Quy định chung đối với công trình công cộng là gì? Bậc thềm, lan can, đường dốc của nhà và công trình công cộng yêu cầu về diện tích như thế nào?
Quy định chung đối với công trình công cộng là gì?
Theo Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4319:2012 về Nhà công trình công cộng - Nguyên tắc cơ bản để thiết kế có quy định như sau:
Quy định chung
4.1. Thiết kế nhà và công trình công cộng phải đảm bảo an toàn, bền vững, thích dụng, mỹ quan, phù hợp với điều kiện khí hậu tự nhiên và đáp ứng nhu cầu sử dụng.
4.2. Nhà và công trình công cộng trong đô thị khi xây dựng mới, cải tạo, chỉnh trang, nâng cấp phải phù hợp với quy hoạch xây dựng chi tiết hoặc thiết kế đô thị được duyệt, tuân thủ giấy phép xây dựng và các qui định tại quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị của địa phương;
4.3. Không được chiếm dụng trái phép không gian đô thị nhằm mục đích tăng diện tích sử dụng công trình.
4.4. Khi thiết kế nhà và công trình công cộng phải căn cứ vào những điều kiện khí hậu tự nhiên, địa chất thủy văn, các tiện nghi phục vụ công cộng, khả năng xây lắp, cung ứng vật tư và sử dụng vật liệu địa phương.
4.5. Chiều cao nhà và công trình công cộng tùy thuộc vào đồ án quy hoạch được duyệt, tính chất công trình, yêu cầu kỹ thuật và điều kiện kinh tế của từng địa phương để lựa chọn cho phù hợp.
4.6. Nhà và công trình công cộng được thiết kế với cấp công trình theo qui định về phân loại, phân cấp công trình xây dựng dân dụng [1].
4.7. Nhà và công trình công cộng phải đảm bảo an toàn sinh mạng, vệ sinh môi trường, thông gió, chiếu sáng tự nhiên, chiếu sáng nhân tạo [2], đảm bảo an toàn cháy cho nhà và công trình [3].
4.8. Nhà và công trình công cộng được xây dựng ở vùng có động đất hoặc trên nền đất lún phải tuân theo qui định trong TCVN 9386-1:2012.
4.9. Trường hợp nhà và công trình công cộng có chiều dài lớn phải thiết kế khe lún. Khoảng cách giữa các khe lún không lớn hơn 60 m, khoảng cách giữa các khe co giãn trên mái không lớn hơn 15 m.
4.10. Cấu tạo và vật liệu của khe lún phải dựa vào vị trí và yêu cầu để có các biện pháp chống thấm, chống cháy, giữ nhiệt, chống mối mọt phù hợp.
4.11. Mặt ngoài công trình không được sử dụng màu sắc, vật liệu gây ảnh hưởng tới thị giác, sức khỏe con người, yêu cầu về vệ sinh và an toàn giao thông.
Đối với các công trình xây dựng được cấp phép xây dựng mới bên trong khu vực đã được công nhận là di sản văn hóa phải nghiên cứu hình thức kiến trúc phù hợp, sử dụng vật liệu tương đồng về màu sắc, chất liệu với công trình di sản của khu vực;
4.12. Thiết kế, xây dựng nhà và công trình công cộng phải đảm bảo cho người khuyết tật tiếp cận sử dụng như qui định trong TCXDVN 264:2002.
Như vậy, thiết kế công trình công cộng phải đảm bảo an toàn, bền vững, thích dụng, mỹ quan, phù hợp với điều kiện khí hậu tự nhiên và đáp ứng nhu cầu sử dụng.
Nhà và công trình công cộng phải đảm bảo an toàn sinh mạng, vệ sinh môi trường, thông gió, chiếu sáng tự nhiên, chiếu sáng nhân tạo, đảm bảo an toàn cháy cho nhà và công trình.
Quy định chung đối với công trình công cộng là gì? (Hình từ Internet)
Nhà và công trình công cộng yêu cầu về mặt bằng phải ở vị trí như thế nào?
Theo Mục 5.2.4, Mục 5.2.5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4319:2012 về Nhà công trình công cộng - Nguyên tắc cơ bản để thiết kế có quy định thì:
* Trường hợp nhà và công trình công cộng tập trung nhiều người như rạp chiếu bóng, nhà hát, trung tâm văn hóa, hội trường, triển lãm, hội chợ, ngoài việc tuân theo các qui định có liên quan còn phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Mặt bằng ít nhất phải có một mặt trực tiếp mở ra đường phố
- Tránh mở cổng chính trực tiếp ra trục đường giao thông
- Tại khu vực cổng ra vào công trình cần có diện tích tập kết người và xe trước cổng (còn gọi là vịnh đậu xe). Diện tích này được xác định theo yêu cầu sử dụng và quy mô công trình
- Cổng và phần hàng rào giáp hai bên cổng phải lùi sâu vào so với chỉ giới xây dựng không nhỏ hơn 4 m.
* Trường hợp nhà và công trình công cộng đặt trên các tuyến đường giao thông chính thì vị trí lối vào công trình phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Cách ngã tư đường giao thông chính, không nhỏ hơn 70 m
- Cách bến xe công cộng, không nhỏ hơn 10 m
- Cách lối ra của công viên, trường hợp, các công trình kiến trúc cho trẻ em và người khuyết tật, không nhỏ hơn 20 m.
Theo đó, về mặt bằng thì trong trường hợp nhà và công trình công cộng tập trung nhiều người như rạp chiếu bóng, nhà hát, trung tâm văn hóa, hội trường, triển lãm, hội chợ, ngoài việc tuân theo các qui định có liên quan còn phải đảm bảo các yêu cầu mặt bằng ít nhất phải có một mặt trực tiếp mở ra đường phố; tránh mở cổng chính trực tiếp ra trục đường giao thông;...
Bậc thềm, lan can, đường dốc của nhà và công trình công cộng yêu cầu về diện tích ra sao?
Tại Mục 6.4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4319:2012 về Nhà công trình công cộng - Nguyên tắc cơ bản để thiết kế có quy định về bậc thềm, lan can, đường dốc như sau:
Bậc thềm, lan can, đường dốc
6.4.1. Bậc thềm ở nơi tập trung đông người có số bậc lớn hơn 3 cần có lan can bảo vệ và bố trí tay vịn hai bên.
6.4.2. Chiều rộng mặt bậc của bậc thềm không nhỏ hơn 0,3m. Chiều cao bậc không lớn hơn 0,15m.
6.4.3. Ở tất cả nơi có tiếp giáp với bên ngoài (như ban công, hành lang ngoài, hành lang bên trong, giếng trời bên trong, mái có người lên, cầu thang ngoài nhà….) phải bố trí lan can bảo vệ và đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Lan can phải làm bằng vật liệu kiên cố, vững chắc, chịu được tải trọng ngang, được tính toán theo qui định trong TCVN 2737;
b) Chiều cao lan can không nhỏ hơn 1,1m tính từ mặt sàn hoàn thiện đến phía trên tay vịn;
c) Trong khoảng cách 0,1 m tính từ mặt nhà hoặc mặt sàn của lan can không được để hở;
d) Khoảng cách thông thủy giữa các thanh đứng không lớn hơn 0,1 m;
e) Chiều cao tối thiểu của lan can được qui định trong Bảng 1.
Bảng 1 – Chiều cao tối thiểu của lan can
Đơn vị tính bằng milimét
6.4.4. Đối với lối vào có bậc cần thiết kế đường dốc đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng với độ dốc từ 1/12 đến 1/20 và tuân theo qui định trong TCXDVN 264:2002.
6.4.5. Đường dốc phải bằng phẳng, không gồ ghề, không trơn trượt và có tay vịn ở cả hai phía.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công dân Việt Nam khi xuất cảnh mang theo đồng Việt Nam tiền mặt bao nhiêu thì phải khai báo Hải quan cửa khẩu?
- Tranh chấp lao động phát sinh trong quá trình thương lượng tập thể có được xem là tranh chấp lao động tập thể về lợi ích?
- Mẫu bản cam kết chống biểu hiện suy thoái, tự diễn biến, tự chuyển hóa của đảng viên mới nhất là mẫu nào?
- Công ty có được đóng cửa tạm thời nơi làm việc trong thời gian đình công không? Trường hợp cấm đóng cửa tạm thời nơi làm việc?
- Mẫu Quyết định phúc thẩm giải quyết việc dân sự mới nhất là mẫu nào? Tải mẫu? Hướng dẫn viết mẫu?