Quy chuẩn về phương tiện bảo vệ cá nhân trong thi công xây dựng theo quy định mới nhất như thế nào?
- Quy chuẩn của phương tiện bảo vệ cá nhân trong thi công xây dựng được quy định như thế nào?
- Người sử dụng lao động và người lao động có nghĩa vụ gì trong việc đảm bảo an toàn về phương tiện bảo về cá nhân trong khi thi công xây dựng?
- Khi sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân thì cần phải lưu ý những điều gì?
Quy chuẩn của phương tiện bảo vệ cá nhân trong thi công xây dựng được quy định như thế nào?
Theo tiểu mục 2.19 mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BXD quy định chung về quy chuẩn của phương tiện bảo về cá nhân trong thi công xây dựng như sau:
- Ở những nơi làm việc có các yếu tố có hại hoặc yếu tố nguy hiểm hoặc làm việc trong các điều kiện bất lợi, người sử dụng lao động phải trang bị đầy đủ cho người lao động các phương tiện bảo về cá nhân bao gồm quần, áo, giày ủng, mũ, găng tay và các loại dụng cụ, phương tiện cần thiết khác phù hợp với loại hình công việc, loại rủi ro theo quy định của pháp luật về an toàn về sinh lao động và hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền.
CHÚ THÍCH 1: Các quy định riêng về phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp với các loại hình công việc đã được nêu trong các mục tương ứng của quy chuẩn này.
CHÚ THÍCH 2: Thông tư 04/2014/TT-BLĐTBXH ngày 12/02/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân.
- Phương tiện bảo vệ cá nhân được chọn phải xét đến các nguyên tắc ec-gô-nô-my, phải phù hợp các quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, các QCVN và tổ chức có liên quan.
CHÚ THÍCH: Yêu cầu cụ thể về các loại phương tiện bảo vệ cá nhân nêu tại các QCVN, bao gồm: QCVN 06:2012/BLĐTBXH (về Mũ an toàn công nghiệp), QCVN 08:2012/BLĐTBXH (về Những thiết bị bảo vệ đường hô hấp - bộ lọc bụi), QCVN 10:2012/BLĐTBXH (về Bộ lọc dùng trong mặt nạ và bán mặt nạ phòng độc), QCVN 15:2013/BLĐTBXH (về Giày hoặc ủng cách điện), QCVN 24:2014/BLĐTBXH, (về Găng tay cách điện); QCVN 27:2016/BLĐTBXH (về Phương tiện bảo vệ mắt cá nhân dùng trong công việc hàn), QCVN 28:2016/BLĐTBXH (về Bộ lọc tự động dùng trong mặt nạ hàn), QCVN 36:2019/BLĐTBXH (về phương tiện bảo về cá nhân - Giày ủng an toàn), QCVN 37:2019/BLĐTBXH (về Quần áo bảo vệ chống nhiệt và lửa) và các QCVN khác có liên quan.
Quy chuẩn về phương tiện bảo vệ cá nhân trong thi công xây dựng được quy định như thế nào kể từ ngày 30/6/2022?
Người sử dụng lao động và người lao động có nghĩa vụ gì trong việc đảm bảo an toàn về phương tiện bảo về cá nhân trong khi thi công xây dựng?
Theo tiểu mục 2.19 mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BXD quy định về trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động như sau:
- Người sử dụng lao động phải:
+ Cung cấp cho người lao động các chỉ dẫn phù hợp (ví dụ: dạng tờ rơi) và hướng dẫn để người lao động sử dụng, bảo quản các phương tiện bảo về cá nhân đúng cách;
+ Kiểm tra, giám sát người lao động sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân đúng cách;
+ Kiểm tra, giám sát người lao động sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân đúng cách;
+ Bố trí người quản lý có hiểu biết đúng, đầy đủ về bản chất của các yếu tố có hại, yếu tố nguy hiểm, loại phạm vi và khả năng của từng loại phương tiện bảo về cá nhân. Người quản lý phương tiện bảo về cá nhân chịu trách nhiệm về:
Chọn lựa, bàn giao cho người lao động các phương tiện bảo về cá nhân phù hợp với yêu cầu ĐBAT và sức khỏe theo công việc mà họ phải thực hiện (kể cả khi họ phải tiếp xúc với các điều kiện bất lợi);
Bố trí, sắp xếp hợp lý để các phương tiện bảo vệ cá nhân được lưu trữ, bảo quản, làm sạch đúng cách;
Thực hiện khử độc, khử trùng, diệt khuẩn, tẩy xạ (nếu cần thiết) định kỳ; đặc biệt chú ý tới những phương tiện bảo về cá nhân đã được sử dụng ở những nơi dễ gây nhiễm khuẩn, nhiễm độc, nhiễm xạ.
