Quỹ bù trừ có được dùng vào mục đích hoàn tất các nghĩa vụ thanh toán trong trường hợp thành viên bù trừ mất khả năng thực hiện hay không?
Quỹ bù trừ có được dùng vào mục đích hoàn tất các nghĩa vụ thanh toán trong trường hợp thành viên bù trừ mất khả năng thực hiện hay không?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 67 Luật Chứng khoán 2019 và khoản 1 Điều 38 Thông tư 119/2020/TT-BTC cụ thể như sau:
"Điều 67. Quỹ bù trừ
1. Quỹ bù trừ được hình thành từ sự đóng góp của các thành viên bù trừ với mục đích bồi thường thiệt hại và hoàn tất các giao dịch chứng khoán đứng tên thành viên bù trừ trong trường hợp thành viên bù trừ hoặc nhà đầu tư mất khả năng thanh toán.
..."
"Điều 38. Quản lý, sử dụng quỹ bù trừ
1. Quỹ bù trừ được hình thành từ các khoản đóng góp bằng tiền hoặc chứng khoán được Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam chấp nhận với mục đích bồi thường thiệt hại và hoàn tất các giao dịch chứng khoán, nghĩa vụ thanh toán đứng tên thành viên bù trừ trong trường hợp nhà đầu tư, thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán giao dịch chứng khoán. Tỷ lệ giá trị chứng khoán đóng góp vào quỹ bù trừ thực hiện theo quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
..."
Dựa vào quy định trên, có thể thấy các thành viên bù trừ hình thành quỹ bù trừ bằng cách đóng góp tiền và chứng khoán được Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam chấp nhận, nhằm một số mục đích nhất định, trong đó bao gồm việc hoàn tất các nghĩa vụ thanh toán đứng tên thành viên bù trừ trong trường hợp thành viên bù trừ mất khả năng giao dịch chứng khoán.
Hình thành quỹ bù trừ từ các thành viên bù trừ
Thành viên bù trừ đóng góp vào quỹ bù trừ theo chu kỳ nào?
Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam xác định mức đóng góp quỹ bù trừ dựa trên rủi ro mất khả năng thanh toán giao dịch chứng khoán của thành viên bù trừ tách biệt theo từng khu vực thị trường. Giá trị đóng góp quỹ bù trừ cho khu vực thị trường nào chỉ được sử dụng để hỗ trợ thanh toán, bồi thường thiệt hại phát sinh liên quan đến giao dịch chứng khoán của khu vực thị trường đó. Căn cứ quy định tại Điều 38 Thông tư 119/2020/TT-BTC, thành viên bù trừ có nghĩa nghĩa vụ đóng góp vào quỹ bù trừ theo mức tối thiểu ban đầu, đóng góp định kỳ do đánh giá lại và đóng góp bổ sung bất thường theo yêu cầu của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Cụ thể như sau:
(1) Đóng góp theo mức tối thiểu ban đầu
Mức đóng góp vào quỹ bù trừ của thành viên bù trừ thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về các quỹ được quản lý bởi Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
(2) Đóng góp định kỳ do đánh giá lại
Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện đánh giá lại quy mô quỹ bù trừ định kỳ và xác định nghĩa vụ đóng góp quỹ bù trừ của từng thành viên bù trừ căn cứ vào quy mô giá trị thanh toán, mức độ biến động của thị trường, mức độ rủi ro và các tiêu chí khác:
- Trường hợp số dư đóng góp quỹ bù trừ lớn hơn nghĩa vụ phải đóng góp, thành viên bù trừ được rút phần chênh lệch;
- Trường hợp số dư đóng góp quỹ bù trừ nhỏ hơn nghĩa vụ phải đóng góp, thành viên bù trừ phải đóng góp bổ sung phần chênh lệch.
(3) Đóng góp bổ sung bất thường theo yêu cầu
Thành viên bù trừ có trách nhiệm đóng góp bổ sung bất thường vào quỹ bù trừ theo quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam trong các trường hợp sau:
- Sau khi đã sử dụng hết tài sản đóng góp quỹ bù trừ theo trình tự quy định tại điểm d khoản 2 Điều 35 Thông tư này mà vẫn chưa đủ tiền để thanh toán giao dịch chứng khoán. Mức đóng góp bổ sung do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam quyết định sau khi được sự chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
- Thành viên bù trừ bị đặt vào các tình trạng cảnh báo theo quy định của pháp luật chứng khoán về an toàn tài chính, quy định pháp luật ngân hàng về an toàn vốn;
- Tài sản đóng góp quỹ bù trừ của thành viên bù trừ bị phong tỏa, tịch thu theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo quyết định của tòa án;
- Các trường hợp khác do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam báo cáo và được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
Tổng công ty lưu ký và chứng khoán Việt Nam quản lý và sử dụng quỹ bù trừ như thế nào?
Tại khoản 6 Điều 38 Thông tư 119/2020/TT-BTC có quy định về quản lý và sử dụng quỹ bù trừ cụ thể như sau:
- Tiền đóng góp vào quỹ bù trừ thuộc sở hữu của thành viên bù trừ và được Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam quản lý tách biệt với tài sản của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam và tách biệt với quỹ bù trừ của thị trường phái sinh. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam được toàn quyền sử dụng, chuyển giao, kể cả bán các tài sản đóng góp vào quỹ bù trừ để thực hiện nghĩa vụ thanh toán, bù đắp thiệt hại phát sinh từ giao dịch chứng khoán đứng tên thành viên bù trừ;
- Đối với khoản đóng góp bằng tiền, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng thanh toán để quản lý tiền của các thành viên bù trừ đóng góp vào quỹ bù trừ;
- Đối với khoản đóng góp bằng chứng khoán, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam mở tài khoản lưu ký chứng khoán tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam để quản lý khoán đóng góp quỹ bù trừ của thành viên bù trừ. Cổ tức, trái tức, lãi phát sinh và các quyền lợi phát sinh khác đối với chứng khoán đóng góp phải được hoàn trả cho thành viên bù trừ sau khi thực hiện các nghĩa vụ tài chính có liên quan;
- Lãi tiền gửi phát sinh liên quan đến khoản đóng góp quỹ bù trừ bằng tiền được phân bổ cho thành viên bù trừ phù hợp với số tiền và thời gian đóng góp của từng thành viên bù trừ sau khi trừ đi chi phí quản lý cho Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam và các chi phí liên quan khác (nếu có);
- Tùy theo giá trị thực tế của quỹ bù trừ và tần suất, mức độ sử dụng quỹ bù trừ của thành viên bù trừ, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam được quy định mức trần sử dụng trong từng trường hợp hỗ trợ thanh toán. Lãi suất vay quỹ bù trừ do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam quy định sau khi thống nhất ý kiến của thành viên bù trừ và được sự chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Như vậy, quỹ bù trừ do thành viên bù trừ đóng góp theo mức tối thiểu ban đầu, đóng góp định kỳ do đánh giá lại và đóng góp bổ sung bất thường theo yêu cầu của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Mục đích hình thành và quá trình quản lý, sử dụng quỹ bù trừ được quy định cụ thể theo pháp luật hiện hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 28 11 là ngày sinh của ai? 28/11/2024 là thứ mấy? 28 11 2024 có phải ngày lễ lớn ở Việt Nam hay không?
- 3rd December Sweater là gì? Ngày 3 12 có sự kiện gì? Ngày 3 12 có phải là ngày lễ lớn của Việt Nam hay không?
- Trình tự, thủ tục xác nhận kế hoạch sản xuất xăng dầu và tiêu thụ sản phẩm xăng dầu được tiến hành như thế nào?
- Đáp án Cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh 2024 cấp tiểu học thế nào?
- Kết cấu bài kiểm tra để phục hồi điểm giấy phép lái xe theo Thông tư 65/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?