Khu vực trồng cây hữu cơ phải đáp ứng các yêu cầu gì? Khi trồng cây hữu cơ thì được sử dụng các chất gì?

Cho tôi hỏi tôi muốn chuyển sang trồng cây hữu cơ thì cần đáp ứng về khu vực trồng cây hữu cơ như thế nào? Về việc lựa chọn loài và giống cây trồng phải tuân thủ theo nguyên tắc gì? Khi trồng cây hữu cơ thì được sử dụng các chất gì? - Câu hỏi của chị Ly Đỗ đến từ Đồng Nai.

Khu vực trồng cây hữu cơ phải đáp ứng các yêu cầu gì?

Tại tiết 5.1.1 tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-2:2017 về Nông nghiệp hữu cơ - Phần 2: Trồng trọt hữu cơ thì khu vực trồng cây hữu cơ phải đáp ứng các yêu sau:

Các yêu cầu
5.1 Trồng trọt
5.1.1 Khu vực sản xuất
Khu vực trồng trọt hữu cơ phải được khoanh vùng, phải có vùng đệm hoặc hàng rào vật lý tách biệt với khu vực không sản xuất hữu cơ, cách xa khu vực môi trường bị ô nhiễm hoặc khu tập kết, xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, bệnh viện.
Cơ sở phải quy định vùng đệm cụ thể và dễ dàng nhận diện. Chiều cao của cây trồng trong vùng đệm và chiều rộng cụ thể của vùng đệm phụ thuộc vào chiều cao của cây trồng trong khu vực sản xuất thông thường, nguồn gây ô nhiễm cần được xử lý, địa hình của cơ sở và điều kiện khí hậu địa phương.
Nếu có nguy cơ ô nhiễm từ bên ngoài do nguồn nước thì bên ngoài vùng đệm tạo một bờ đất hoặc rãnh thoát nước triệt để nhằm tránh nước xâm lấn, ô nhiễm vào khu vực sản xuất hữu cơ.
Các cây trồng trong vùng đệm không được chứng nhận là sản phẩm hữu cơ.

Theo đó thì đối với khu vực trồng cây hữu cơ phải được khoanh vùng, phải có vùng đệm hoặc hàng rào vật lý tách biệt với khu vực không sản xuất hữu cơ, đồng thời phải ách xa khu vực môi trường bị ô nhiễm hoặc khu tập kết, xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, bệnh viện.

Bên cạnh đó tại tiết 5.1.12 tiểu mục 5.1 này còn có yêu cầu đối với khu vực thu hái tự nhiên khi trồng cây hữu cơ như sau:

Các yêu cầu
5.1 Trồng trọt
...
5.1.12 Thu hái tự nhiên
Khu vực thu hái tự nhiên phải được khoanh vùng cụ thể, rõ ràng; tách biệt khu vực ô nhiễm môi trường hoặc các khu tập trung, xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, bệnh viện.
Việc thu hái các loài thực vật ăn được, sinh trưởng tự nhiên ở các vùng tự nhiên, các vùng đất rừng và đất nông nghiệp được coi là sản xuất hữu cơ với điều kiện:
- Khu vực thu hái không được sử dụng các chất không nêu trong Phụ lục A trong thời gian 36 tháng trước khi thu hái;
- Việc thu hái không xáo trộn sự ổn định của môi trường sống tự nhiên hoặc việc duy trì các loài trong vùng thu hái;
- Sản phẩm phải từ một cơ sở sản xuất thực hiện thu hái sản phẩm, cơ sở đó phải được nhận biết rõ ràng và nắm bắt rõ vùng thu hái.
Trong quá trình thu hoạch, vận chuyển sản phẩm đến nơi sơ chế, chế biến, phải duy trì sự toàn vẹn hữu cơ của sản phẩm. Cơ sở phải có các biện pháp để ngăn ngừa ô nhiễm và ngăn ngừa việc trộn lẫn sản phẩm hữu cơ với sản phẩm không hữu cơ.

Khu vực trồng cây hữu cơ phải đáp ứng các yêu cầu gì? Khi trồng cây hữu cơ thì được sử dụng các chất gì?

Khu vực trồng cây hữu cơ phải đáp ứng các yêu cầu gì? Khi trồng cây hữu cơ thì được sử dụng các chất gì? (Hình từ Internet)

Khi trồng cây hữu cơ thì việc lựa chọn loài và giống cây trồng phải tuân thủ theo nguyên tắc gì?

Tại tiết 5.1.6 tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-2:2017 quy định việc lựa chọn loài và giống cây trồng khi trồng cây hữu cơ có khả năng thích nghi với điều kiện sinh thái của địa phương, chống chịu sinh vật gây hại và đảm bảo duy trì chất lượng giống cây trồng trong quá trình sản xuất.

