Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam là đơn vị sự nghiệp thuộc cơ quan nào? Quỹ Có tư cách pháp nhân không?
Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam là đơn vị sự nghiệp thuộc cơ quan nào? Có tư cách pháp nhân không?
Căn cứ Điều 1 Quyết định 1216/QĐ-LĐTBXH năm 2014 quy định như sau:
Điều 1
Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam là đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có chức năng vận động các nguồn tài trợ trong nước và quốc tế để góp phần thực hiện mục tiêu về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là The National Fund for Vietnamese Children, viết tắt là NFVC.
Đồng thời, căn cứ Điều 5 Quyết định 1216/QĐ-LĐTBXH năm 2014 quy định như sau:
Điều 5
Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định.
Như vậy, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam là đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, có chức năng vận động các nguồn tài trợ trong nước và quốc tế để góp phần thực hiện mục tiêu về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định.
Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam là đơn vị sự nghiệp thuộc cơ quan nào? Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam có tư cách pháp nhân không? (Hình từ Internet)
Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam có nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho những đối tượng nào?
Căn cứ khoản 9 Điều 2 Quyết định 1216/QĐ-LĐTBXH năm 2014 quy định về nhiệm vụ của Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam như sau:
Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam có nhiệm vụ:
1. Nghiên cứu, xây dựng trình Bộ phê duyệt chương trình, kế hoạch hoạt động dài hạn, trung hạn và hàng năm của Quỹ (các chương trình, dự án vận động nhằm tăng trưởng và bảo tồn nguồn quỹ, các chương trình hỗ trợ, tài trợ và các kế hoạch khác), báo cáo Hội đồng Bảo trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
2. Trình Bộ Quy chế tổ chức, hoạt động và danh sách các thành viên trong Hội đồng Bảo trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam.
3. Nghiên cứu, triển khai các hình thức, phương pháp vận động nhằm khai thác các nguồn tài trợ trong nước và quốc tế cho mục tiêu bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; tiếp nhận các nguồn tài trợ theo quy định của pháp luật.
4. Tham gia hướng dẫn việc quản lý, sử dụng Quỹ Bảo trợ trẻ em các cấp; phối hợp với các đơn vị có liên quan thuộc Bộ, các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các Bộ, ngành, đoàn thể, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, dự án, kế hoạch tài trợ đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật.
5. Phối hợp với các đơn vị, tổ chức liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chương trình, dự án tại cơ sở.
6. Tổ chức tuyên truyền các hoạt động của Quỹ và kết quả đóng góp của các Nhà tài trợ.
7. Phối hợp xây dựng, trình Bộ cơ chế quản lý tài chính đối với các hoạt động của Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam để áp dụng thống nhất đối với Quỹ Bảo trợ trẻ em các cấp.
8. Thực hiện hợp tác quốc tế theo phân công của Bộ.
9. Tham gia nghiên cứu khoa học; đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và cộng tác viên, tình nguyện viên làm công tác tuyên truyền, vận động, xây dựng và thực hiện các chương trình dự án của Quỹ theo phân công của Bộ.
10. Thực hiện sơ kết, tổng kết, báo cáo định kỳ và đột xuất với Bộ và Hội đồng Bảo trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam về các hoạt động của Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam.
11. Quản lý công chức, viên chức, người lao động; cơ sở vật chất, tài chính, tài sản và các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.
12. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
Như vậy, theo quy định thì Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam có nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và cộng tác viên, tình nguyện viên làm công tác tuyên truyền, vận động, xây dựng.
Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam có những tổ chức trực thuộc nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Quyết định 1216/QĐ-LĐTBXH năm 2014 quy định về cơ cấu tổ chức của Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam như sau:
Cơ cấu tổ chức của Quỹ
1. Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam có Giám đốc và một số Phó Giám đốc.
2. Các tổ chức trực thuộc gồm:
a) Văn phòng;
b) Phòng Vận động nguồn lực;
c) Phòng Tuyên truyền;
d) Phòng Quản lý Chương trình và Dự án;
đ) Phòng Kế hoạch - Tài vụ.
Như vậy, theo quy định thì các tổ chức trực thuộc Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam bao gồm:
(1) Văn phòng;
(2) Phòng Vận động nguồn lực;
(3) Phòng Tuyên truyền;
(4) Phòng Quản lý Chương trình và Dự án;
(5) Phòng Kế hoạch - Tài vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 23 1 có gì đặc biệt? Ngày 23 1 cung gì? Ngày 23 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Nhiệm vụ của ban thẩm tra tư cách đại biểu của đại hội là gì? Trách nhiệm cung cấp tài liệu cho ban thẩm tra tư cách đại biểu?
- Chủ sở hữu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng là ai? Điều kiện đối với chủ sở hữu là cổ đông sáng lập là gì?
- Mẫu chương trình đại hội chi bộ không có trù bị là mẫu nào? Tải về mẫu chương trình đại hội chi bộ không có trù bị?
- Vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam trong đấu tranh giành chính quyền cách mạng giai đoạn 30 - 45 theo Hướng dẫn 175?