áp dụng Mô hình thông tin công trình BIM trong hoạt động xây dựng như thế nào?

Lộ trình áp dụng Mô hình thông tin công trình BIM trong hoạt động xây dựng hiện nay được quy định như thế nào? - Anh Bắc (Lai Châu)

Đối tượng nào được áp dụng Mô hình thông tin công trình BIM trong hoạt động xây dựng theo lộ trình?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Quyết định 258/QĐ-TTg năm 2023, quy định về phạm vi và đối tượng áp dụng Mô hình thông tin công trình (BIM) trong hoạt động xây dựng theo Lộ trình:

Phê duyệt Lộ trình áp dụng Mô hình thông tin công trình (BIM) trong hoạt động xây dựng với những nội dung chủ yếu sau:
1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
a) Lộ trình áp dụng mô hình thông tin công trình (BIM) trong hoạt động xây dựng áp dụng đối với các dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công, đầu tư theo phương thức đối tác công tư, dự án sử dụng vốn khác.
b) Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc áp dụng mô hình thông tin công trình (BIM) trong hoạt động xây dựng theo Lộ trình.

Như vậy, các dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công đầu tư theo phương thức đối tác công tư, dự án sử dụng vốn khác là đối tượng được áp dụng Mô hình thông tin công trình (BIM) trong hoạt động xây dựng theo Lộ trình.

Quy định về lộ trình áp dụng Mô hình thông tin công trình (BIM) trong hoạt động xây dựng như thế nào? (Hình ảnh từ Internet)

Mục đích và yêu cầu khi áp dụng Mô hình thông tin công trình BIM là gì?

Căn cứ khoản 2 Điều 1 Quyết định 258/QĐ-TTg năm 2023 khi áp dụng Mô hình thông tin công trình (BIM) trong hoạt động xây dựng theo Lộ trình cần đáp ứng đúng mục đích và các yêu cầu sau:

- Việc áp dụng BIM trong quá trình thiết kế nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm thiết kế; tăng cường quá trình trao đổi thông tin giữa cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng, chủ đầu tư, tổ chức tư vấn, nhà thầu thi công xây dựng;

Trong quá trình thi công xây dựng nhằm hỗ trợ xây dựng phương án tổ chức thi công, tổ chức và quản lý các nguồn lực trong quá trình xây dựng, kiểm soát chất lượng xây dựng; trong quá trình nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào sử dụng nhằm hỗ trợ quá trình nghiệm thu, phục vụ cho giai đoạn quản lý, vận hành công trình xây dựng.

- Đối với các cơ quan quản lý nhà nước, việc sử dụng mô hình BIM như là công cụ để hỗ trợ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước (thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở; cấp phép xây dựng; quản lý xây dựng; kiểm tra công tác nghiệm thu...).

- Tùy theo yêu cầu của thiết kế cơ sở, thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở, hồ sơ hoàn thành công trình, khi áp dụng mô hình BIM, tệp tin BIM cần phải đáp ứng một số yêu cầu tối thiểu sau:

+ Thể hiện được kiến trúc công trình, các kích thước chủ yếu;

+ Hình dạng không gian ba chiều các kết cấu chính của công trình;

+ Hệ thống đường ống điều hòa, thông gió, cấp thoát nước công trình. Một số bản vẽ các bộ phận chi tiết ở dạng không gian hai chiều nhằm bổ sung thông tin (nếu có) phải ở định dạng số khi nộp kèm theo tệp tin BIM.

+ Các bản vẽ, khối lượng chủ yếu của các bộ phận công trình phải trích xuất được từ tệp tin BIM.

- Đối với các dự án đầu tư xây dựng thuộc đối tượng điều chỉnh quy định tại Điều này, chủ đầu tư cần lưu ý các giải pháp để khuyến khích các nhà thầu đã có năng lực, kinh nghiệm áp dụng BIM trong quá trình lựa chọn nhà thầu.

Mô hình thông tin công trình BIM được áp dụng theo Lộ trình như thế nào?

