Chế độ thu, nộp quỹ phòng chống thiên tai hiện nay như thế nào? Ai có trách nhiệm đóng vào quỹ phòng chống, thiên tai?

Doanh nghiệp phải nộp tiền phòng chống thiên tai thì căn cứ vào quy định nào? Xin cho tôi biết cụ thể quy định đó nhé! Bên cạnh đó các căn cứ liên quan đến việc này giúp tôi? Và cho tôi biết mức đóng hiện nay được quy định là bao nhiêu trong Luật?

Chế độ thu, nộp quỹ phòng chống thiên tai hiện nay ra sao?

Căn cứ Điều 10 Luật Phòng, chống thiên tai năm 2013 ( được sửa đổi điểm a, b khoản 7 Điều 1 bởi Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020 ) quy định về quỹ phòng, chống thiên tai như sau:

- Quỹ phòng, chống thiên tai là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách bao gồm Quỹ phòng, chống thiên tai trung ương do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý và Quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý.

- Nguồn tài chính của Quỹ phòng, chống thiên tai được quy định như sau:

+ Nguồn tài chính của Quỹ phòng, chống thiên tai trung ương bao gồm hỗ trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; điều tiết từ Quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các nguồn hợp pháp khác;

+ Nguồn tài chính của Quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh bao gồm hỗ trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; đóng góp bắt buộc của tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài trên địa bàn, công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi đến tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường theo quy định của pháp luật về lao động; điều tiết từ Quỹ phòng chống, thiên tai trung ương, giữa các Quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh và các nguồn hợp pháp khác.

- Quỹ phòng, chống thiên tai được sử dụng để hỗ trợ hoạt động phòng, chống thiên tai và ưu tiên hỗ trợ cho các hoạt động sau đây:

+ Cứu trợ khẩn cấp về lương thực, nước uống, thuốc chữa bệnh và các nhu cầu cấp thiết khác cho đối tượng bị thiệt hại do thiên tai;

+ Hỗ trợ tu sửa nhà ở, cơ sở y tế, trường học;

+ Xử lý vệ sinh môi trường vùng thiên tai.

- Nguyên tắc hoạt động của Quỹ phòng, chống thiên tai được quy định như sau:

+ Không vì mục đích lợi nhuận;

+ Quản lý, sử dụng đúng mục đích, đúng pháp luật, kịp thời, hiệu quả, bảo đảm công khai, minh bạch;

+ Hỗ trợ cho các hoạt động phòng, chống thiên tai mà ngân sách nhà nước chưa đầu tư hoặc chưa đáp ứng yêu cầu.

- Chính phủ quy định cụ thể việc thành lập, mức đóng góp, đối tượng được miễn, giảm, tạm hoãn đóng góp, quản lý, sử dụng và thanh quyết toán Quỹ phòng, chống thiên tai.

Như vậy, theo quy định trên bạn thấy rằng căn cứ vào đó bạn sẽ hiểu rằng Quỹ phòng, chống thiên tai được lập ra với mục đích rất nhân văn bạn nhé. Cho nên việc đóng góp cho Quỹ này cũng như góp phần hỗ trợ cho bà con khó khăn do thiên tai.

Quỹ phòng chống thiên tai

Quỹ phòng chống thiên tai

Ai có trách nhiệm đóng vào quỹ phòng, chống thiên tai?

Căn cứ Điều 12 Nghị định 78/2021/NĐ-CP có quy định về nguồn tài chính của Quỹ phòng, chống thiên tai như sau:

Nguồn tài chính
1. Mức đóng góp bắt buộc từ các tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài trên địa bàn một năm là 0,02% trên tổng giá trị tài sản hiện có theo báo cáo tài chính lập ngày 31 tháng 12 hàng năm của tổ chức báo cáo cơ quan Thuế nhưng tối thiểu 500 nghìn đồng, tối đa 100 triệu đồng và được hạch toán vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức.
2. Đóng góp, tài trợ, hỗ trợ tự nguyện của các tổ chức, doanh nghiệp cho Quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
3. Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi đến tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường theo quy định của pháp luật về lao động đóng góp hàng năm như sau:
a) Cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (cấp huyện), ở xã, phường, thị trấn (cấp xã), ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và lực lượng vũ trang đóng một phần hai của mức lương cơ sở chia cho số ngày làm việc trong tháng.
b) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp đóng một phần hai của mức lương tối thiểu vùng chia cho số ngày làm việc trong tháng theo hợp đồng lao động. Người lao động giao kết nhiều hợp đồng với nhiều doanh nghiệp chỉ phải đóng 01 lần theo 01 hợp đồng lao động có thời gian dài nhất.
c) Người lao động khác, ngoài các đối tượng đã được quy định tại điểm a, b khoản này, đóng góp 10.000 đồng/người/năm.
4. Hỗ trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
5. Điều tiết từ Quỹ trung ương và giữa các Quỹ cấp tỉnh.
6. Thu lãi từ tài khoản tiền gửi.
7. Các nguồn hợp pháp khác (nếu có).
8. Tồn dư Quỹ cấp tỉnh cuối năm trước được chuyển sang năm sau.

