Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong việc quản lý các chương trình dự án và các hoạt động phi dự án do Quỹ hỗ trợ?
- Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam có tư cách pháp nhân không?
- Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong việc quản lý các chương trình, dự án và các hoạt động phi dự án do Quỹ hỗ trợ?
- Ban kiểm soát Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam có tối đa bao nhiêu thành viên?
Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam có tư cách pháp nhân không?
Căn cứ Điều 1 Quyết định 3618/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 (Có hiệu lực từ ngày 28/08/2023) quy định như sau:
Vị trí và chức năng
1. Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam (sau đây gọi tắt là Quỹ) là quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách; tổ chức, hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp công lập do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập và quản lý; có chức năng vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính cho hoạt động bảo vệ và phát triển rừng theo quy định của pháp luật.
2. Quỹ có tư cách pháp nhân, con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng để hoạt động theo quy định của pháp luật.
3. Tên giao dịch quốc tế: Viet Nam Forest Protection and Development Fund, viết tắt là VNFF.
4. Trụ sở của Quỹ đặt tại Thành phố Hà Nội.
Theo quy định trên, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam có tư cách pháp nhân.
Trước đây, tại khoản 2 Điều 1 Quyết định 2093/QĐ-BNN-TCCB năm 2019 (Hết hiệu lực từ ngày 28/08/2023) có quy định về vị trí và chức năng như sau:
Vị trí và chức năng
1. Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam (sau đây gọi tắt là Quỹ) là quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách; tổ chức, hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp công lập do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập và quản lý; có chức năng vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính cho hoạt động bảo vệ và phát triển rừng theo quy định tại Luật Lâm nghiệp, Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ và quy định của pháp luật.
2. Quỹ có tư cách pháp nhân, con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng để hoạt động theo quy định của pháp luật.
3. Tên giao dịch quốc tế: Viet Nam Forest Protection and Development Fund, viết tắt là VNFF.
4. Trụ sở của Quỹ đặt tại Thành phố Hà Nội.
Như vậy, theo quy định trên thì Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam có tư cách pháp nhân, con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng để hoạt động theo quy định của pháp luật.
Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam (Hình từ Internet)
Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong việc quản lý các chương trình, dự án và các hoạt động phi dự án do Quỹ hỗ trợ?
Căn cứ theo khoản 3, khoản 4 Điều 2 Quyết định 3618/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 (Có hiệu lực từ ngày 28/08/2023) như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Rà soát, ký kết hợp đồng, tiếp nhận và quản lý nguồn tiền ủy thác chi trả dịch vụ môi trường rừng.
2. Vận động, tiếp nhận và quản lý các nguồn tài chính ủy thác; nguồn viện trợ, tài trợ, đóng góp tự nguyện, ủy thác của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước; nguồn tài chính hợp pháp khác ngoài ngân sách nhà nước.
3. Tiếp nhận và chi trả tiền trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác khi được giao theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các chương trình, dự án và các hoạt động phi dự án do Quỹ hỗ trợ.
5. Tổ chức kiểm tra, giám sát việc quản lý sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh; kiểm tra việc nộp tiền của bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng.
6. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các đối tượng được hưởng nguồn tài chính do Quỹ hỗ trợ.
7. Thực hiện quy định của pháp luật về tài chính, thống kê, kế toán và kiểm toán; báo cáo tình hình quản lý, sử dụng nguồn tài chính của Quỹ cho cấp có thẩm quyền theo quy định.
8. Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành, bổ sung, sửa đổi các quy định về đối tượng, hoạt động được hỗ trợ từ Quỹ.
...
Như vậy, trong việc quản lý các chương trình, dự án và các hoạt động phi dự án do Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam hỗ trợ, Quỹ có nhiệm vụ và quyền hạn tổ chức thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các chương trình, dự án và các hoạt động phi dự án do Quỹ hỗ trợ.
Trước đây, tại khoản 4 Điều 2 Quyết định 2093/QĐ-BNN-TCCB năm 2019 (Hết hiệu lực từ ngày 28/08/2023) có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Rà soát, ký kết hợp đồng, tiếp nhận và quản lý nguồn tiền ủy thác chi trả dịch vụ môi trường rừng.
2. Vận động, tiếp nhận và quản lý các nguồn tài chính ủy thác; nguồn viện trợ, tài trợ, đóng góp tự nguyện, ủy thác của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước; nguồn tài chính hợp pháp khác ngoài ngân sách nhà nước.
3. Tiếp nhận, quản lý tiền trồng rừng thay thế.
4. Quản lý các chương trình, dự án và các hoạt động phi dự án do Quỹ hỗ trợ:
a) Tổ chức thẩm định trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các chương trình, dự án và các hoạt động phi dự án thuộc phạm vi hỗ trợ của Quỹ.
b) Thực hiện hỗ trợ tài chính cho các chương trình, dự án và các hoạt động phi dự án đã được phê duyệt thuộc phạm vi hỗ trợ của Quỹ theo quy định.
c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan kiểm tra, đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện các chương trình, dự án hoặc các hoạt động phi dự án theo quy định.
5. Làm đầu mối giúp Tổng cục lâm nghiệp tổ chức kiểm tra, giám sát việc thu nộp và chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng do Quỹ điều phối tại Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh.
6. Kiểm tra việc quản lý, sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh; kiểm tra việc nộp tiền của bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng theo quy định.
7. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các đối tượng được hưởng nguồn tài chính do Quỹ hỗ trợ.
8. Thực hiện các quy định của pháp luật về tài chính, thống kê, kế toán và kiểm toán; báo cáo tình hình quản lý, sử dụng Quỹ cho cấp có thẩm quyền theo quy định.
9. Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành, bổ sung, sửa đổi các quy định về đối tượng, hoạt động được hỗ trợ từ Quỹ.
…
Theo đó, trong việc quản lý các chương trình, dự án và các hoạt động phi dự án do Quỹ hỗ trợ, thì Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Tổ chức thẩm định trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các chương trình, dự án và các hoạt động phi dự án thuộc phạm vi hỗ trợ của Quỹ.
- Thực hiện hỗ trợ tài chính cho các chương trình, dự án và các hoạt động phi dự án đã được phê duyệt thuộc phạm vi hỗ trợ của Quỹ theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan kiểm tra, đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện các chương trình, dự án hoặc các hoạt động phi dự án theo quy định.
Ban kiểm soát Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam có tối đa bao nhiêu thành viên?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Quyết định 3618/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 (Có hiệu lực từ ngày 28/08/2023) như sau:
Tổ chức bộ máy quản lý và điều hành Quỹ
Tổ chức bộ máy quản lý và điều hành Quỹ gồm: Hội đồng quản lý Quỹ, Ban Kiểm soát Quỹ và Ban Điều hành Quỹ.
...
2. Ban Kiểm soát Quỹ
Ban Kiểm soát Quỹ có 05 thành viên, gồm: Trưởng Ban kiểm soát Quỹ và các Kiểm soát viên do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định.
a) Trưởng Ban Kiểm soát Quỹ: là Lãnh đạo Thanh tra Bộ.
b) Các Kiểm soát viên: là đại diện các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, gồm: Vụ Tài chính, Vụ Pháp chế, Cục Lâm nghiệp và Cục Kiểm lâm.
c) Ban Kiểm soát Quỹ làm việc theo chế độ kiêm nhiệm; chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ và trước pháp luật trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
d) Chế độ làm việc, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Kiểm soát Quỹ thực hiện theo Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Quỹ.
...
Theo quy định trên, Ban kiểm soát Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam có 05 thành viên, gồm: Trưởng Ban kiểm soát Quỹ và các Kiểm soát viên do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định.
Trước đây, tại điểm a khoản 2 Điều 3 Quyết định 2093/QĐ-BNN-TCCB năm 2019 (Hết hiệu lực từ ngày 28/08/2023) có quy định về tổ chức bộ máy quản lý và điều hành Quỹ như sau:
Tổ chức bộ máy quản lý và điều hành Quỹ
…
2. Ban Kiểm soát Quỹ
a) Ban Kiểm soát Quỹ có không quá 05 thành viên, gồm: Trưởng Ban kiểm soát và các Kiểm soát viên do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định.
b) Trưởng Ban Kiểm soát là 01 lãnh đạo Thanh tra Bộ.
c) Ban kiểm soát Quỹ làm việc theo chế độ kiêm nhiệm; chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ và trước pháp luật trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
d) Chế độ làm việc, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát thực hiện theo Điều lệ Tổ chức và hoạt động Quỹ.
Như vậy, Ban kiểm soát Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam có không quá 05 thành viên, gồm: Trưởng Ban kiểm soát và các Kiểm soát viên do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo kiểm điểm tập thể cho cấp ủy cơ sở mới nhất? Trách nhiệm, thẩm quyền trong kiểm điểm của cấp ủy?
- Doanh thu của năm có nằm trong tiêu chí phân loại quy mô của hợp tác xã theo Nghị định 113 không?
- Trong vụ án hình sự, áp giải là gì? Bị cáo vắng mặt theo giấy triệu tập của Tòa án thì bị áp giải đúng không?
- Hợp tác xã có được hỗ trợ kinh phí tham gia triển lãm của địa phương tổ chức trong nước hay không?
- Tổng hợp mẫu bản cam kết không sử dụng pháo nổ mới nhất là? Cam kết không sử dụng pháo nổ là gì?