Quy định công suất phát điện tối đa của hệ thống điện mặt trời mái nhà là bao nhiêu MW? Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động và sử dụng điện lực?
Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động điện lực và sử dụng điện?
Căn cứ Điều 7 Luật Điện lực 2004 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
"Điều 7. Các hành vi bị cấm trong hoạt động điện lực và sử dụng điện
1. Phá hoại các trang thiết bị điện, thiết bị đo đếm điện và công trình điện lực.
2. Hoạt động điện lực không có giấy phép theo quy định của Luật này.
3. Đóng, cắt điện trái quy định của pháp luật.
4. Vi phạm các quy định về an toàn trong phát điện, truyền tải điện, phân phối điện và sử dụng điện.
5. Cản trở việc kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện.
6. Trộm cắp điện.
7. Sử dụng điện để bẫy, bắt động vật hoặc làm phương tiện bảo vệ, trừ trường hợp được quy định tại Điều 59 của Luật này.
8. Vi phạm các quy định về bảo vệ hành lang an toàn lưới điện, khoảng cách an toàn của đường dây và trạm điện.
9. Cung cấp thông tin không trung thực làm tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực và sử dụng điện.
10. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để gây sách nhiễu, phiền hà, thu lợi bất chính trong hoạt động điện lực và sử dụng điện.
11. Các hành vi khác vi phạm quy định của pháp luật về điện lực."
Theo đó, các hành vi theo quy định nêu trên thuộc hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện lực và sử dụng điện.
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà gồm những gì?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 18/2020/TT-BCT quy định về trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan như sau:
"Điều 8. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan
1. Bên mua điện
a) Tập đoàn Điện lực Việt Nam công bố nội dung hồ sơ xin thỏa thuận đấu nối, thí nghiệm, ký hợp đồng mua bán điện và nghiệm thu để đưa vào vận hành áp dụng cho hệ thống điện mặt trời mái nhà; định kỳ 6 tháng thực hiện tổng hợp, báo cáo gửi Bộ Công Thương về tình hình phát triển hệ thống điện mặt trời mái nhà trên toàn quốc.
b) Chịu trách nhiệm kiểm tra, theo dõi hoạt động vận hành các nhà máy điện mặt trời (bao gồm cả điện mặt trời mái nhà và điện mặt trời nối lưới) theo đúng quy định của pháp luật, trường hợp phát hiện có sự xâm nhập trái phép từ bên ngoài, phần mềm giám sát thiết bị hoạt động nhà máy điện của Bên bán điện chứa các nội dung vi phạm pháp luật, thực hiện tạm dừng kết nối với hệ thống điện, lập biên bản và báo cáo Bộ Công Thương để xử lý.
2. Bên bán điện
a) Tuân thủ quy định vận hành, điều độ hệ thống điện, quy định hệ thống điện truyền tải, quy định hệ thống điện phân phối do Bộ Công Thương ban hành.
b) Thường xuyên kiểm tra hoạt động vận hành, phần mềm giám sát hoạt động thiết bị điện mặt trời và có phương án chống sự can thiệp, xâm nhập trái phép từ bên ngoài.
c) Không vi phạm các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn thông tin.
d) Thực hiện công tác bảo vệ môi trường, phòng chống cháy, nổ và an toàn điện theo đúng quy định của pháp luật.
đ) Thu gom, tháo dỡ, hoàn trả mặt bằng và chịu trách nhiệm xử lý toàn bộ vật tư, thiết bị, chất thải phát sinh của các công trình điện mặt trời trong quá trình xây dựng, vận hành hoặc khi kết thúc dự án điện mặt trời nối lưới, hệ thống điện mặt trời mái nhà theo đúng quy định của pháp luật về môi trường."
Như vậy, khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà thì các bên mua điện và bên bán điện cần thực hiện các trách nhiệm theo quy định vừa nêu trên.
Quy định công suất phát điện tối đa của hệ thống điện mặt trời mái nhà là bao nhiêu MW? Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động và sử dụng điện lực? (Hình từ Internet)
Quy định công suất phát điện tối đa của hệ thống điện mặt trời mái nhà là bao nhiêu MW?
Căn khoản 5 Điều 3 Quyết định 13/2020/QĐ-TTg định nghĩa về hệ thống điện mặt trời mái nhà như sau:
"Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Quyết định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
5. Hệ thống điện mặt trời mái nhà là hệ thống điện mặt trời có các tấm quang điện được lắp đặt trên mái nhà của công trình xây dựng và có công suất không quá 01 MW, đấu nối trực tiếp hoặc gián tiếp vào lưới điện có cấp điện áp từ 35 kV trở xuống của Bên mua điện.
..."
Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 18/2020/TT-BCT quy định phát triển hệ thống điện mặt trời mái nhà như sau:
"Điều 5. Phát triển hệ thống điện mặt trời mái nhà
...
2. Trình tự thực hiện đối với hệ thống điện mặt trời mái nhà
a) Bên bán điện đăng ký đấu nối với Bên mua điện các thông tin bao gồm địa điểm lắp đặt, quy mô công suất (không quá 01 MW và 1,25 MWp), đường dây tải điện, điểm đấu nối dự kiến.
..."
Như vậy theo quy định trên thì đối với hệ thống điện mặt trời mái nhà công suất điện không được vượt quá 01MW hoặc 1.25 MWp.
Do đó, Công ty Điện lực X bổ sung điều khoản về việc công suất điện từ hệ thống điện mặt trời mái nhà có thể vượt quá 01MW là không phù hợp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?