Quy định về bảo quản và vận chuyển thóc, gạo hữu cơ phải tuân thủ những gì? Việc chọn giống lúa hữu cơ đưa vào sản xuất hữu cơ phải đảm bảo các điều kiện thích nghi thế nào?

Xin cho hỏi liên quan đến việc trồng lúa hữu cơ, thu hoạch và bảo quản thóc hữu cơ, xay xát, chế biến và bảo quản gạo hữu cơ theo những nguyên tắc nào? Việc chọn giống lúa hữu cơ đưa vào sản xuất hữu cơ phải đảm bảo các điều kiện thích nghi gì? Về bảo quản và vận chuyển thóc, gạo hữu cơ phải tuân thủ những vấn đề ra sao? Câu hỏi của anh Tuấn đến từ Đăk Nông.

Trồng lúa hữu cơ, thu hoạch và bảo quản thóc hữu cơ, xay xát, chế biến và bảo quản gạo hữu cơ tuân thủ các nguyên tắc nào?

Theo Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-5:2018 về Nông nghiệp hữu cơ - Phần 5: Gạo hữu cơ quy định thì trồng lúa hữu cơ, thu hoạch và bảo quản thóc hữu cơ, xay xát, chế biến và bảo quản gạo hữu cơ tuân thủ các nguyên tắc chung theo Điều 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-1:2017Điều 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-2:2017, cụ thể như sau:

4 Nguyên tắc
4.1 Nguyên tắc sức khỏe
Nông nghiệp hữu cơ cần duy trì và nâng cao sức khỏe của đất, thực vật, động vật, con người và trái đất như một thực thể thống nhất, trọn vẹn và không tách rời.
4.2 Nguyên tắc sinh thái
Nông nghiệp hữu cơ cần dựa trên các hệ sinh thái sống và các chu trình tự nhiên, vận hành phù hợp với chúng, tuân thủ các quy tắc của chúng và giúp bảo vệ tính toàn vẹn và hài hòa của chúng.
4.3 Nguyên tắc công bằng
Nông nghiệp hữu cơ cần xây dựng trên các mối quan hệ đảm bảo tính công bằng đối với môi trường chung và đảm bảo cơ hội sống cho mọi sinh vật.
4.4 Nguyên tắc cẩn trọng
Nông nghiệp hữu cơ cần được quản lý một cách thận trọng và có trách nhiệm để bảo vệ sức khỏe và phúc lợi của các thế hệ hiện tại, tương lai và của môi trường.
...
4 Nguyên tắc
Trồng trọt hữu cơ tuân thủ các nguyên tắc chung theo Điều 4 của TCVN 11041-1:2017 và các nguyên tắc cụ thể như sau:
a) duy trì và tăng cường độ phì của đất tự nhiên, sự ổn định và độ tơi xốp của đất, chống xói mòn đất và giúp cây trồng hấp thu dinh dưỡng chủ yếu thông qua hệ sinh thái đất;
b) giảm thiểu việc sử dụng các nguồn tài nguyên không tái tạo và các vật tư, nguyên liệu đầu vào không có nguồn gốc nông nghiệp;
c) tái chế chất thải và phụ phẩm có nguồn gốc thực vật và động vật làm nguyên liệu đầu vào cho trồng trọt;
d) có tính đến cân bằng sinh thái tại khu vực sản xuất;
e) duy trì sức khỏe của cây trồng bằng các biện pháp phòng ngừa, ví dụ: lựa chọn loài và giống cây trồng kháng sâu bệnh phù hợp, sử dụng biện pháp luân canh thích hợp, sử dụng phương pháp cơ học và vật lý thích hợp, bảo vệ thiên địch của sinh vật gây hại.

Theo đó, về việc trồng lúa hữu cơ, thu hoạch và bảo quản thóc hữu cơ, xay xát, chế biến và bảo quản gạo hữu cơ tuân thủ các nguyên tắc chung theo Điều 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-1:2017 như nguyên tắc sức khỏe, sinh thái và cân bằng.

Bên cạnh đó, tại Điều 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-2:2017 cũng cần đảm bảo các nguyên tắc về trồng trọt hữu cơ.

Quy định về bảo quản và vận chuyển thóc, gạo hữu cơ phải tuân thủ những gì?

Quy định về bảo quản và vận chuyển thóc, gạo hữu cơ phải tuân thủ những gì? (Hình từ Internet)

Quy định về bảo quản và vận chuyển thóc, gạo hữu cơ phải tuân thủ theo những vấn đề gì?