- Người lao động có trách nhiệm:
+ Sử dụng và bảo quản đúng cách các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang bị; khi chúng bị mất, hư hỏng, hết hạn sử dụng hoặc sản phẩm không phù hợp với cơ thể phải báo ngay cho người quản lý phương tiện bảo vệ cá nhân hoặc người sử dụng lao động để được cấp mới kịp thời.
Trường hợp người lao động phải làm việc một mình trên công trường, làm việc trong không gian hạn chế hoặc ở vị trí khó tiếp cận thì người sử dụng lao động phải cung cấp cho người lao động thiết bị cảnh báo phù hợp trong tình trạng hoạt động tốt để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.
Khi sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân thì cần phải lưu ý những điều gì?
Theo tiểu mục 2.19 mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BXD quy định những thông tin mà người lao động cần lưu ý khi thi công xây dựng như sau:
- Căn cứ vào đặc điểm công việc, điều kiện và môi trường làm việc trên công trường, công trình nêu tại 2.19.1.1, người lao động phải sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân, trong đó cần chú ý các nội dung sau:
+ Mũ bảo hiểm hoặc mũ cứng để bảo vệ đầu do vật rơi, bay vào hoặc va chạm với các vật thể xung quanh;
+ Kính bảo vệ trong suốt hoặc có màu, màn che, tấm chắn mặt hoặc phương tiện phù hợp khác khi có khả năng bị tổn thương mắt hoặc mặt do: Bụi, các vật nhỏ hoặc chất, hóa chất nguy hiểm bắn vào; nhiệt độ cao, ánh sáng hoặc bức xạ khác. Một số công việc thường có nguy cơ gây tổn thương mắt hoặc mặt như hàn (cắt) bằng ngọn lửa; cắt gạch, đá, sắt; đục, khoan, phá đất đá; bắn đinh; trộn bê tông, vữa; tháo dỡ ván khuôn; phá dỡ kết cấu;
+ Các loại găng tay, quần áo bảo hộ phù hợp, kem bảo vệ da để bảo vệ tay hoặc toàn bộ cơ thể khi tiếp xúc, thao tác hoặc xử lý với: Vật, chất có nhiệt độ cao, bức xạ nhiệt; chất, hóa chất nguy hiểm;
+ Giày, ủng phù hợp để bảo vệ chân khỏi nguy cơ chấn thương do: Vật, dụng cụ sắc nhọn; vật rơi, đổ; vật, chất có nhiệt độ cao; chất, hóa chất nguy hiểm; di chuyển trên các bề mặt nguy hiểm, trơn trượt;
+ Phương tiện để bảo vệ đường hô hấp khi biện pháp thông gió hoặc các biện pháp khác không đủ để ĐBAT cho hoạt động hô hấp. Phương tiện bảo vệ đường hô hấp phải phù hợp với đặc điểm của môi trường làm việc như: Có các loại bụi, khói, khí thải; chất, hóa chất nguy hiểm loại dễ bay hơi hoặc hơi xăng, dầu trong không khí;
+ Đường cấp khí hoặc thiết bị thở cá nhân phù hợp, đảm bảo yêu cầu (chất lượng không khí, thời gian cấp) khi làm việc ở những nơi thiếu oxy;
+ Mặt nạ, bộ quần áo liền quần, mũ bảo vệ có trùm đầu, găng tay, giày, ủng, tạp dề chuyên dụng để tránh nguy cơ bị nhiễm phóng xạ ở những khu vực có nguồn phóng xạ;
+ Phương tiện bảo vệ thính lực tại các khu vực có tiếng ồn cao;
+ Quần áo không thấm nước, mũ bảo vệ có trùm đầu khi làm việc trong điều kiện thời tiết bất lợi (ví dụ: khi làm việc dưới mưa);
+ Dây an toàn, dây cứu sinh độc lập (trong trường hợp không thể bố trí được sàn công tác, giàn giáo);
CHÚ THÍCH: Hệ thống chống rơi, ngã cá nhân quy định tại QCVN 23:2014/BLĐTBXH.
+ Áo phao và dụng cụ cứu sinh ở nơi có nguy cơ rơi, ngã xuống nước;
+ Quần áo, dụng cụ, thiết bị dễ phân biệt (khi làm việc ở những nơi thường xuyên đối diện với nguy hiểm từ các máy, thiết bị thi công đang di chuyển) hoặc có thêm phản quang (trong trường hợp làm việc ở những nơi thiếu sáng);
+ Các trang thiết bị chuyên dụng như quần áo lặn, mặt nạ, bình thở, đường cấp khí, dây cứu sinh để làm việc dưới nước.
Thông tư 16/2021/TT-BXD có hiệu lực từ ngày 20/6/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vận tải đa phương thức quốc tế là gì? Chứng từ vận tải đa phương thức quốc tế được phát hành khi nào?
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?
- Thưởng Tết là gì? Tiền thưởng Tết Âm lịch giữa các nhân viên trong công ty có khác nhau hay không?
- Người yêu cầu giải quyết việc dân sự là ai? Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự có nội dung như thế nào?