Quy định đối với người vận hành nồi hơi và bình chịu áp lực cần đáp ứng các điều kiện nào? Đối với nồi hơi và bình chịu áp lực không rõ xuất xứ thì người bán xử lý ra sao?
Quy định đối với người vận hành nồi hơi và bình chịu áp lực cần đáp ứng các điều kiện nào?
Nồi hơi và bình chịu áp lực (Hình từ Internet)
Đối với việc vận hành nồi hơi và bình chịu áp lực, bạn xem tại Mục 8.1.3 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01:2008/BLĐTBXH như sau:
Quy định về người quản lý, vận hành nồi hơi, bình chịu áp lực và thợ hàn áp lực
8.1. Người vận hành nồi hơi, bình chịu áp lực phải được đào tạo, huấn luyện về nghiệp vụ nêu tại Điều 5.1.8 của Quy chuẩn này được quy định như sau:
...
8.1.3. Cấp bằng nghề, chứng chỉ nghề, giấy chứng nhận huấn luyện an toàn về nghiệp vụ:
+ Việc cấp bằng nghề, chứng chỉ nghề phải do cơ sở có chức năng nêu tại Mục 5.1.8 thực hiện và phải tuân thủ theo quy định hiện hành của Nhà nước về dạy nghề.
+ Người vận hành chính nồi hơi sản xuất điện- nhiệt phải có bằng nghề, các nồi hơi khác phải có chứng chỉ nghề
+ Người theo dõi phục vụ, không vận hành trực tiếp nồi hơi nêu trong điều 5.2.5 của Quy chuẩn này và người vận hanh bình chịu áp lực tối thiểu phải có chứng nhận huấn luyện an toàn về nghiệp vụ.
...
Cụ thể tại Mục 5.1.8 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01:2008/BLĐTBXH có quy định thì chỉ được bố trí người từ 18 tuổi trở lên, đủ sức khoẻ; đã qua đào tạo, huấn luyện về nghiệp vụ (theo quy định tại Điều 8.1 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01:2008/BLĐTBXH), được huấn luyện an toàn có kiểm tra sát hạch đạt yêu cầu theo quy định của pháp luật về huấn luyện an toàn, được chủ cơ sở cấp thẻ an toàn lao động và giao nhiệm vụ bằng văn bản vào vận hành nồi hơi, bình chịu áp lực.
Theo đó ngoài việc đào tạo, huấn luyện về nghiệp vụ thì người vận hành nồi hơi và bình chịu áp lực cần có bằng nghề, chứng chỉ nghề tương ứng.
Đối với nồi hơi và bình chịu áp lực không rõ xuất xứ thì người bán xử lý như thế nào?
Theo Mục 3.2.2.2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01:2008/BLĐTBXH quy định thì:
3.2.2. Đối với nồi hơi, bình chịu áp lực khi không rõ xuất xứ hoặc có xuất xứ nhưng hồ sơ không đầy đủ theo quy định tại Điều 2.4.4.3 của Quy chuẩn này thì người bán nồi hơi, bình chịu áp lực tự tổ chức bổ sung, lập lại hoặc có thể thuê cơ sở, cá nhân có tư cách pháp nhân lập lại hồ sơ cho thiết bị theo quy định sau:
Đối với nồi hơi, bình chịu áp lực không rõ xuất xứ.
Cho phép lập lại hồ sơ khi các thiết bị này khi có kết cấu không vi phạm tiêu chuẩn Việt Nam về kỹ thuật an toàn hiện hành và theo quy định sau:
a. Trường hợp phân tích, xác định được thành phần, tính chất cơ học của thép chế tạo phù hợp với loại thép tương ứng được phép chế tạo thì trong thuyết minh tính toán sức bền của các chi tiết chịu áp lực, ứng suất bền sử dụng để tính được lấy từ kết quả kiểm tra của thép chế tạo và áp suất làm việc cho phép xác định qua tính kiểm tra sức bền.
b. Trường hợp không phân tích, xác định được thành phần, tính chất cơ học của thép chế tạo thì trong thuyết minh tính toán sức bền của các chi tiết chịu áp lực, ứng suất bền sử dụng để tính không được vượt quá 334 Mpa , thông số kỹ thuật làm việc cho phép xác định qua tính kiểm tra sức bền và chỉ áp dụng cho bình chịu áp lực.