Căn cứ theo Mục 5.6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-5:2018 về Nông nghiệp hữu cơ - Phần 5: Gạo hữu cơ quy định như sau:

Bảo quản và vận chuyển
Theo 5.6 của TCVN 11041-1:2017 và các quy định cụ thể sau đây:
5.6.1 Bảo quản
5.6.1.1 Yêu cầu chung
Thóc, gạo hữu cơ phải được bảo quản riêng rẽ, sạch và hợp vệ sinh. Thóc, gạo hữu cơ phải bảo quản tách biệt với thóc, gạo thông thường.
Tham khảo thực hành bảo quản thóc, gạo nêu trong TCVN 7857-1 (ISO 6322-1), TCVN 7857-2 (ISO 6322-2) và TCVN 7857-3 (ISO 6322-3).
5.6.1.2 Kho bảo quản
Kho bảo quản phải đáp ứng các quy định hiện hành.[7]
Sản phẩm phải được bảo quản trong điều kiện thông gió tốt và quản lý sinh vật gây hại bằng biện pháp cơ học. Kiểm tra kho bảo quản và lưu hồ sơ về lượng và chủng loại sản phẩm được bảo quản.
Phải tuân thủ quy định về bao gói/xếp dỡ, ghi nhãn và nhận biết (giống lúa, ngày thu hoạch, ngày xay xát và tình trạng hữu cơ).
5.6.1.3 Kiểm soát sinh vật gây hại trong quá trình bảo quản
a) Không được khử trùng kho và các phương tiện bảo quản bằng thuốc bảo vệ thực vật và các biện pháp xử lý hóa học khác.
b) Không để các sản phẩm hữu cơ tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các chất nằm ngoài danh mục các chất được phép sử dụng.
c) Không được chiếu xạ sản phẩm hữu cơ để kiểm soát sinh vật gây hại.
d) Các biện pháp kiểm soát côn trùng gây hại trong quá trình bảo quản:
- Làm sạch kho trước khi bảo quản và định kì trong quá trình bảo quản;
- Phun dịch chiết thực vật để diệt côn trùng trên sàn, tường và không gian trống trong kho;
- Trộn hạt thóc, gạo với dịch chiết thực vật;
- Xông kho bảo quản bằng khí cacbon dioxit.
e) Các biện pháp kiểm soát chuột trong kho:
- Giữ kho sạch sẽ, loại bỏ cây cối hoặc cành cây dựa vào kho;
- Sử dụng các loại bẫy chuột;
- Trong trường hợp sử dụng bả diệt chuột, chỉ sử dụng các chất cho phép nêu trong Bảng A.2 của TCVN 11041-2. Các chất độc đối với chuột phải được đặt trong lồng gỗ, thùng carton hoặc hộp nhựa có 2 lỗ. Kích thước của các lỗ này phải đủ lớn để chuột có thể ra vào. Kiểm tra bẫy chuột mỗi ngày.
Các chất độc đối với chuột và xác chuột chết phải được loại bỏ cẩn thận ra khỏi kho để ngăn ngừa ô nhiễm đối với thóc, gạo. Việc quản lý và kiểm soát chuột chỉ được áp dụng đối với kho trống; nếu bắt buộc áp dụng đối với kho đang bảo quản thóc, gạo hữu cơ thì thời gian thải hồi phải gấp đôi thời gian ghi trên nhãn.
CHÚ THÍCH: Các loài chuột thường gây hại trong kho gồm chuột nâu (Rattus norvegicus), chuột đen (Rattus rattus) và chuột nhắt (Rattus exulans). Chuột không chỉ gây ra thiệt hại trực tiếp cho sản phẩm, mà còn làm cho sản phẩm bị ô nhiễm bởi phân, nước tiểu, nước bọt và lông của chúng, làm giảm chất lượng thóc, gạo hữu cơ và gây nhiễm vi sinh vật gây bệnh cho người tiêu dùng.
f) Các biện pháp kiểm soát hạt bị nhiễm nấm:
- Luôn duy trì độ ẩm quy định của thóc, gạo trước khi đưa vào bảo quản và trong quá trình bảo quản;
- Kho bảo quản phải sạch sẽ và thông gió tốt.
5.6.2 Vận chuyển
a) Vật chứa và phương tiện vận chuyển, che phủ thóc, gạo hữu cơ phải sạch, hợp vệ sinh. Không được sử dụng phương tiện đã chở đất, động vật, phân bón hoặc hóa chất có thể gây nhiễm các vi sinh vật gây bệnh và các chất độc hại, trừ khi xe đã được làm sạch đúng cách trước khi sử dụng;
b) Thóc, gạo hữu cơ phải vận chuyển tách biệt với thóc, gạo thông thường;
c) Thóc, gạo hữu cơ không được vận chuyển chung với các vật liệu hoặc các chất bị cấm dùng cho nông nghiệp hữu cơ.

