Quỹ bảo hiểm xe cơ giới là gì? Quỹ bảo hiểm xe cơ giới được hình thành từ những nguồn nào theo quy định hiện nay?
Quỹ bảo hiểm xe cơ giới là gì?
Căn cứ Nghị định 03/2021/NĐ-CP về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Tại Điều 24 Nghị định 03/2021/NĐ-CP có quy định về nguyên tắc quản lý, sử dụng Quỹ bảo hiểm xe cơ giới như sau:
Nguyên tắc quản lý, sử dụng Quỹ bảo hiểm xe Cơ giới
1. Quỹ Bảo hiểm xe cơ giới là Quỹ được thành lập để thực hiện các hoạt động chi hỗ trợ nhân đạo; công tác đề phòng, hạn chế tổn thất, tai nạn giao thông đường bộ; tuyên truyền, giáo dục về an toàn giao thông đường bộ, chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và các hoạt động liên quan nhằm góp phần bảo vệ lợi ích công cộng và đảm bảo an toàn xã hội.
2. Quỹ bảo hiểm xe cơ giới do các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ triển khai bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đóng góp, được quản lý tập trung tại Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, có tài khoản riêng tại ngân hàng thương mại và được sử dụng con dấu của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam.
3. Quỹ bảo hiểm xe cơ giới được quản lý và sử dụng minh bạch, hiệu quả và đúng mục đích theo quy định tại Nghị định này.
Như vậy, theo khoản 1 Điều 24 Nghị định 03/2021/NĐ-CP nêu trên thì quỹ bảo hiểm xe cơ giới là quỹ được thành lập để thực hiện các hoạt động sau:
- Sử dụng để chi cho các hoạt động hỗ trợ nhân đạo;
- Chi cho công tác đề phòng, hạn chế tổn thất, tai nạn giao thông đường bộ;
- Tuyên truyền, giáo dục về an toàn giao thông đường bộ, chế độ bảo hiểm xe máy và các hoạt động liên quan.
Quỹ bảo hiểm xe cơ giới là gì? Quỹ bảo hiểm xe cơ giới được hình thành từ những nguồn nào theo quy định hiện nay? (Hình từ Internet)
Quỹ bảo hiểm xe cơ giới được hình thành từ những nguồn nào?
Căn cứ quy định tại Điều 25 Nghị định 03/2021/Đ-CP như sau:
Nguồn hình thành Quỹ bảo hiểm xe cơ giới
1. Đóng góp của các doanh nghiệp bảo hiểm được phép triển khai bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
2. Thu từ lãi tiền gửi.
3. Số dư Quỹ bảo hiểm xe cơ giới năm trước được chuyển sang năm sau sử dụng.
4. Các nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân.
5. Các khoản thu hợp pháp khác (nếu có).
Như vậy, hiện nay, quỹ bảo hiểm xe cơ giới được hình thành 05 nguồn gồm:
- Đóng góp của các doanh nghiệp bảo hiểm được phép triển khai bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
- Thu từ lãi tiền gửi.
- Số dư Quỹ bảo hiểm xe cơ giới năm trước được chuyển sang năm sau sử dụng.
- Các nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân.
- Các khoản thu hợp pháp khác (nếu có).
Quỹ bảo hiểm xe cơ giới được sử dụng để chi vào những mục đích gì?
Căn cứ quy định về nội dung chi của Quỹ bảo hiểm xe cơ giới tại khoản 1 Điều 27 Nghị định 03/2021/NĐ-CP như sau:
Nội dung chi của Quỹ bảo hiểm xe cơ giới
1. Quỹ bảo hiểm xe cơ giới được sử dụng cho các mục đích sau:
a) Chi hỗ trợ nhân đạo với các mức cụ thể như sau:
Trong các trường hợp không xác định được xe gây tai nạn, xe không tham gia bảo hiểm và các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo quy định tại Điều 13 Nghị định này (trừ hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe cơ giới, người lái xe hoặc của người bị thiệt hại): 30% mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định/1 người/1 vụ đối với trường hợp tử vong; 10% mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định/1 người/1 vụ đối với các trường hợp tổn thương bộ phận được điều trị cấp cứu.
Sau khi doanh nghiệp bảo hiểm đã thực hiện tạm ứng bồi thường theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 14 Nghị định này, Ban điều hành Quỹ bảo hiểm xe cơ giới có trách nhiệm hoàn trả số tiền mà doanh nghiệp Bảo hiểm đã tạm ứng bồi thường trong trường hợp tai nạn được xác định thuộc loại trừ trách nhiệm bảo hiểm hoặc khoản tiền tạm ứng bồi thường vượt mức bồi thường bảo hiểm theo quy định trong trường hợp tai nạn thuộc phạm vi bồi thường thiệt hại.
b) Công tác đề phòng, hạn chế tổn thất, tai nạn giao thông đường bộ.
c) Tổ chức tuyên truyền, giáo dục về an toàn giao thông đường bộ và chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
d) Chi hỗ trợ cho lực lượng Công an trong công tác phối hợp với Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, Hội đồng quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới và các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong công tác đề phòng, hạn chế tổn thất, phòng chống gian lận trong kinh doanh bảo hiểm và thực hiện quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
d) Hỗ trợ khen thưởng thành tích cho các tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, đề phòng hạn chế tổn thất, tai nạn giao thông, bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ.
e) Chi hoàn thiện, duy trì hoạt động cơ sở dữ liệu về Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
g) Chi cho hoạt động của Chương trình Bảo hiểm bắt buộc xe cơ giới ASEAN và hoạt động của Cơ quan quốc gia Việt Nam thực hiện Nghị định thư số 5 về Chương trình bảo hiểm bắt buộc xe cơ giới ASEAN.
h) Chi quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới bao gồm: Chi lương, phụ cấp, các khoản trích theo lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn) và chi khen thưởng, phúc lợi cho nhân viên Văn phòng Quỹ bảo hiểm xe cơ giới; chi phụ cấp trách nhiệm cho bộ máy quản lý và điều hành Quỹ bảo hiểm xe cơ giới và nhân viên kiêm nhiệm của Văn phòng Quỹ bảo hiểm xe cơ giới; chi phí thuê văn phòng, mua sắm trang thiết bị, chi dịch vụ ngân hàng và bưu điện; thuê kiểm toán; chi công tác phí và Tổ chức các cuộc họp của Quỹ bảo hiểm xe cơ giới.
Như vậy, quỹ bảo hiểm xe cơ giới được sử dụng để chi vào những mục đích nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?