Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa không được huy động vốn dưới những hình thức nào?
- Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa không được huy động vốn dưới những hình thức nào?
- Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa có được quyền cho thuê tài sản cố định không?
- Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phải tổ chức kiểm kê tài sản cố định trong trường hợp nào?
Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa không được huy động vốn dưới những hình thức nào?
Việc huy động vốn của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định tại khoản 7 Điều 5 Thông tư 15/2019/TT-BTC như sau:
Bảo đảm an toàn vốn và tài sản
Quỹ bảo lãnh tín dụng có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định về bảo đảm an toàn vốn và tài sản của Quỹ, gồm:
...
b) Trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro khác theo quy định áp dụng đối với doanh nghiệp.
4. Xử lý tổn thất về tài sản theo quy định tại khoản 2 Điều này, điểm b khoản 3 Điều 43 Nghị định số 34/2018/NĐ-CP của Chính phủ và Điều 8 Thông tư này.
5. Tuân thủ đầy đủ các quy định về đối tượng, điều kiện, phạm vi bảo lãnh, giới hạn cấp bảo lãnh và các nội dung liên quan đến hoạt động bảo lãnh tín dụng của Quỹ theo quy định tại Nghị định số 34/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
6. Không được sử dụng nguồn vốn hoạt động để thực hiện các mục đích kinh doanh tiền tệ, đầu tư chứng khoán, góp vốn, mua cổ phần doanh nghiệp, kinh doanh bất động sản và các hoạt động kinh doanh, đầu tư không được phép khác (trừ tiền nhàn rỗi của Quỹ được sử dụng theo quy định tại khoản 3 Điều 41 Nghị định số 34/2018/NĐ-CP của Chính phủ).
7. Không được huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân; phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, tín phiếu.
...
Như vậy, thoe quy định, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa không được huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân; phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, tín phiếu.
Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa không được huy động vốn dưới những hình thức nào? (Hình từ Internet)
Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa có được quyền cho thuê tài sản cố định không?
Việc cho thuê tài sản cố định được quy định tại khoản 4 Điều 7 Thông tư 15/2019/TT-BTC như sau
Quản lý tài sản
...
3. Nguyên tắc trích khấu hao, chế độ quản lý, sử dụng và thời gian trích khấu hao tài sản cố định: Quỹ bảo lãnh tín dụng thực hiện theo quy định về khấu hao tài sản cố định áp dụng đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và Quy chế quản lý hoạt động đầu tư xây dựng, mua sắm và quản lý tài sản cố định của Quỹ bảo lãnh tín dụng.
4. Cho thuê tài sản cố định:
a) Quỹ bảo lãnh tín dụng được quyền cho thuê tài sản cố định theo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn theo quy định của pháp luật đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
b) Cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản cố định của Quỹ bảo lãnh tín dụng là cấp quyết định việc cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản cố định.
5. Thanh lý, nhượng bán tài sản cố định:
a) Quỹ bảo lãnh tín dụng được quyền chủ động nhượng bán, thanh lý tài sản cố định đã hư hỏng, lạc hậu kỹ thuật, không có nhu cầu sử dụng hoặc không sử dụng được;
...
Như vậy, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được quyền cho thuê tài sản cố định theo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn theo quy định của pháp luật đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phải tổ chức kiểm kê tài sản cố định trong trường hợp nào?
Trường hợp phải tổ chức kiểm kê tài sản cố định được quy định tại khoản 6 Điều 7 Thông tư 15/2019/TT-BTC như sau:
Quản lý tài sản
...
6. Kiểm kê tài sản và đánh giá lại tài sản cố định:
a) Quỹ bảo lãnh tín dụng phải tổ chức kiểm kê định kỳ hoặc đột xuất để xác định số lượng tài sản cố định trong các trường hợp: Khi khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính năm; sau khi xảy ra thiên tai, dịch họa hoặc vì lý do nào đó gây ra biến động tài sản của Quỹ bảo lãnh tín dụng; theo quy định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Đối với tài sản thừa, thiếu, phải xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của tổ chức và cá nhân có liên quan và xác định mức bồi thường vật chất theo quy định tại Nghị định số 34/2018/NĐ-CP của Chính phủ và Điều 8 Thông tư này;
c) Quỹ bảo lãnh tín dụng thực hiện đánh giá lại tài sản cố định theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật;
...
Như vậy, theo quy định, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phải tổ chức kiểm kê định kỳ hoặc đột xuất để xác định số lượng tài sản cố định trong các trường hợp:
- Khi khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính năm;
- Sau khi xảy ra thiên tai, dịch họa hoặc vì lý do nào đó gây ra biến động tài sản của Quỹ bảo lãnh tín dụng;
- Theo quy định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?