Theo đó, thóc, gạo hữu cơ phải được bảo quản riêng rẽ, sạch và hợp vệ sinh. Thóc, gạo hữu cơ phải bảo quản tách biệt với thóc, gạo thông thường.

Sản phẩm phải được bảo quản trong điều kiện thông gió tốt và quản lý sinh vật gây hại bằng biện pháp cơ học. Kiểm tra kho bảo quản và lưu hồ sơ về lượng và chủng loại sản phẩm được bảo quản. Vật chứa và phương tiện vận chuyển, che phủ thóc, gạo hữu cơ phải sạch, hợp vệ sinh.

Việc chọn giống lúa hữu cơ đưa vào sản xuất hữu cơ phải đảm bảo các điều kiện thích nghi thế nào?

Theo Mục 5.1.6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-5:2018 về Nông nghiệp hữu cơ - Phần 5: Gạo hữu cơ quy định cụ thể như sau:

Chọn giống lúa
5.1.6.1 Chọn giống lúa đưa vào sản xuất hữu cơ có khả năng thích nghi với điều kiện sinh thái của địa phương, chống chịu sinh vật gây hại và đảm bảo duy trì chất lượng giống trong quá trình sản xuất.
5.1.6.2 Không được sử dụng hạt giống biến đổi gen.
5.1.6.3 Nên sử dụng giống lúa bản địa.
5.1.6.4 Ưu tiên sử dụng hạt giống hữu cơ. Nếu không có sẵn hạt giống hữu cơ thì sử dụng hạt giống thu được từ cây lúa đã được canh tác theo phương thức hữu cơ ít nhất một vụ sản xuất.
5.1.6.5 Sử dụng giống lúa không qua xử lý hoặc chỉ xử lý bằng phương pháp vật lý, cơ học, sinh học. Nếu phải sử dụng giống được xử lý bằng hóa chất thì các chất đó phải được nêu trong Bảng A.2 của TCVN 11041-2:2017 và phải loại bỏ các chất đó ra khỏi hạt giống trước khi sử dụng.

Từ quy định trên thì việc chọn giống lúa đưa vào sản xuất hữu cơ có khả năng thích nghi với điều kiện sinh thái của địa phương, chống chịu sinh vật gây hại và đảm bảo duy trì chất lượng giống trong quá trình sản xuất.

Trồng trọt hữu cơ Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Trồng trọt hữu cơ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Khi trồng chè hữu cơ để kiểm soát sinh vật gây hại, cỏ dại và bệnh hại có thể áp dụng các biện pháp nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-2:2017 về trồng trọt hữu cơ trong nông nghiệp hữu cơ như thế nào?
Pháp luật
Kiểm soát ô nhiễm tại các cơ sở trồng trọt hữu cơ như thế nào? Có được sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hay không?
Pháp luật
Xác định vùng canh tác hữu cơ là trách nhiệm của ai? Cá nhân canh tác hữu cơ cần đáp ứng những yêu cầu gì?
Pháp luật
Quy định về bảo quản và vận chuyển thóc, gạo hữu cơ phải tuân thủ những gì? Việc chọn giống lúa hữu cơ đưa vào sản xuất hữu cơ phải đảm bảo các điều kiện thích nghi thế nào?
Pháp luật
Khu vực trồng cây hữu cơ phải đáp ứng các yêu cầu gì? Khi trồng cây hữu cơ thì được sử dụng các chất gì?
Pháp luật
Nguyên tắc quản lý hệ sinh thái cây trồng trong trồng trọt hữu cơ là gì? Các biện pháp ngăn ngừa sinh vật gây hại nào được phép áp dụng?
Pháp luật
Nguyên tắc trồng trọt hữu cơ là gì? Đất trồng rau đổi sang trồng trọt hữu cơ thì phải có thời gian chuyển đổi là bao lâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trồng trọt hữu cơ
2,679 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trồng trọt hữu cơ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Trồng trọt hữu cơ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào