Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam có các khoản doanh thu nào phát sinh trong kỳ? Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam có những chi phí quản lý nào?
Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam có các khoản doanh thu nào phát sinh trong kỳ?
Căn cứ tại Điều 11 Thông tư 132/2015/TT-BTC, có quy định về doanh thu của Quỹ BVMTVN như sau:
Doanh thu của Quỹ BVMTVN
Doanh thu của Quỹ BVMTVN là các khoản phải thu phát sinh trong kỳ, bao gồm:
1. Thu từ hoạt động nghiệp vụ:
a) Thu lãi cho vay từ các dự án cho vay vốn của Quỹ BVMTVN;
b) Thu phí dịch vụ nhận ủy thác cho vay, tài trợ của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước theo hợp đồng ủy thác;
c) Thu hoạt động nghiệp vụ khác.
2. Thu từ hoạt động tài chính:
a) Thu lãi tiền gửi;
b ) Các khoản thu khác từ hoạt động tài chính.
3. Các khoản thu khác:
a) Thu nhượng bán, thanh lý tài sản cố định của Quỹ BVMTVN;
b) Thu bảo hiểm đền bù tổn thất tài sản;
c) Thu nợ đã xóa nay thu hồi được;
d) Các khoản thu nhập khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam có các khoản doanh thu phát sinh trong kỳ như sau:
- Thu từ hoạt động nghiệp vụ: Thu lãi cho vay từ các dự án cho vay vốn của Quỹ BVMTVN; thu phí dịch vụ nhận ủy thác cho vay, tài trợ của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước theo hợp đồng ủy thác; thu hoạt động nghiệp vụ khác.
- Thu từ hoạt động tài chính: Thu lãi tiền gửi; các khoản thu khác từ hoạt động tài chính;
- Các khoản thu khác: Thu nhượng bán, thanh lý tài sản cố định của Quỹ BVMTVN; thu bảo hiểm đền bù tổn thất tài sản; thu nợ đã xóa nay thu hồi được; các khoản thu nhập khác theo quy định của pháp luật.
Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam có các khoản doanh thu nào phát sinh trong kỳ? (Hình từ Internet)
Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam có những chi phí quản lý nào?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 12 Thông tư 132/2015/TT-BTC, có quy định về chi phí của Quỹ BVMTVN như sau:
Chi phí của Quỹ BVMTVN
…
4. Chi phí quản lý của Quỹ BVMTVN
a) Chi phí khấu hao tài sản cố định theo quy định của pháp luật; thuê tài sản cố định; chi mua bảo hiểm tài sản; chi sửa chữa, bảo dưỡng tài sản; chi thuê, mua công cụ, dụng cụ lao động, tài sản, thiết bị, văn phòng phẩm phục vụ hoạt động của Quỹ BVMTVN; chi bù đắp tổn thất tài sản theo quy định;
b) Chi phí dịch vụ mua ngoài: Tiền điện, nước, điện thoại, bưu chính viễn thông; kiểm toán, dịch vụ pháp lý; chi trả tiền sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, các dịch vụ kỹ thuật; chi phí vận chuyển; phòng cháy chữa cháy;
c) Chi công tác phí, chi phụ cấp tàu xe cho cán bộ và nhân viên của Quỹ BVMTVN đi công tác trong và ngoài nước theo chế độ của Nhà nước quy định đối với doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
d) Chi phí giao dịch, đối ngoại, chi phí hội nghị, lễ lân, khánh tiết theo quy định của pháp luật;
đ) Các khoản chi phí khác theo quy định của pháp luật.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam có những chi phí quản lý sau:
- Chi phí khấu hao tài sản cố định theo quy định của pháp luật; thuê tài sản cố định; chi mua bảo hiểm tài sản; chi sửa chữa, bảo dưỡng tài sản; chi thuê, mua công cụ, dụng cụ lao động, tài sản, thiết bị, văn phòng phẩm phục vụ hoạt động của Quỹ BVMTVN; chi bù đắp tổn thất tài sản theo quy định;
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Tiền điện, nước, điện thoại, bưu chính viễn thông; kiểm toán, dịch vụ pháp lý; chi trả tiền sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, các dịch vụ kỹ thuật; chi phí vận chuyển; phòng cháy chữa cháy;
- Chi công tác phí, chi phụ cấp tàu xe cho cán bộ và nhân viên của Quỹ BVMTVN đi công tác trong và ngoài nước theo chế độ của Nhà nước quy định đối với doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
- Chi phí giao dịch, đối ngoại, chi phí hội nghị, lễ lân, khánh tiết theo quy định của pháp luật;
- Các khoản chi phí khác theo quy định của pháp luật.
Khi bị tổn thất tài sản thì Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam phải xử lý như thế nào?
Căn cứ tại Điều 10 Thông tư 132/2015/TT-BTC, có quy định về xử lý tổn thất về tài sản như sau:
Xử lý tổn thất về tài sản
Khi bị tổn thất về tài sản, Quỹ BVMTVN phải xác định giá trị tài sản bị tổn thất, nguyên nhân, trách nhiệm và xử lý như sau:
1. Xác định rõ các nguyên nhân khách quan (thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ, rủi ro chính trị) và nguyên nhân chủ quan.
2. Nếu do nguyên nhân chủ quan thì tổ chức, cá nhân gây ra tổn thất phải bồi thường, xử lý theo quy định của pháp luật. Hội đồng quản lý Quỹ BVMTVN quyết định hoặc ủy quyền cho Giám đốc Quỹ quyết định mức bồi thường theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
3. Nếu tài sản đã mua bảo hiểm thì xử lý theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực bảo hiểm.
4. Giá trị tài sản tổn thất sau khi đã bù đắp bằng tiền bồi thường của tổ chức, cá nhân gây ra tổn thất, của tổ chức bảo hiểm và sử dụng dự phòng được hạch toán vào chi phí trong kỳ.
5. Những trường hợp đặc biệt do thiên tai hoặc nguyên nhân bất khả kháng gây thiệt hại nghiêm trọng, Quỹ BVMTVN không thể tự khắc phục được thì Giám đốc Quỹ báo cáo Hội đồng quản lý phương án xử lý tổn thất để trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định.
Như vậy, theo quy định trên thì khi bị tổn thất tài sản thì Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam phải xử lý như sau:
- Xác định rõ các nguyên nhân khách quan (thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ, rủi ro chính trị) và nguyên nhân chủ quan.
- Nếu do nguyên nhân chủ quan thì tổ chức, cá nhân gây ra tổn thất phải bồi thường, xử lý theo quy định của pháp luật. Hội đồng quản lý Quỹ BVMTVN quyết định hoặc ủy quyền cho Giám đốc Quỹ quyết định mức bồi thường theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
- Nếu tài sản đã mua bảo hiểm thì xử lý theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực bảo hiểm.
- Giá trị tài sản tổn thất sau khi đã bù đắp bằng tiền bồi thường của tổ chức, cá nhân gây ra tổn thất, của tổ chức bảo hiểm và sử dụng dự phòng được hạch toán vào chi phí trong kỳ.
- Những trường hợp đặc biệt do thiên tai hoặc nguyên nhân bất khả kháng gây thiệt hại nghiêm trọng, Quỹ BVMTVN không thể tự khắc phục được thì Giám đốc Quỹ báo cáo Hội đồng quản lý phương án xử lý tổn thất để trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi nào? Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có bị hạn chế không?
- Chính sách nghỉ thôi việc với CBCCVC khi sắp xếp bộ máy tại Nghị định 178 ngày 31 tháng 12 năm 2024 của Chính phủ?
- Tại sao nói triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan? Thời lượng môn triết học Mác Lênin thế nào?
- Không mang theo giấy phép lái xe bị phạt bao nhiêu 2025? Mức phạt không mang bằng lái xe 2025 là bao nhiêu?
- Quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú như thế nào? Nơi cư trú của người không có nơi thường trú, nơi tạm trú được xác định thế nào?