Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 06:2018/BGTVT về tín hiệu giao thông đường sắt? Tín hiệu giao thông đường sắt phải bảo đảm tầm nhìn thế nào?
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 06:2018/BGTVT về tín hiệu giao thông đường sắt thế nào?
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 06:2018/BGTVT do Cục Đường sắt Việt Nam chủ trì biên soạn, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định và được Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư 32/2018/TT-BGTVT ngày 15 tháng 5 năm 2018, thay thế QCVN 06:2011/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tín hiệu đường sắt.
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 06:2018/BGTVT về tín hiệu giao thông đường sắt quy định về yêu cầu kỹ thuật đối với công trình và thiết bị tín hiệu, phương thức báo hiệu, phương pháp sử dụng tín hiệu và yêu cầu quản lý trên tuyến đường đơn thuộc mạng đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia.
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 06:2018/BGTVT áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trực tiếp làm công tác chỉ huy chạy tàu, lập tàu, dồn tàu, chạy tàu, tránh tàu, vượt tàu, dừng tàu, lùi tàu hoặc các hoạt động khác có liên quan.
Những tín hiệu chưa được quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 06:2018/BGTVT do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định bổ sung.
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 06:2018/BGTVT về tín hiệu giao thông đường sắt? Tín hiệu giao thông đường sắt phải bảo đảm tầm nhìn thế nào? (Hình từ internet)
Tín hiệu giao thông đường sắt phải bảo đảm tầm nhìn thế nào?
Căn cứ tại điểm 2.1.2 tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 06:2018/BGTVT quy định như sau:
YÊU CẦU KỸ THUẬT VỀ CÔNG TRÌNH VÀ THIẾT BỊ TÍN HIỆU ĐƯỜNG SẮT
2.1 Tín hiệu
2.1.1 Màu cơ bản dùng để biểu thị tín hiệu trong việc chạy tàu bao gồm 3 loại sau đây:
a) Đỏ: dừng;
b) Vàng: chạy với sự chú ý hoặc giảm tốc độ;
c) Lục: chạy với tốc độ quy định;
Ngoài các màu cơ bản trên đây, có thể sử dụng thêm các màu xanh lam, trắng, sữa quy định tại phần III của Quy chuẩn này.
2.1.2 Mọi tín hiệu, biển báo phải bảo đảm tầm nhìn tín hiệu liên tục, rõ ràng trong khoảng cách quy định sau:
a) Tín hiệu vào ga, thông qua, phòng vệ, ngăn đường ít nhất 800 m;
b) Tín hiệu ra ga, ra bãi trên đường chính tuyến, tín hiệu vào bãi, tín hiệu báo trước và tín hiệu dốc gù ít nhất 400 m;
c) Tín hiệu ra ga, ra bãi trên các đường phụ, tín hiệu dồn tàu, tín hiệu dẫn đường và các loại biểu thị khác ít nhất 200 m;
d) Ở những nơi do đường cong, địa hình hoặc kiến trúc che khuất không bảo đảm tầm nhìn quy định trên thì cho phép giảm tầm nhìn của tín hiệu vào ga, thông qua, phòng vệ, ngăn đường xuống còn ít nhất 400 m, trường hợp đặc biệt có thể ít dưới 400 m nhưng phải lớn hơn 200 m.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì mọi tín hiệu giao thông đường sắt phải bảo đảm tầm nhìn tín hiệu liên tục, rõ ràng trong khoảng cách quy định như sau:
- Tín hiệu vào ga, thông qua, phòng vệ, ngăn đường ít nhất 800 m;
- Tín hiệu ra ga, ra bãi trên đường chính tuyến, tín hiệu vào bãi, tín hiệu báo trước và tín hiệu dốc gù ít nhất 400 m;
- Tín hiệu ra ga, ra bãi trên các đường phụ, tín hiệu dồn tàu, tín hiệu dẫn đường và các loại biểu thị khác ít nhất 200 m;
- Ở những nơi do đường cong, địa hình hoặc kiến trúc che khuất không bảo đảm tầm nhìn quy định trên thì cho phép giảm tầm nhìn của tín hiệu vào ga, thông qua, phòng vệ, ngăn đường xuống còn ít nhất 400 m, trường hợp đặc biệt có thể ít dưới 400 m nhưng phải lớn hơn 200 m.
Quy định về biển báo hiệu giao thông đường sắt thế nào?
Căn cứ tại điểm 3.1.1 tiểu mục 3.1 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 06:2018/BGTVT quy định như sau:
QUY ĐỊNH VỀ PHƯƠNG THỨC BÁO HIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TÍN HIỆU
3.1 Các yêu cầu chung về kỹ thuật
3.1.1 Hệ thống tín hiệu giao thông đường sắt bao gồm hiệu lệnh của người tham gia điều khiển chạy tàu, tín hiệu đèn màu, tín hiệu cánh, biển báo hiệu, pháo hiệu phòng vệ, đuốc và tín hiệu của tàu. Biểu thị của tín hiệu là mệnh lệnh và điều kiện chạy tàu, dồn tàu.
Hiệu lệnh của người tham gia điều khiển chạy tàu gồm cờ, còi, điện thoại, đèn và tín hiệu tay.
Tín hiệu đèn màu là tín hiệu để báo cho lái tàu điều khiển tàu ra, vào ga, thông qua ga, dừng tàu, dồn tàu.
Tín hiệu cánh là tín hiệu để báo cho lái tàu điều khiển tàu ra, vào ga, thông qua ga, dừng ở những nơi chưa có tín hiệu đèn màu.
Biển báo hiệu gồm hai nhóm sau đây:
a) Biển báo để cung cấp những thông tin cần biết cho lái tàu;
b) Biển hiệu, mốc hiệu để bắt buộc lái tàu phải chấp hành.
Pháo hiệu phòng vệ, đuốc, đèn đỏ, vật cầm trên tay quay tròn để báo hiệu dừng tàu khẩn cấp.
Tín hiệu của tàu gồm đèn, còi, biển báo ở đuôi tàu và cờ.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì biển báo hiệu giao thông đường sắt gồm có hai nhóm sau đây:
- Biển báo để cung cấp những thông tin cần biết cho lái tàu;
- Biển hiệu, mốc hiệu để bắt buộc lái tàu phải chấp hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người yêu cầu cấp dưỡng khởi kiện thì có phải được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí hay không?
- Tranh chấp lao động tập thể về quyền là gì? Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền?
- Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giáng sinh ngày mấy tháng mấy? Lễ Giáng sinh là lễ lớn ở Việt Nam? Công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?
- Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng hoạt động theo chế độ gì? Thành phần tham gia xác minh, kiểm tra hiện trường thanh lý rừng trồng?