Quy định về cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn? Không thực hiện cấp dưỡng sẽ bị xử lý như thế nào?
Quy định về cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn?
Tại Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Đồng thời, tại Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cũng quy định:
Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con
Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.
Như vậy, theo quy định sau khi ly hôn thì cha/mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Đây là nghĩa vụ mà cha/mẹ phải thực hiện, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Mức cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn là bao nhiêu?
Mức cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn tại Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
Mức cấp dưỡng
1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Như vậy, không có một mức quy định chung mà việc này là tùy thuộc vào khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng;
Nếu không xác định được mức cụ thể thì khi yêu cầu Tòa án sẽ xác định và đưa ra mức cụ thể.
Cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn (Hình từ Internet)
Không thực hiện cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn sẽ bị xử lý như thế nào?
Nếu không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thì có thể bị xử phạt theo quy định tại Điều 57 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn; từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa anh, chị, em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu theo quy định của pháp luật;
b) Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện nghĩa vụ đóng góp, nuôi dưỡng theo quy định đối với các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo đó, không thực hiện cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Bên cạnh đó, buộc thực hiện nghĩa vụ đóng góp, nuôi dưỡng cho con sau khi ly hôn.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với việc không thực hiện cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn là bao lâu?
Theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình là 01 năm.
2. Thời điểm để tính thời hiệu phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này và các điểm a và b khoản này tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với việc không thực hiện cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngoài phần phí bảo hiểm cơ bản thì bên mua bảo hiểm có thể đóng thêm phí bảo hiểm để đầu tư vào quỹ liên kết chung không?
- Việc thu hồi nhà ở thuộc tài sản công có được thực hiện khi bên thuê trả lại nhà ở đang thuê không?
- Công ty TNHH một thành viên được phát hành cổ phần trong trường hợp nào theo quy định pháp luật doanh nghiệp?
- Thương nhân nộp hồ sơ cấp giấy phép xuất nhập khẩu đến cơ quan có thẩm quyền theo hình thức nào?
- Ngày 23 tháng 11 là ngày gì? Ngày 23 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 23 tháng 11 năm 2024 là ngày mấy âm lịch?