Các nồi hơi, bình chịu áp lực nói tại tiết b, Khoản 1 và tiết a, b Khoản 2 Điều này đều phải kiểm tra mối hàn áp lực theo quy định của tiêu chuẩn Việt Nam về kỹ thuật an toàn hiện hành.
Người bán phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về hồ sơ đã lập.
Như vậy, khi đối với nồi hơi, bình chịu áp lực khi không rõ xuất xứ hoặc có xuất xứ nhưng hồ sơ không đầy đủ theo quy định tại Mục 2.4.4.3 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01:2008/BLĐTBXH thì người bán nồi hơi, bình chịu áp lực tự tổ chức bổ sung, lập lại hoặc có thể thuê cơ sở, cá nhân có tư cách pháp nhân lập lại hồ sơ cho thiết bị, cho phép lập lại hồ sơ khi các thiết bị này khi có kết cấu không vi phạm tiêu chuẩn Việt Nam về kỹ thuật an toàn hiện hành.
Quy định chung về việc quản lý, sử dụng nồi hơi và bình chịu áp lực là gì?
Theo Mục 5 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01:2008/BLĐTBXH có quy định về việc quản lý, sử dụng nồi hơi và bình chịu áp lực như sau:
- Người sử dụng nồi hơi, bình chịu áp lực phải lập sổ theo dõi quản lý nồi hơi, bình chịu áp lực trong đó bắt buộc có các nội dung quản lý như: Lịch bảo dưỡng, tu sửa, kiểm tra vận hành, kiểm định... Tổ chức thực hiện kiểm tra vận hành, kiểm định đúng thời hạn.
- Cấm người sử dụng nồi hơi, bình chịu áp lực đưa vào vận hành nồi hơi, bình chịu áp lực đã quá thời hạn kiểm định. Không cho phép sử dụng áp kế chưa được kiểm định hoặc đã quá thời hạn kiểm định; van an toàn không bảo đảm, mất niêm phong hoặc chưa được kiểm định hiệu chỉnh hoặc đã quá thời hạn kiểm định (đối với các van an toàn của bình chịu áp lực, bồn bể, chai làm việc hoặc chứa các môi chất độc hại, dễ cháy nổ mà không cho phép kiểm tra hoạt động của chúng thường xuyên).
- Người sử dụng nồi hơi, bình chịu áp lực phải căn cứ hướng dẫn sử dụng của người chế tạo, tiêu chuẩn Việt Nam về kỹ thuật an toàn hiện hành, tình trạng, chế độ làm việc thực tế của nồi hơi, bình chịu áp lực để xây dựng lịch bảo dưỡng, tu sửa trong đó nêu rõ thời gian, chi tiết phải kiểm tra để bảo dưỡng, tu sửa, thay thế.
- Người sử dụng nồi hơi, bình chịu áp lực phải căn cứ vào hướng dẫn sử dụng của người chế tạo, tiêu chuẩn Việt Nam về kỹ thuật an toàn hiện hành và đặc điểm riêng của thiết bị, xây dựng và ban hành nội quy, quy trình vận hành an toàn cho từng nồi hơi, bình chịu áp lực và đây là một trong những tài liệu bắt buộc sử dụng trong huấn luyện an toàn lần đầu và định kỳ hàng năm cho ngươì vận hành và quản lý vận hành (nếu có).
- Tại nơi đặt nồi hơi, bình chịu áp lực phải có bảng tóm tắt quy trình vận hành và xử lý sự cố treo ở vị trí phù hợp sao cho người vận hành dễ thấy, dễ đọc nhưng không làm ảnh hưởng đến việc vận hành.
