Quỹ bảo lãnh tín dụng cho vay có bảo lãnh thỏa thuận phối hợp những nội dung nào với các tổ chức tín dụng?
Yêu cầu trước khi thực hiện cho vay có bảo lãnh của Quỹ bảo lãnh tín dụng được quy định ra sao?
Quỹ bảo lãnh tín dụng thỏa thuận phối hợp những nội dung nào với các tổ chức tín dụng? (Hình từ Internet)
Theo Điều 3 Thông tư 45/2018/TT-NHNN quy định như sau:
Phối hợp trong cho vay có bảo lãnh của Quỹ bảo lãnh tín dụng
1. Trường hợp Quỹ bảo lãnh tín dụng nhận tài sản bảo đảm cho hoạt động bảo lãnh, bên cho vay, Quỹ bảo lãnh tín dụng, bên có tài sản bảo đảm và các bên liên quan (nếu có) thỏa thuận bằng văn bản để đảm bảo bên cho vay có quyền tiếp nhận và xử lý tài sản bảo đảm cho hoạt động bảo lãnh trong trường hợp Quỹ bảo lãnh tín dụng không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo quy định tại Nghị định số 34/2018/NĐ-CP , Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Trước khi thực hiện cho vay có bảo lãnh của Quỹ bảo lãnh tín dụng, bên cho vay và Quỹ bảo lãnh tín dụng:
a) Căn cứ các quy định nội bộ của bên cho vay và phương thức tổ chức điều hành hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng quy định tại Điều 14 Nghị định số 34/2018/NĐ-CP, thực hiện ký thỏa thuận khung hoặc thỏa thuận từng lần về việc phối hợp cho vay có bảo lãnh của Quỹ bảo lãnh tín dụng (gọi tắt là thỏa thuận phối hợp) để thống nhất các nội dung trong quá trình thực hiện bảo lãnh, cho vay và là cơ sở để thực hiện quyền, nghĩa vụ của các bên khi phát sinh;
b) Trường hợp các bên có nhu cầu sửa đổi, bổ sung thỏa thuận phối hợp đã ký kết thì việc sửa đổi, bổ sung phải được thực hiện bằng văn bản và là một bộ phận không tách rời của văn bản thỏa thuận phối hợp.
Theo đó, căn cứ trên quy định trước khi thực hiện cho vay có bảo lãnh của Quỹ bảo lãnh tín dụng, các tổ chức tín dụng (bên cho vay) và Quỹ bảo lãnh tín dụng cần đảm bảo các yêu cầu sau đây:
+ Căn cứ các quy định nội bộ của các tổ chức tín dụng và phương thức tổ chức điều hành hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng quy định tại Điều 14 Nghị định 34/2018/NĐ-CP:
Các bên thực hiện ký thỏa thuận khung hoặc thỏa thuận từng lần về việc phối hợp cho vay có bảo lãnh của Quỹ bảo lãnh tín dụng để thống nhất các nội dung trong quá trình thực hiện bảo lãnh, cho vay và là cơ sở để thực hiện quyền, nghĩa vụ của các bên khi phát sinh;
+ Trường hợp các bên có nhu cầu sửa đổi, bổ sung thỏa thuận phối hợp đã ký kết thì việc sửa đổi, bổ sung phải được thực hiện bằng văn bản và là một bộ phận không tách rời của văn bản thỏa thuận phối hợp.
Quỹ bảo lãnh tín dụng thỏa thuận phối hợp những nội dung nào với các tổ chức tín dụng?
Theo Điều 4 Thông tư 45/2018/TT-NHNN quy định những nội dung tối thiểu thỏa thuận phối hợp giữa các tổ chức tín dụng và Quỹ bảo lãnh tín dụng, bao gồm:
(1) Trình tự phối hợp giữa các bên trong việc tiếp nhận, thẩm định hồ sơ (thẩm định độc lập, phối hợp thẩm định, thành lập tổ thẩm định chung,...), cho vay và giải ngân đối với khoản vay có bảo lãnh của Quỹ bảo lãnh tín dụng (thời gian, số tiền, hình thức cho vay...).
(2) Các nội dung quy định tại Chứng thư bảo lãnh theo quy định tại Điều 24 Nghị định 34/2018/NĐ-CP.
Trong đó thỏa thuận cụ thể về các biện pháp thu hồi nợ, thời hạn tối đa các tổ chức tín dụng phải thực hiện sau khi khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đầy đủ cho các tổ chức tín dụng và phương thức chứng minh đã thực hiện các biện pháp này trước khi thông báo cho Quỹ bảo lãnh tín dụng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
(3) Các nội dung liên quan đến quyền và nghĩa vụ của bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh (các tổ chức tín dụng) theo quy định tại Điều 26 và Điều 27 Nghị định 34/2018/NĐ-CP.
(4) Việc phối hợp và quy trình kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay, tài sản hình thành từ vốn vay để đảm bảo việc sử dụng vốn vay, tài sản hình thành từ vốn vay theo đúng cam kết tại hợp đồng tín dụng và làm căn cứ để Quỹ bảo lãnh tín dụng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi phát sinh.