Hạt giống và vật liệu nhân giống vô tính (ví dụ: cành dùng để giâm hoặc chiết, mắt ghép, mô nuôi cấy...) phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Không sử dụng hạt giống và vật liệu nhân giống từ cây trồng biến đổi gen;

- Ưu tiên sử dụng giống cây trồng được sản xuất hữu cơ;

- Nếu không có sẵn giống hữu cơ thì sử dụng giống thu được từ giống cây trồng thông thường sau khi canh tác theo phương thức sản xuất hữu cơ ít nhất một vụ sản xuất (một thế hệ/vòng đời) đối với cây hàng năm hoặc ít nhất hai vụ thu hoạch đối với cây lâu năm;

- Khuyến khích sử dụng giống cây trồng bản địa. Nếu không có giống bản địa thì sử dụng giống thuộc danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh, có nguồn gốc rõ ràng;

- Sử dụng giống cây trồng không qua xử lý hoặc chỉ xử lý bằng phương pháp vật lý, cơ học, sinh học.

Nếu phải sử dụng giống được xử lý bằng hóa chất thì các chất đó phải được nêu trong Bảng A.2 của Phụ lục A ban hành kèm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-2:2017.

Trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng giống được xử lý bằng hóa chất không nêu trong Bảng A.2 của Phụ lục A ban hành kèm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-2:2017 thì phải loại bỏ các chất đó khỏi giống cây trồng trước khi sử dụng.

Khi trồng cây hữu cơ thì được sử dụng các chất gì?

Tại tiết 5.1.14 tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-2:2017 quy định về các chất được sử dụng khi trồng cây hữu cơ như sau:

Các chất được phép sử dụng trong trồng trọt hữu cơ
Tiêu chí chung đối với các chất được phép sử dụng trong sản xuất hữu cơ được nêu trong 5.1.8 của TCVN 11041-1:2017. Yêu cầu cụ thể và danh mục các chất được phép sử dụng trong trồng trọt hữu cơ được nêu trong Phụ lục A của Tiêu chuẩn này.

Theo đó các tiêu chí của các chất được phép sử dụng quy định tại tiết 5.1.8 tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-1:2017 quy định như sau:

Các chất được phép sử dụng trong sản xuất hữu cơ
Tiêu chí chung đối với các chất được phép sử dụng trong sản xuất hữu cơ:
- các chất này phù hợp với các nguyên tắc của sản xuất hữu cơ;
- việc dùng các chất này thực sự cần thiết và quan trọng đối với việc sử dụng được dự kiến;
- việc sản xuất, sử dụng và thải bỏ các chất này không gây ra hậu quả hoặc không góp phần vào các tác động có hại đối với môi trường;
- các chất này ít gây tác động bất lợi nhất đến sức khỏe và chất lượng sống của người hoặc động vật;
- các chất thay thế đã được phê duyệt không có đủ số lượng và/hoặc chất lượng.
Yêu cầu chi tiết và danh mục các chất được phép sử dụng trong sản xuất hữu cơ được nêu trong các tiêu chuẩn cụ thể.
Nông nghiệp hữu cơ
Trồng trọt hữu cơ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Khi trồng chè hữu cơ để kiểm soát sinh vật gây hại, cỏ dại và bệnh hại có thể áp dụng các biện pháp nào?
Pháp luật
Chứng nhận sản phẩm nông nghiệp hữu cơ là gì? Giấy chứng nhận sản phẩm nông nghiệp hữu cơ có giá trị trong bao nhiêu năm?
Pháp luật
Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ là gì? Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ được đánh giá phù hợp TCVN theo phương thức nào?
Pháp luật
Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là gì? Khi sản xuất nông nghiệp hữu cơ có được sử dụng thuốc trừ sâu bệnh không?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-2:2017 về trồng trọt hữu cơ trong nông nghiệp hữu cơ như thế nào?
Pháp luật
Kiểm soát ô nhiễm tại các cơ sở trồng trọt hữu cơ như thế nào? Có được sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hay không?
Pháp luật
Nông nghiệp hữu cơ là gì? Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong quản lý nhà nước về nông nghiệp hữu cơ là gì?
Pháp luật
Xác định vùng canh tác hữu cơ là trách nhiệm của ai? Cá nhân canh tác hữu cơ cần đáp ứng những yêu cầu gì?
Pháp luật
Việc sản xuất nông nghiệp hữu cơ được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào? Vật tư đầu vào sản xuất nông nghiệp hữu cơ phải đảm bảo điều kiện gì?
Pháp luật
Các chất phụ gia mà các cơ sở sản xuất được sử dụng để sản xuất các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nông nghiệp hữu cơ
2,422 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nông nghiệp hữu cơ Trồng trọt hữu cơ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào