Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam mở tài khoản tại Ngân hàng thương mại để làm gì? Việc chi không thường xuyên của Quỹ gồm nội dung nào?
Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam mở tài khoản tại Ngân hàng thương mại để làm gì?
Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam mở tài khoản tại Ngân hàng thương mại để làm gì, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 180/2016/TT-BTC như sau:
Mở tài khoản giao dịch
Quỹ và Ban Quản lý Chương trình thực hiện mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng thương mại để phản ánh các nội dung thu chi, cụ thể như sau:
1. Mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để phản ánh các khoản thu, chi đảm bảo hoạt động thường xuyên của Quỹ và của Ban Quản lý Chương trình; ủy thác thanh toán các dự án thuộc Chương trình viễn thông công ích.
2. Mở tài khoản tại Ngân hàng thương mại để:
a) Thu các khoản đóng góp của doanh nghiệp viễn thông vào Quỹ theo quy định;
b) Chi một số khoản chi đặc thù, gồm: Chi hoàn trả các khoản đã thu cho doanh nghiệp viễn thông (nếu có).
3. Sau khi thu các khoản đóng góp của doanh nghiệp viễn thông vào tài khoản của Quỹ tại Ngân hàng thương mại, trong phạm vi 10 ngày làm việc, Quỹ có trách nhiệm làm thủ tục chuyển vào tài khoản tiền gửi mở tại Kho bạc Nhà nước.
Như vậy, theo quy định trên thì quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam mở tài khoản tại Ngân hàng thương mại để:
- Thu các khoản đóng góp của doanh nghiệp viễn thông vào Quỹ theo quy định;
- Chi một số khoản chi đặc thù, gồm: Chi hoàn trả các khoản đã thu cho doanh nghiệp viễn thông (nếu có).
Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam mở tài khoản tại Ngân hàng thương mại để làm gì? Việc chi không thường xuyên của Quỹ gồm nội dung nào? (Hình từ Internet)
Nguồn kinh phí Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam đến từ đâu?
Nguồn kinh phí Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam được quy định tại Điều 2 Thông tư 180/2016/TT-BTC như sau:
- Từ nguồn 5% tổng số doanh thu mà các doanh nghiệp viễn thông có nghĩa vụ phải đóng góp vào Quỹ theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Quyết định 11/2014/QĐ-TTg;
- Nguồn tài trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
- Nguồn thu hợp pháp khác (nếu có).
Việc chi không thường xuyên của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam gồm những nội dung nào?
Việc chi không thường xuyên của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam gồm những nội dung được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Thông tư 180/2016/TT-BTC như sau:
Nội dung chi
1. Chi đảm bảo hoạt động của Quỹ:
a) Chi thường xuyên:
- Chi trả các khoản tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định; các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp và các khoản thanh toán cá nhân khác theo chế độ hiện hành của nhà nước;
- Chi mua sắm vật tư, nguyên liệu như văn phòng phẩm, vật tư văn phòng, và các khoản chi khác như in ấn, mua tài liệu chuyên môn, in các biểu mẫu, chứng chỉ, giấy chứng nhận và các ấn phẩm khác;
- Chi đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn theo các tiêu chuẩn chức danh quy định đối với công chức, người lao động của Quỹ;
- Chi hội nghị, hội thảo, khảo sát trong nước và ngoài nước về chuyên môn, nghiệp vụ; chi hợp tác quốc tế, đoàn ra, đoàn vào;
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Điện, nước, xăng dầu, an ninh, vệ sinh môi trường, thông tin liên lạc và các dịch vụ thuê ngoài khác (nếu có);
- Chi hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của Quỹ;
- Chi mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác, sửa chữa thường xuyên tài sản, trang thiết bị;
- Chi kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng kinh phí do Quỹ hỗ trợ;
- Các khoản chi khác phục vụ hoạt động thường xuyên của Quỹ.
b) Chi không thường xuyên:
- Chi thuê tư vấn kiểm toán thực hiện các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình;
- Chi phí ủy thác kiểm soát chi qua Kho bạc Nhà nước;
- Chi sửa chữa lớn tài sản, mua sắm phương tiện đi lại (nếu có);
- Chi thuê mướn cơ sở vật chất, kỹ thuật, chi thuê văn phòng làm việc và các trang thiết bị khác (nếu có);
- Chi thực hiện các nhiệm vụ không thường xuyên khác được cơ quan có thẩm quyền giao.
…
Như vậy, theo quy định trên thì việc chi không thường xuyên của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam gồm những nội dung sau:
- Chi thuê tư vấn kiểm toán thực hiện các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình;
- Chi phí ủy thác kiểm soát chi qua Kho bạc Nhà nước;
- Chi sửa chữa lớn tài sản, mua sắm phương tiện đi lại (nếu có);
- Chi thuê mướn cơ sở vật chất, kỹ thuật, chi thuê văn phòng làm việc và các trang thiết bị khác (nếu có);
- Chi thực hiện các nhiệm vụ không thường xuyên khác được cơ quan có thẩm quyền giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?