(5) Phối hợp trong việc xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng, các trường hợp dừng giải ngân vốn vay, thu hồi nợ trước hạn khi khách hàng vi phạm các thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, vi phạm Hợp đồng bảo lãnh tín dụng hoặc có những dấu hiệu vi phạm pháp luật.
(6) Quy định cụ thể các trường hợp Quỹ bảo lãnh tín dụng được quyền không thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ bảo lãnh và thời hạn Quỹ bảo lãnh tín dụng gửi thông báo không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh theo quy định tại khoản 3 Điều 31 và Điều 32 Nghị định 34/2018/NĐ-CP.
(7) Thỏa thuận về chuyển giao quyền tiếp nhận và xử lý tài sản bảo đảm bao gồm:
+ Việc chuyển giao quyền tiếp nhận và xử lý tài sản bảo đảm cho hoạt động bảo lãnh trong trường hợp Quỹ bảo lãnh tín dụng không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 26 và điểm b khoản 1 Điều 27 Nghị định 34/2018/NĐ-CP;
+ Việc xử lý tài sản bảo đảm cho hoạt động bảo lãnh trong trường hợp Quỹ bảo lãnh tín dụng không thực hiện một phần nghĩa vụ bảo lãnh theo quy định tại Nghị định 34/2018/NĐ-CP và quy định của pháp luật có liên quan;
+ Việc xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp tài sản này bảo đảm chung cho khoản vay và khoản bảo lãnh trước khi Quỹ bảo lãnh tín dụng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo quy định tại khoản 3 Điều 33 Nghị định 34/2018/NĐ-CP.
(8) Các nội dung khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.
Theo đó, các tổ chức tín dụng và Quỹ bảo lãnh tín dụng thỏa thuận phối hợp tối thiểu 08 nội dung được quy định nêu trên.
Quỹ bảo lãnh tín dụng cho vay có bảo lãnh theo những nguyên tắc nào?
Theo Điều 5 Thông tư 45/2018/TT-NHNN quy định như sau:
Nguyên tắc cho vay có bảo lãnh của Quỹ bảo lãnh tín dụng
1. Dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng đã được Quỹ bảo lãnh tín dụng thẩm định và quyết định bảo lãnh nghĩa vụ trả nợ gốc, trả lãi, trả nợ gốc và nợ lãi khoản vay theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định số 34/2018/NĐ-CP.
2. Bên cho vay xem xét, thẩm định, quyết định cho vay bằng đồng Việt Nam đối với các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng được Quỹ bảo lãnh tín dụng bảo lãnh nghĩa vụ trả nợ gốc, trả lãi, trả nợ gốc và nợ lãi khoản vay theo quy định pháp luật về cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng và tự chịu trách nhiệm về quyết định cho vay của mình.
3. Việc phân loại nợ, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro của bên cho vay đối với khoản vay của khách hàng có bảo lãnh của Quỹ bảo lãnh tín dụng được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước).
Theo đó, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho vay có bảo lãnh theo 03 nguyên tắc sau đây:
(1) Dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng đã được Quỹ bảo lãnh tín dụng thẩm định và quyết định bảo lãnh nghĩa vụ trả nợ gốc, trả lãi, trả nợ gốc và nợ lãi khoản vay theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 34/2018/NĐ-CP, cụ thể:
+ Bảo lãnh nghĩa vụ trả nợ gốc khoản vay của bên được bảo lãnh tại các tổ chức cho vay;
+ Bảo lãnh nghĩa vụ trả lãi khoản vay của bên được bảo lãnh tại các tổ chức cho vay;
+ Bảo lãnh nghĩa vụ trả nợ gốc và nợ lãi khoản vay của bên được bảo lãnh tại các tổ chức cho vay và phải được quy định cụ thể tại hợp đồng bảo lãnh tín dụng.
(2) Các tổ chức tín dụng xem xét, thẩm định, quyết định cho vay bằng đồng Việt Nam đối với các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng được Quỹ bảo lãnh tín dụng bảo lãnh nghĩa vụ trả nợ gốc, trả lãi, trả nợ gốc và nợ lãi khoản vay theo quy định pháp luật về cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng và tự chịu trách nhiệm về quyết định cho vay của mình.
(3) Việc phân loại nợ, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro của các tổ chức tín dụng đối với khoản vay của khách hàng có bảo lãnh của Quỹ bảo lãnh tín dụng được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chế độ tiền thưởng công chức viên chức 2025 theo Nghị định 73? Quy chế tiền thưởng theo Nghị định 73 2024 thế nào?
- Đối tượng kế toán thuộc hoạt động kinh doanh gồm những đối tượng nào? Ghi đơn vị tiền tệ khi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ngoại tệ thế nào?
- Mẫu văn bản đề nghị đăng ký nội quy lao động mới nhất 2025? Tải văn bản đề nghị đăng ký nội quy lao động mới nhất 2025 ở đâu?
- Căn cứ bổ nhiệm viên chức quản lý? Nghĩa vụ của viên chức quản lý là gì? Viên chức quản lý là gì?
- Những ai được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định 73? Mức tiền thưởng cụ thể được xác định dựa vào đâu?