Quy định như thế nào về thiết kế bố trí, diện tích của các phòng chức năng trong khối hành chính quản trị của trường trung học phổ thông để đúng với Tiêu chuẩn?
- Quy định chung về quy hoạch, thiết kế xây dựng đối với trường trung học phổ thông đáp ứng những yêu cầu gì?
- Tiêu chuẩn đối với những khu vực lối vào có bậc của trường trung học phổ thông đảm bảo những gì?
- Khu vực để xe dành cho giáo viên, học sinh của trường trung học phổ thông tuân thủ theo những yêu cầu về diện tích và bố trí thiết kế ra sao?
- Quy định như thế nào về thiết kế bố trí, diện tích của các phòng chức năng trong khối hành chính quản trị của trường trung học phổ thông để đúng với Tiêu chuẩn?
Quy định chung về quy hoạch, thiết kế xây dựng đối với trường trung học phổ thông đáp ứng những yêu cầu gì?
Theo Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8794:2011 về Trường trung học - Yêu cầu thiết kế quy định như sau:
"3 Quy định chung
3.1 Quy hoạch trường trung học phải phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường trung học trên địa bàn và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Chỉ tiêu quy hoạch được xác định theo quy định sau:
- Trường trung học cơ sở : từ 55 chỗ học đến 70 chỗ học cho 1000 dân;
- Trường trung học phổ thông : từ 45 chỗ học đến 60 chỗ học cho 1000 dân.
3.2 Trường trung học được thiết kế tối đa là 45 lớp với số học sinh mỗi lớp không lớn hơn 45 học sinh.
3.3 Quy mô của các trường trung học có nội trú hoặc bán trú được xác định tùy điều kiện cụ thể và được thiết kế theo nhiệm vụ thiết kế riêng.
CHÚ THÍCH: Đối với các trường phổ thông dân tộc nội trú cần bố trí nhà công vụ cho giáo viên.
3.4 Có thể thiết kế xây dựng các trường có nhiều cấp học khác nhau trên cùng một khu đất nhưng phải đảm bảo sự hoạt động riêng biệt của từng cấp học.
CHÚ THÍCH: Tỷ lệ giữa các cấp học tùy thuộc quy mô và yêu cầu thực tế nơi xây dựng và các quy định có liên quan.
3.5 Trường trung học được thiết kế với cấp công trình theo quy định trong văn bản về phân loại, phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị [1].
3.6 Trong một trường được phép thiết kế xây dựng các hạng mục có cấp công trình khác nhau, nhưng phải ưu tiên cấp công trình cao nhất cho khối nhà học.
3.7 Các yêu cầu đảm bảo an toàn sinh mạng và sức khoẻ cho học sinh phải tuân thủ các quy định trong văn bản về an toàn sinh mạng và sưc khỏe trong nhà và công trình [2].
3.8 Khi thiết kế, xây dựng trường trung học phải tính đến nhu cầu tiếp nhận học sinh khuyết tật và tuân theo quy định trong TCVN2) : , Công trình dân dụng - Nguyên tắc cơ bản xây dựng công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng."
Quy định như thế nào về thiết kế bố trí, diện tích của các phòng chức năng trong khối hành chính quản trị của trường trung học phổ thông để đúng với Tiêu chuẩn?
Tiêu chuẩn đối với những khu vực lối vào có bậc của trường trung học phổ thông đảm bảo những gì?
Theo tiểu mục 5.1.4 Mục 5.1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8794:2011 về Trường trung học - Yêu cầu thiết kế quy định như sau:
"5.1 Yêu cầu chung
...
5.1.4 Đối với các khu vực mà lối vào có bậc phải đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Chiều cao bậc không lớn hơn 150 mm;
b) Bề rộng mặt bậc không nhỏ hơn 300 mm;
c) Nếu có quá 3 bậc thì phải bố trí tay vịn. Đường kính tay vịn từ 25 mm đến 40 mm được lắp đặt ở độ cao không lớn hơn 900 mm."
Khu vực để xe dành cho giáo viên, học sinh của trường trung học phổ thông tuân thủ theo những yêu cầu về diện tích và bố trí thiết kế ra sao?
