Quy định về đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với hội theo Nghị định 126 từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
Quy định về đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với hội theo Nghị định 126 từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
Căn cứ Điều 33 Nghị định 126/2024/NĐ-CP quy định về đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với hội như sau:
(1) Hội bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 15 Nghị định 126/2024/NĐ-CP xem xét đình chỉ hoạt động có thời hạn tối đa 180 ngày khi phát hiện hội vi phạm một trong những quy định tại khoản 1 Điều 30 Nghị định 126/2024/NĐ-CP.
(2) Sau khi có kết luận hội vi phạm tại khoản 1 Điều này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 15 Nghị định 126/2024/NĐ-CP xem xét, quyết định đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với hội.
(3) Trong thời gian bị đình chỉ hoạt động có thời hạn, hội chỉ được phép tiến hành các hoạt động để khắc phục hậu quả các vi phạm đã được cơ quan có thẩm quyền kết luận.
(4) Trong thời hạn đình chỉ hoạt động có thời hạn nếu hội khắc phục được sai phạm, hội lập 01 hồ sơ đề nghị được hoạt động trở lại gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 15 Nghị định 126/2024/NĐ-CP xem xét, quyết định; hồ sơ (bản chính) gồm:
- Đơn đề nghị được hoạt động trở lại của hội;
- Báo cáo của ban chấp hành hội và các tài liệu chứng minh hội đã khắc phục sai phạm.
(5) Sau khi nhận đủ hồ sơ đầy đủ, hợp pháp theo quy định tại (4), cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 15 Nghị định 126/2024/NĐ-CP cho phép hội hoạt động trở lại, trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
(6) Hết thời hạn đình chỉ mà hội không khắc phục được vi phạm thì thời hạn đình chỉ được tự động kéo dài thêm 30 ngày làm việc. Quá thời hạn kéo dài thêm mà hội vẫn không khắc phục được sai phạm, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 15 Nghị định 126/2024/NĐ-CP xem xét quyết định gia hạn thêm. Thời gian gia hạn thêm không quá 60 ngày làm việc. Quá thời hạn 60 ngày này mà hội không khắc phục được sai phạm, thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giải thể hội.
(7) Việc đình chỉ hoạt động có thời hạn, cho phép hoạt động trở lại đối với hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 15 Nghị định 126/2024/NĐ-CP có trách nhiệm báo cáo cấp có thẩm quyền cho ý kiến trước khi xem xét quyết định đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc cho phép hoạt động trở lại đối với hội theo quy định tại Nghị định 126/2024/NĐ-CP.
Quy định về đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với hội theo Nghị định 126 từ ngày 26/11/2024 như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Hội tự giải thể trong các trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 34 Nghị định 126/2024/NĐ-CP quy định Hội tự giải thể trong các trường hợp sau:
- Mục đích đã hoàn thành;
- Không còn tài sản, điều kiện đảm bảo cho các hoạt động của hội;
- Theo đề nghị của trên 1/2 tổng số hội viên chính thức hoặc nghị quyết của ban chấp hành hội.
Nghĩa vụ, trách nhiệm của hội như thế nào?
Căn cứ Điều 24 Nghị định 126/2024/NĐ-CP quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm của hội như sau:
(1) Chấp hành quy định của cơ quan có thẩm quyền và quy định của pháp luật có liên quan đến tổ chức, hoạt động của hội và điều lệ hội.
(2) Không được lợi dụng hoạt động của hội để làm phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội, đạo đức, thuần phong mỹ tục, truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để thực hiện các hoạt động mê tín, dị đoan; hoạt động tài chính, kinh doanh trái phép làm rối loạn thị trường trong nước.
(3) Không công nhận, vinh danh, suy tôn, phong tặng các danh hiệu trái quy định của pháp luật.
(4) Hội hoạt động thuộc lĩnh vực nào phải chịu sự quản lý nhà nước của cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực đó và các cơ quan có liên quan trong quá trình tổ chức và hoạt động theo quy định tại Điều 43, Điều 44, Điều 45, Điều 46, Điều 47, Điều 48, Điều 49 và Điều 50 Nghị định 126/2024/NĐ-CP.
(5) Tập hợp, phát triển hội viên; tổ chức, phối hợp hoạt động giữa các hội viên vì lợi ích chung của hội và thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích hoạt động của hội.
(6) Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến lĩnh vực hội hoạt động, điều lệ, quy chế, quy định của hội và bồi dưỡng, cập nhật kiến thức tới hội viên.
(7) Đề xuất sửa đổi, bổ sung điều lệ; quản lý chặt chẽ hoạt động của tổ chức thuộc hội theo quy định của pháp luật và điều lệ; xây dựng, hoàn thiện các quy chế, quy định của hội để làm cơ sở cho hội tổ chức, hoạt động phù hợp với quy định của pháp luật và điều lệ hội.
(8) Tuân thủ các quy định về tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ nước ngoài và các quy định pháp luật khác có liên quan; quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài trợ, viện trợ và chịu trách nhiệm là chủ khoản viện trợ theo quy định của pháp luật.
(9) Báo cáo hồ sơ tổ chức đại hội theo quy định tại khoản 7 Điều 19 Nghị định 126/2024/NĐ-CP.
(10) Sau khi miễn nhiệm, bãi nhiệm, thay đổi chức vụ chủ tịch, phó chủ tịch, tổng thư ký, thành viên ban chấp hành, ban thường vụ, ban kiểm tra, thay đổi trụ sở, sửa đổi, bổ sung điều lệ, hội phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 15 Nghị định 126/2024/NĐ-CP và cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội hoạt động tương ứng với phạm vi hoạt động của hội.
(11) Báo cáo việc thành lập các tổ chức thuộc hội với cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 15 Nghị định 126/2024/NĐ-CP, cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội hoạt động tương ứng với phạm vi hoạt động của hội và chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý trực tiếp, toàn diện tổ chức, hoạt động của các tổ chức này theo quy định của pháp luật và điều lệ hội.
(12) Hàng năm, hội phải báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động của hội với cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 15 Nghị định 126/2024/NĐ-CP, cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội hoạt động tương ứng với phạm vi hoạt động của hội và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi hội có phạm vi hoạt động toàn quốc hoặc liên tỉnh đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện trước ngày 31 tháng 12. Báo cáo định kỳ hàng năm được thực hiện theo Mẫu số 16 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 126/2024/NĐ-CP.
(13) Báo cáo kết quả giải quyết tranh chấp, đơn, thư phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo liên quan đến hội với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
(14) Chấp hành sự hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc tuân thủ pháp luật và điều lệ hội.
(15) Lập và lưu giữ tại trụ sở hội danh sách hội viên, tổ chức thuộc hội, so sách, chứng từ về tài sản, tài chính của hội, biên bản các cuộc họp ban chấp hành, ban thường vụ, ban kiểm tra hội.
(16) Kinh phí thu được theo quy định tại khoản 12, khoản 13, khoản 14 Điều 23 Nghị định 126/2024/NĐ-CP phải dành cho hoạt động hội theo quy định của điều lệ hội, không được chia cho hội viên.
(17) Việc sử dụng kinh phí của hội phải chấp hành quy định của pháp luật và điều lệ hội đảm bảo công khai, minh bạch; nộp thuế, phí, lệ phí và thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán, thống kê theo quy định của pháp luật; phải đăng ký mã số thuế và kê khai thuế theo quy định của pháp luật về thuế. Hàng năm, hội báo cáo quyết toán tài chính theo quy định của Nhà nước gửi cơ quan tài chính cùng cấp, cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội hoạt động và cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 15 Nghị định 126/2024/NĐ-CP tương ứng với phạm vi hoạt động của hội. Chịu sự thanh tra, kiểm tra về việc thu, chi, quản lý và sử dụng tài chính, tài sản của cơ quan tài chính cùng cấp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hội hoặc cơ quan tài chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hội.
(18) Ban hành các quy chế về hoạt động của ban chấp hành, ban thường vụ, ban kiểm tra hội; quản lý, sử dụng tài sản, tài chính của hội; khen thưởng, kỷ luật; quản lý hội viên; giải quyết kiến nghị, phản ánh, tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến hội; quản lý và sử dụng con dấu của hội và các quy định khác phù hợp với quy định của pháp luật và điều lệ hội.
(19) Xây dựng và ban hành quy tắc đạo đức trong hoạt động của hội.
(20) Cập nhật tình hình tổ chức, hoạt động của hội vào cơ sở dữ liệu về hội và phối hợp xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu về hội.
(21) Thực hiện các quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng, phòng chống rửa tiền, tài trợ khủng bố.
(22) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Nghị định 126/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/11/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo thống kê chất lượng đảng viên cuối năm mới nhất? Tải mẫu? Khung tiêu chí đánh giá xếp loại chất lượng đảng viên cuối năm?
- Mẫu công văn xin gia hạn công nợ mới nhất là mẫu nào? Cách viết công văn xin gia hạn công nợ chi tiết?
- Mẫu hợp đồng giao nhận thầu thiết kế xây dựng công trình là mẫu nào? Có bao nhiêu bước thiết kế xây dựng?
- Mẫu Báo cáo quyết toán thu chi hằng năm của BQLDA nhóm 1 sử dụng vốn NSNN mới nhất? Thời gian thẩm tra và phê duyệt báo cáo?
- Mẫu Chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân mới nhất theo NĐ 123? Chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân là gì?