- Người sử dụng nồi hơi, bình chịu áp lực phải có biện pháp bảo vệ chống sét an toàn cho nồi hơi, các bình chịu áp lực đặt cố định; trang bị các phương tiện chữa cháy cần thiết theo quy định của cơ quan phòng cháy, chữa cháy. Xây dựng phương án, tổ chức chữa cháy khi có cháy, nổ xẩy ra.
Đảm bảo các điều kiện về an toàn điện cho người và thiết bị. Thiết bị điện ở các khu vực dễ cháy nổ, kho chứa nhiên liệu lỏng, khí ... phải là loại phòng chống nổ.
- Người sử dụng nồi hơi, bình chịu áp lực phải có quyết định phân công người có năng lực, trách nhiệm để quản lý nồi hơi, bình chịu áp lực. Người quản lý nồi hơi, bình chịu áp lực có những nhiệm vụ chính sau đây:
+ Quản lý nồi hơi, bình chịu áp lực và các thiết bị phụ của nó phù hợp với những yêu cầu đã quy định, bảo đảm an toàn cho nồi hơi, bình chịu áp lực trong suốt quá trình hoạt động
+ Bảo đảm thực hiện các chế độ bảo dưỡng, tu sửa, kiểm tra vận hành, kiểm định đúng thời hạn quy định cho nồi hơi, bình chịu áp lực; thực hiện kiểm tra, kiểm định định kỳ cho các thiết bị đo lường, bảo vệ, an toàn, tự động
+ Khắc phục kịp thời các hư hỏng trong quá trình vận hành
+ Tổ chức thực hiện huấn luyện, kiểm tra, sát hạch lần đầu và định kỳ nội quy, quy trình vận hành và xử lý sự cố an toàn cho những người thuộc quyền.
+ Đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành nội quy, quy trình vận hành an toàn của những người thuộc quyền.
+ Trang bị các phương tiện bảo vệ cá nhân cho người vận hành và đôn đốc, kiểm tra việc sử dụng phương tiện.
- Chỉ được bố trí người từ 18 tuổi trở lên, đủ sức khoẻ; đã qua đào tạo, huấn luyện về nghiệp vụ (theo quy định tại Điều 8.1 của Quy chuẩn này), được huấn luyện an toàn có kiểm tra sát hạch đạt yêu cầu theo quy định của pháp luật về huấn luyện an toàn, được chủ cơ sở cấp thẻ an toàn lao động và giao nhiệm vụ bằng văn bản vào vận hành nồi hơi, bình chịu áp lực.
- Người sử dụng nồi hơi, bình chịu áp lực phải tổ chức huấn luyện người vận hành nồi hơi, bình chịu áp lực đúng quy trình vận hành đã được ban hành. Khi có sự thay đổi về đặc tính, thông số kỹ thuật thì phải sửa, bổ sung ban hành quy trình vận hành và huấn luyện lại cho người vận hành theo quy trình vận hành mới, kiểm tra sát hạch đạt yêu cầu mới bố trí họ trở lại vận hành.
- Phải tổ chức huấn luyện, kiểm tra sát hạch lại người vận hành nồi hơi, bình áp lực đã nghỉ vận hành liên tục quá 12 tháng hoặc chuyển sang vận hành nồi hơi, bình chịu áp lực khác loại.
- Người vận hành nồi hơi, bình chịu áp lực phải tuân thủ đầy đủ các quy trình vận hành, quy trình xử lý sự cố đã được ban hành và huấn luyện; sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân theo đúng quy định.
- Cấm chèn, hãm van an toàn và điều chỉnh thông số thiết bị bảo vệ của nồi hơi, bình chịu áp lực trong khi đang vận hành và trong chu kỳ vận hành.
Trên đây là các quy định chung trong việc quản lý, sử dụng nồi hơi và bình chịu áp lực. Bạn có thể tham khảo để biết thêm chi tiết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?
- Viết bài văn tả con vật trên tivi lớp 4? Tả con vật em đã được quan sát trên ti vi lớp 4 hay nhất?
- Phạm vi hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào? Bộ máy giúp việc của Quỹ Hỗ trợ nông dân gồm có ai?