Ghi nhận tại khoản 3 Điều 1 Quyết định 258/QĐ-TTg năm 2023 Lộ trình áp dụng Mô hình thông tin công trình (BIM) theo từng giao đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Từ năm 2023, áp dụng BIM bắt buộc đối với các công trình cấp I, cấp đặc biệt của các dự án đầu tư xây dựng mới sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công và đầu tư theo phương thức đối tác công tư bắt đầu thực hiện các công việc chuẩn bị dự án.

Giai đoạn 2: từ năm 2025, áp dụng BIM bắt buộc đối với các công trình cấp II trở lên của các dự án đầu tư xây dựng mới sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công và đầu tư theo phương thức đối tác công tư bắt đầu thực hiện các công việc chuẩn bị dự án.

- Đối với các dự án, công trình xây dựng bắt buộc áp dụng BIM, tệp tin BIM là một thành phần trong hồ sơ thiết kế xây dựng, hồ sơ hoàn thành công trình. Chủ đầu tư hoặc đơn vị chuẩn bị đầu tư có trách nhiệm cung cấp tệp tin BIM cùng với loại hồ sơ khác theo quy định khi thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở, xin cấp phép xây dựng và nghiệm thu công trình.

- Đối với các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng mới sử dụng vốn khác, Chủ đầu tư cung cấp tệp tin BIM khi thực hiện thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở, xin cấp phép xây dựng, nghiệm thu công trình theo lộ trình sau: công trình cấp I, cấp đặc biệt từ năm 2024; từ năm 2026, bổ sung thêm công trình cấp II.

- Nội dung áp dụng và mức độ chi tiết của mô hình BIM do chủ đầu tư dự án quyết định.

- Từ năm 2023, đối với công trình áp dụng BIM, cơ quan quản lý nhà nước sử dụng mô hình BIM để hỗ trợ trong quá trình thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở, cấp phép xây dựng, kiểm tra công tác nghiệm thu.

- Chủ đầu tư các dự án áp dụng BIM theo lộ trình quy định có trách nhiệm tổ chức cập nhật mô hình BIM để phục vụ quá trình quản lý, vận hành và bảo trì công trình.

- Khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng mô hình thông tin công trình trong hoạt động xây dựng sớm hơn thời gian quy định trong lộ trình.

Mô hình thông tin công trình
Hoạt động xây dựng TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nghị định 175 2024 hướng dẫn Luật Xây dựng trong quản lý hoạt động xây dựng? Tải file Nghị định 175 2024 hướng dẫn Luật Xây dựng ở đâu?
Pháp luật
Trong hoạt động xây dựng, trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ là gì? Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động xây dựng?
Pháp luật
Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng là gì? Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng bao gồm những gì?
Pháp luật
Nhà thầu nước ngoài có được phép hoạt động xây dựng tại Việt Nam hay không? Điều kiện cấp giấy phép hoạt động xây dựng ra sao?
Pháp luật
Thời điểm lập hóa đơn đối với hoạt động xây dựng? Lập hóa đơn hoạt động xây dựng không đúng thời điểm xử lý như thế nào?
Pháp luật
Những chức danh, cá nhân nào khi hành nghề hoạt động xây dựng thì buộc phải có chứng chỉ hành nghề?
Pháp luật
Chủ đầu tư liên kết với nhà thầu nước ngoài không có giấy phép hoạt động xây dựng thì bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Điểm mới Nghị định 35/2023/NĐ-CP về lĩnh vực xây dựng? Khi nào áp dụng Nghị định 35/2023/NĐ-CP?
Pháp luật
Không di chuyển máy móc ra khỏi công trường sau khi công trình đã được bàn giao thì nhà thầu có bị xử phạt không?
Pháp luật
Kiểm định chất lượng trong hoạt động xây dựng không đúng trình tự quy định thì tổ chức bị xử phạt thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Mô hình thông tin công trình
5,798 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Mô hình thông tin công trình Hoạt động xây dựng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Mô hình thông tin công trình Xem toàn bộ văn bản về Hoạt động xây dựng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào