Quảng cáo thuốc lá trên mạng xã hội theo quy định pháp luật có phải là hành vi bị nghiêm cấm không?

Cho tôi hỏi quảng cáo thuốc lá trên mạng xã hội theo quy định pháp luật có phải là hành vi bị nghiêm cấm không? Cá nhân có hành vi tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng thì bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào? Câu hỏi của anh Trung từ Nghệ An.

Quảng cáo thuốc lá trên mạng xã hội theo quy định pháp luật có phải là hành vi bị nghiêm cấm không?

Căn cứ khoản 2 Điều 9 Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Sản xuất, mua bán, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá giả, sản phẩm được thiết kế có hình thức hoặc kiểu dáng như bao, gói hoặc điếu thuốc lá; mua bán, tàng trữ, vận chuyển nguyên liệu thuốc lá, thuốc lá nhập lậu.
2. Quảng cáo, khuyến mại thuốc lá; tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng dưới mọi hình thức.
3. Tài trợ của tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc lá, trừ trường hợp quy định tại Điều 16 của Luật này.
4. Người chưa đủ 18 tuổi sử dụng, mua, bán thuốc lá.
5. Sử dụng người chưa đủ 18 tuổi mua, bán thuốc lá.
6. Bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi.
...

Đồng thời, căn cứ khoản 2 Điều 7 Luật Quảng cáo 2012 quy định về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo như sau:

Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo
1. Hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2. Thuốc lá.
3. Rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên.
4. Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo.
...

Theo quy định trên thì quảng cáo thuốc lá là hành vi bị nghiêm cấm dưới mọi hình thức.

Do đó, quảng cáo thuốc lá trên mạng xã hội là hành vi bị nghiêm cấm.

Quảng cáo thuốc lá trên mạng xã hội theo quy định pháp luật có phải là hành vi bị nghiêm cấm không?

Quảng cáo thuốc lá trên mạng xã hội theo quy định pháp luật có phải là hành vi bị nghiêm cấm không? (Hình từ Internet)

Quảng cáo thuốc lá xuyên biên giới có phải là hành vi bị cấm trong hợp tác quốc tế về phòng chống tác hại của thuốc lá không?

Căn cứ khoản 2 Điều 8 Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012 quy định về hợp tác quốc tế trong phòng chống tác hại của thuốc lá như sau:

Hợp tác quốc tế trong phòng, chống tác hại của thuốc lá
1. Mở rộng hợp tác quốc tế trong phòng, chống tác hại của thuốc lá với các nước, tổ chức quốc tế trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền, phù hợp với pháp luật mỗi nước, pháp luật và thông lệ quốc tế.
2. Nội dung hợp tác quốc tế bao gồm:
a) Hợp tác trong phòng, chống thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả;
b) Hợp tác trong việc cấm quảng cáo, khuyến mại và tài trợ thuốc lá xuyên biên giới;
c) Hợp tác trong nghiên cứu khoa học, đào tạo, hỗ trợ kinh phí và trao đổi thông tin liên quan đến phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Như vậy, theo quy định trên thì quảng cáo thuốc lá xuyên biên giới là hành vi bị cấm trong nội dung trong hợp tác quốc tế về phòng chống tác hại của thuốc lá.

Cá nhân có hành vi tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng thì bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Căn cứ khoản 4 Điều 29 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định vi phạm quy định khác về phòng chống tác hại của thuốc lá như sau:

Vi phạm quy định khác về phòng, chống tác hại của thuốc lá
...
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng tên, nhãn hiệu và biểu tượng của sản phẩm thuốc lá với sản phẩm, dịch vụ khác;
b) Tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng dưới mọi hình thức;
c) Để cho tổ chức, cá nhân tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng tại cơ sở thuộc quyền quản lý, điều hành;
d) Chậm nộp khoản đóng góp bắt buộc theo quy định của pháp luật;
đ) Khai sai dẫn đến nộp thiếu khoản đóng góp bắt buộc theo quy định của pháp luật;
e) Sử dụng kinh phí hỗ trợ của Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá không đúng quy định của pháp luật;
g) Doanh nghiệp, các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin, thông báo về việc tài trợ của tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc lá.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện hoạt động tài trợ dưới bất kỳ hình thức nào, trừ trường hợp được phép theo quy định của pháp luật;
b) Trốn, gian lận khoản đóng góp bắt buộc theo quy định của pháp luật.
...

Đồng thời, căn cứ khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:

Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
4. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức.
5. Mức phạt tiền được quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...

Như vậy, theo quy định, cá nhân có hành vi tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng dưới mọi hình thức thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

Quảng cáo Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Quảng cáo
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Đọc tiếng nước ngoài trước hay tiếng Việt trước trong quảng cáo?
Pháp luật
Có được quảng cáo trên bìa của một tạp chí không? Cơ quan báo chí quảng cáo trên bìa của một tạp chí bị phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Tiêu chuẩn điều kiện quảng cáo sản phẩm là gì? Doanh nghiệp nước ngoài có được thuê công ty Việt Nam quảng cáo sản phẩm hay không?
Pháp luật
Tiệm xăm sử dụng hình ảnh của khách để quảng cáo có vi phạm pháp luật không? Mức xử phạt hành chính đối với tiệm xăm này là bao nhiêu?
Pháp luật
Sản phẩm quảng cáo là gì? Có thể đăng ký quảng cáo bằng tiếng nước ngoài được hay không? Nếu vi phạm thì bị xử phạt hành chính như thế nào? Mức phạt là bao nhiêu?
Pháp luật
Hồ sơ thông báo quảng cáo sản phẩm trên băng rôn cần những gì? Trình tự thông báo sản phẩm quảng cáo trên băng rôn ra sao?
Pháp luật
Quảng cáo hàng hóa được hiểu là gì? Cá nhân kinh doanh hàng hóa có được tự quảng cáo hàng hóa của mình hay không?
Pháp luật
Các hàng quán gắn bảng hiệu quảng cáo có logo web cờ bạc thì có bị xử phạt theo quy định pháp luật hay không?
Pháp luật
Chi nhánh của thương nhân Việt Nam được thực hiện quảng cáo hoạt động kinh doanh hàng hóa của mình thông qua phương tiện nào?
Pháp luật
Dán nhãn hiệu trên phương tiện giao thông như thế nào? Dán quảng cáo trên nóc xe tải có bị phạt không?
Pháp luật
Hồ sơ đăng ký cấp tên định danh người gửi dùng trong hoạt động quảng cáo bằng tin nhắn đối với cá nhân gồm những giấy tờ gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quảng cáo
3,627 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quảng cáo

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quảng cáo

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào