Quốc môn là gì? Người xả chất thải vào công trình thuộc khu vực Quốc môn thì bị xử phạt thế nào?
Quốc môn là gì?
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 112/2014/NĐ-CP thì Quốc môn là cổng quốc gia, được xây dựng tại cửa khẩu, mang đặc trưng văn hóa Việt Nam, thể hiện độc lập dân tộc và là biểu tượng tình hữu nghị, đoàn kết với nước láng giềng.
Người xả chất thải vào công trình thuộc khu vực Quốc môn thì bị xử phạt thế nào?
Mức xử phạt đối với người xả chất thải vào công trình thuộc khu vực Quốc môn được quy định tại khoản 6, điểm d khoản 7, điểm a, điểm b khoản 8 Điều 7 Nghị định 96/2020/NĐ-CP như sau:
Hành vi vi phạm quy chế quản lý cửa khẩu biên giới đất liền
...
6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi đổ, xả, ném chất thải, chất bẩn, hóa chất, gạch, đá hoặc các vật khác vào Quốc môn, các công trình khác thuộc khu vực Quốc môn.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ, thương mại tại cửa khẩu biên giới đất liền từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 5 Điều này;
d) Trục xuất đối với người nước ngoài có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1; điểm a, điểm c khoản 2; khoản 4; điểm b khoản 5; khoản 6 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc rời khỏi khu vực cửa khẩu biên giới đất liền đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1; điểm a khoản 2; điểm b khoản 5; khoản 6 Điều này;
b) Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, khôi phục cảnh quan khu vực cửa khẩu đối với hành vi vi phạm tại khoản 6 Điều này;
c) Tạm dừng thực hiện thủ tục xuất cảnh đối với phương tiện Việt Nam, tạm dừng thực hiện thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh đối với phương tiện nước ngoài đối với hành vi vi phạm tại điểm b khoản 2 Điều này.
Theo quy định trên, người xả chất thải vào công trình thuộc khu vực Quốc môn thì có thể bị xử phạt vi phạm với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Người vi phạm còn bị buộc rời khỏi khu vực cửa khẩu biên giới đất liền và buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, khôi phục cảnh quan khu vực cửa khẩu đối với hành vi vi phạm.
Nếu người vi phạm là người nước ngoài thì ngoài những mức phạt nêu trên, người này còn bị trục xuất.
Quốc môn (Hình từ Internet)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền lập biên bản đối với người xả chất thải vào công trình thuộc khu vực Quốc môn không?
Theo quy định tại Điều 25 Nghị định 96/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính như sau:
Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
1. Khi thi hành công vụ, nhiệm vụ những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23 Nghị định này có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.
2. Cán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ trong các cơ quan được quy định tại Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23 Nghị định này đang thi hành công vụ, nhiệm vụ theo văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản hành chính do người, cơ quan có thẩm quyền ban hành có quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.
3. Thuyền trưởng tàu tuần tra thuộc Hải đoàn Biên phòng, Hải đội Biên phòng, Hải đoàn Cảnh sát biển, Hải đội Cảnh sát biển, Thủy đoàn thuộc Công an nhân dân, Chi cục Kiểm ngư vùng và những người được thuyền trưởng tàu tuần tra thuộc Hải đoàn Biên phòng, Hải đội Biên phòng, Hải đoàn Cảnh sát biển, Hải đội Cảnh sát biển, Thủy đoàn thuộc Công an nhân dân, Chi cục Kiểm ngư vùng giao nhiệm vụ lập biên bản có quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.
4. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia nhưng không có thẩm quyền xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này chỉ có quyền lập biên bản về những vi phạm thuộc phạm vi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về việc lập biên bản. Trường hợp vụ việc vi phạm vừa có hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản, vừa có hành vi vi phạm không thuộc thẩm quyền xử phạt hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản, thì người đó vẫn tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với tất cả các hành vi vi phạm và chuyển ngay biên bản đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt theo quy định tại khoản 3 Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã không có quyền lập biên bản đối với người xả chất thải vào công trình thuộc khu vực Quốc môn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giải thể doanh nghiệp có phải mất phí không? Doanh nghiệp có được ký kết hợp đồng mới khi đã có quyết định giải thể doanh nghiệp không?
- Mục đích của chỉ dẫn kỹ thuật trong xây dựng là gì? Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm trình chủ đầu tư chấp thuận nội dung gì?
- Năm cá nhân số 4 năm 2025 có ý nghĩa gì? Năm 2025 là năm thế giới số mấy? Hành vi xem thần số học có phải là mê tín dị đoan không?
- Chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng là gì? Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng?
- Sản phẩm phái sinh là gì? Kinh doanh ngoại hối và sản phẩm phái sinh của ngân hàng thương mại như thế nào?