Quỹ bảo vệ và phát triển rừng hoạt động theo các nguyên tắc nào? Nguồn tài chính hình thành quỹ bảo vệ và phát triển rừng gồm những nguồn nào?
Quỹ bảo vệ và phát triển rừng hoạt động theo các nguyên tắc nào?
Tại khoản 2, khoản 3 Điều 95 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định về nguyên tắc hoạt động của quỹ bảo vệ và phát triển rừng:
Quỹ bảo vệ và phát triển rừng
...
2. Nguyên tắc hoạt động của quỹ bảo vệ và phát triển rừng được quy định như sau:
a) Hoạt động không vì mục đích lợi nhuận;
b) Chỉ hỗ trợ cho chương trình, dự án hoặc hoạt động phi dự án liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng mà ngân sách nhà nước chưa đầu tư hoặc chưa đáp ứng đủ yêu cầu đầu tư;
c) Bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả; quản lý, sử dụng đúng mục đích và phù hợp với quy định của pháp luật.
3. Tổ chức quỹ bảo vệ và phát triển rừng được quy định như sau:
a) Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập ở cấp trung ương;
b) Quỹ bảo vệ và phát triển rừng ở cấp tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập.
Theo đó, các nguyên tắc hoạt động của quỹ bảo vệ và phát triển rừng được quy định như sau:
- Hoạt động không vì mục đích lợi nhuận;
- Chỉ hỗ trợ cho chương trình, dự án hoặc hoạt động phi dự án liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng mà ngân sách nhà nước chưa đầu tư hoặc chưa đáp ứng đủ yêu cầu đầu tư;
- Bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả; quản lý, sử dụng đúng mục đích và phù hợp với quy định của pháp luật.
Quỹ bảo vệ và phát triển rừng (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam là gì?
Theo khoản 1 Điều 76 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định:
Nhiệm vụ của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng
1. Nhiệm vụ của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam
a) Rà soát, ký kết hợp đồng, tiếp nhận và quản lý nguồn tiền ủy thác chi trả dịch vụ môi trường rừng;
b) Vận động, tiếp nhận và quản lý các nguồn tài chính ủy thác; nguồn viện trợ, tài trợ, đóng góp tự nguyện, ủy thác của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước; nguồn tài chính hợp pháp khác ngoài ngân sách nhà nước;
c) Tiếp nhận, quản lý tiền trồng rừng thay thế;
d) Tổ chức thẩm định trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các chương trình, dự án và các hoạt động phi dự án do Quỹ hỗ trợ;
đ) Làm đầu mối giúp Tổng cục lâm nghiệp tổ chức kiểm tra, giám sát việc thu nộp và chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng do Quỹ điều phối tại Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh;
e) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các đối tượng được hưởng nguồn tài chính do Quỹ hỗ trợ;
g) Thực hiện các quy định của pháp luật về tài chính, thống kê, kế toán và kiểm toán; báo cáo tình hình quản lý, sử dụng Quỹ cho cấp có thẩm quyền;
h) Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành, bổ sung, sửa đổi các quy định về đối tượng, hoạt động được hỗ trợ từ Quỹ;
i) Tổng hợp, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tình hình thu, chi tiền dịch vụ môi trường rừng hằng năm của cả nước;
k) Thực hiện tuyên truyền, phổ biến chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại trung ương và địa phương;
l) Thực hiện các nhiệm vụ khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao hoặc quy định.
...
Theo đó, các nhiệm vụ trên đây được quy định áp dụng cho Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam.
Nguồn tài chính hình thành quỹ bảo vệ và phát triển rừng gồm những nguồn nào?
Theo khoản 4 Điều 95 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định nguồn tài chính hình thành quỹ bảo vệ và phát triển rừng bao gồm:
- Tài trợ, đóng góp tự nguyện, vốn ủy thác của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
- Tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng;
- Tiền trồng rừng thay thế do chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác;
- Các nguồn tài chính hợp pháp khác ngoài ngân sách nhà nước.
Bên cạnh đó, tại Điều 79 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định thì:
Nguồn tài chính
1. Nguồn tài chính của Quỹ trung ương
a) Tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng; tiền ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước theo hợp đồng ủy thác liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng;
b) Tiền trồng rừng thay thế do chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác;
c) Tiền viện trợ, tài trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước;
d) Lãi tiền gửi các tổ chức tín dụng;
đ) Các nguồn tài chính hợp pháp khác ngoài ngân sách nhà nước.
2. Nguồn tài chính của Quỹ cấp tỉnh
a) Tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng; tiền ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước theo hợp đồng ủy thác liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng;
b) Tiền trồng rừng thay thế do chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác;
c) Tiền viện trợ, tài trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước;
d) Nguồn hỗ trợ từ Quỹ trung ương;
đ) Lãi tiền gửi các tổ chức tín dụng;
e) Các nguồn tài chính hợp pháp khác ngoài ngân sách nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh lý rừng trồng là gì? 02 hình thức thanh lý? Chi phí thanh lý rừng trồng được lập dự toán trong phương án thanh lý rừng trồng đúng không?
- Người yêu cầu cấp dưỡng khởi kiện thì có phải được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí hay không?
- Tranh chấp lao động tập thể về quyền là gì? Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền?
- Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giáng sinh ngày mấy tháng mấy? Lễ Giáng sinh là lễ lớn ở Việt Nam? Công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?