Theo tiểu mục 5.6.4 Mục 5.6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8794:2011 về Trường trung học - Yêu cầu thiết kế quy định về khu vực để xe của trường như sau:
"5.6.4 Trong trường trung học cần bố trí chỗ để xe cho giáo viên và học sinh riêng biệt, đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Số lượng xe tính với tỷ lệ từ 50 % đến 70 % tổng số học sinh và từ 60 % đến 90 % tổng số giáo viên, cán bộ nhân viên;
b) Tiêu chuẩn diện tích: 0,9 m2/xe đạp; 2,5 m2/xe máy; 25 m2/ôtô;
c) Bố trí khu vực để xe cho học sinh khuyết tật gần lối vào.
CHÚ THÍCH:
1) Chỗ để xe của khách và phụ huynh tính với tỷ lệ 50 % tổng số học sinh và cần bố trí riêng biệt.
2) Số lượng và yêu cầu thiết kế chỗ để xe tham khảo TCVN12) : , Công trình dân dụng Nguyên tắc xây dựng công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng."
Quy định như thế nào về thiết kế bố trí, diện tích của các phòng chức năng trong khối hành chính quản trị của trường trung học phổ thông để đúng với Tiêu chuẩn?
Theo Mục 5.4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8794:2011 về Trường trung học - Yêu cầu thiết kế quy định về khối hành chính quản trị của trường trung học phổ thông như sau:
"5.4 Khối hành chính quản trị
5.4.1 Khối hành chính quản trị gồm các phòng chức năng sau:
- Phòng hiệu trưởng;
- Phòng Phó hiệu trưởng;
- Văn phòng;
- Phòng Hội đồng giáo viên;
- Phòng hoạt động Công đoàn;
- Phòng nghỉ giáo viên;
- Phòng y tế học đường;
- Kho;
- Phòng thường trực, bảo vệ.
5.4.2 Phòng làm việc của Hiệu trưởng được đặt ở vị trí thuận tiện cho yêu cầu quản lý của nhà trường. Diện tích làm việc từ 12,0 m2 đến 15,0 m2 (chưa kể diện tích tiếp khách).
5.4.3 Phòng làm việc của các Phó Hiệu trưởng (chưa kể diện tích tiếp khách) từ 10 m2 đến 12 m2.
5.4.4 Phòng khách bố trí liền kề với phòng Hiệu trưởng, diện tích không nhỏ hơn 18 m2/phòng.
5.4.5 Văn phòng, phòng hoạt động Công đoàn được thiết kế với chỉ tiêu diện tích không nhỏ hơn 6m2/ người.
5.4.6 Thiết kế một kho hành chính cạnh văn phòng có diện tích không nhỏ hơn 9 m2.
5.4.7 Phòng Hội đồng giáo viên được tính cho tổng số giáo viên trực tiếp giảng dạy của trường với tiêu chuẩn diện tích không nhỏ hơn 1,20 m2/giáo viên.
5.4.8 Điều kiện cho phép nên bố trí phòng nghỉ giáo viên nên bố trí theo tầng ở khối lớp học, với diện tích không nhỏ hơn 12 m2/phòng.
5.4.9 Kho dụng cụ chung và học phẩm của trường có diện tích không nhỏ hơn 48 m2.
5.4.10 Phòng y tế của trường có diện tích không nhỏ hơn 24 m2.
5.4.11 Phòng thường trực bảo vệ đặt ở gần lối ra vào của trường, có vị trí quan sát thuận lợi có diện tích không nhỏ hơn 6 m2/phòng.
CHÚ THÍCH: Phòng thường trực bảo vệ có yêu cầu trực đêm được tính với chỉ tiêu diện tích 9 m2/chỗ trực."
Như vậy khối hành chính quản trị tại trường trung học phổ thông gồm những phòng chức năng đó là:
- Phòng hiệu trưởng;
- Phòng Phó hiệu trưởng;
- Văn phòng;
- Phòng Hội đồng giáo viên;
- Phòng hoạt động Công đoàn;
- Phòng nghỉ giáo viên;
- Phòng y tế học đường;
- Kho;
- Phòng thường trực, bảo vệ.
Và thiết kế bố trí cũng như diện tích của từng phòng được quy định cụ thể từ tiểu mục 5.4.2 đến tiểu mục 5.4.11 Mục 5.4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8794:2011.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?