Như vậy, doanh nghiệp sẽ phải đóng góp một năm là 0,02% trên tổng giá trị tài sản hiện có theo báo cáo tài chính lập ngày 31 tháng 12 hàng năm của tổ chức báo cáo cơ quan Thuế nhưng tối thiểu 500 nghìn đồng, tối đa 100 triệu đồng vào Quỹ.

Số tiền đóng góp này được hạch toán vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Các hành vi bị cấm trong việc phòng, chống thiên tai ra sao?

Căn cứ Điều 12 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 quy định về các hành vi bị cấm như sau:

- Lợi dụng thiên tai và hoạt động phòng, chống thiên tai gây phương hại đến độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, quốc phòng, an ninh và lợi ích khác của quốc gia; gây mất trật tự xã hội; xâm hại tài sản của Nhà nước và nhân dân, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, cộng đồng và thực hiện các hoạt động trái pháp luật khác.

- Phá hoại, làm hư hại, cản trở sự vận hành của công trình phòng, chống thiên tai.

- Vận hành hồ chứa thủy lợi, hồ chứa thủy điện, cống, trạm bơm không đúng quy trình được phê duyệt, trừ trường hợp đặc biệt thực hiện theo chỉ đạo của người có thẩm quyền.

- Thực hiện hoạt động làm tăng rủi ro thiên tai mà không có biện pháp xử lý, khắc phục, đặc biệt là chặt phá rừng phòng hộ, lấn chiếm bãi sông, lòng sông, tạo vật cản, cản trở dòng chảy, khai thác trái phép cát, sỏi, khoáng sản gây sạt lở bờ sông, bờ biển.

- Chống đối, cản trở, cố ý trì hoãn hoặc không chấp hành sự chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai của cơ quan hoặc người có thẩm quyền.

- Chống đối, cản trở hoặc không chấp hành quyết định huy động nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phục vụ ứng phó khẩn cấp thiên tai của cơ quan hoặc người có thẩm quyền.

- Lợi dụng thiên tai đầu cơ nâng giá hàng hóa, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm để trục lợi, gây thiệt hại tới đời sống dân sinh.

- Sử dụng sai mục đích, chiếm dụng, làm thất thoát tiền và hàng cứu trợ; cứu trợ không kịp thời, không đúng đối tượng.

- Cố ý đưa tin sai sự thật về thiên tai và hoạt động phòng, chống thiên tai.

- Cố ý báo cáo sai sự thật về thiệt hại do thiên tai gây ra.

Quỹ phòng chống thiên tai
Phòng chống thiên tai Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Phòng chống thiên tai
Căn cứ pháp lý
Kênh YouTube THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
MỚI NHẤT
Pháp luật
Biện pháp ứng phó đối với hạn hán và xâm nhập mặn được pháp luật quy định như thế nào? Hộ gia đình, cá nhân có nghĩa vụ như thế nào?
Pháp luật
Quỹ phòng chống thiên tai có được tạm hoãn đóng góp cho tổ chức kinh tế trong nước trên địa bàn đang được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp không?
Pháp luật
Quỹ phòng chống thiên tai có được miễn cho sinh viên đang theo học dài hạn tại các trường đại học hay không?
Pháp luật
Đơn vị nào có trách nhiệm tổ chức thực hiện Đề án nâng cao chất lượng rừng? Nguồn vốn thực hiện lấy từ đâu?
Pháp luật
Doanh nghiệp có được miễn đóng quỹ phòng chống thiên tai khi được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp hay không?
Pháp luật
Chế độ thu, nộp quỹ phòng chống thiên tai hiện nay như thế nào? Ai có trách nhiệm đóng vào quỹ phòng chống, thiên tai?
Pháp luật
Trong những hoạt động về phòng, chống thiên tai thì cơ quan nào giữ vai trò chủ đạo theo quy định?
Pháp luật
Quan điểm lồng ghép nội dung, phòng chống thiên tai vào Quy hoạch, kế hoạch được thực hiện theo hướng nào?
Pháp luật
Trong phòng, chống thiên tai có cần phải đảm bảo tính nhân đạo, công bằng, minh bạch và bình đẳng giới không?
Pháp luật
3 nhiệm vụ quan trọng trong Đề án nâng cao chất lượng rừng nhằm bảo tồn hệ sinh thái rừng và phòng, chống thiên tai đến năm 2030 là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quỹ phòng chống thiên tai
45,246 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quỹ phòng chống thiên tai Phòng chống thiên tai
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào