Quảng cáo thuốc có giấy đăng ký lưu hành hết hiệu lực thì có thể bị xử phạt đến 80 triệu đồng đúng không?
- Giấy đăng ký lưu hành thuốc hết hiệu lực thì Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc này cũng đương nhiên hết hiệu lực đúng không?
- Quảng cáo thuốc có giấy đăng ký lưu hành hết hiệu lực thì có thể bị xử phạt đến 80 triệu đồng đúng không?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người quảng cáo thuốc có giấy đăng ký lưu hành hết hiệu lực là bao lâu?
Giấy đăng ký lưu hành thuốc hết hiệu lực thì Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc này cũng đương nhiên hết hiệu lực đúng không?
Việc giấy đăng ký lưu hành thuốc hết hiệu lực thì Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc này có đương nhiên hết hiệu lực không, theo quy định tại khoản 1 Điều 129 Nghị định 54/2017/NĐ-CP như sau:
Hiệu lực của Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc
1. Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc không ghi thời hạn hiệu lực và hết hiệu lực trong các trường hợp sau:
a) Giấy đăng ký lưu hành thuốc hết hiệu lực;
b) Thuốc bị thu hồi Giấy đăng ký lưu hành;
c) Thay đổi thông tin dẫn đến trường hợp phải cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc quy định tại điểm b khoản 1 Điều 120 của Nghị định này;
d) Có khuyến cáo của cơ quan quản lý nhà nước về dược về việc hạn chế sử dụng hoặc sử dụng dưới sự giám sát của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
đ) Thuốc có chứa hoạt chất hoặc dược liệu bị đưa ra khỏi Danh mục thuốc không kê đơn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
2. Trường hợp Giấy đăng ký lưu hành thuốc được gia hạn hiệu lực, Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc sẽ được tự động gia hạn hiệu lực đúng bằng thời gian gia hạn hiệu lực Giấy đăng ký lưu hành thuốc.
Theo quy định trên, giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc sẽ hết hiệu lực khi giấy đăng ký lưu hành thuốc này hết hiệu lực.
Quảng cáo thuốc (Hình từ Internet)
Quảng cáo thuốc có giấy đăng ký lưu hành hết hiệu lực thì có thể bị xử phạt đến 80 triệu đồng đúng không?
Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi quảng cáo thuốc có giấy đăng ký lưu hành hết hiệu lực được quy định tại điểm e khoản 4, điểm b khoản 5 Điều 50 Nghị định 38/2021/NĐ-CP như sau:
Vi phạm các quy định về quảng cáo thuốc
...
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
...
e) Quảng cáo thuốc chưa được cấp giấy đăng ký lưu hành hoặc giấy đăng ký lưu hành hết hiệu lực.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính thông tin đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều này;
b) Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1, các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 5, 6 và 7 Điều 10; các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 10a; điểm a khoản 2, các khoản 3, 5 và 6, các điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 14; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 21; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 23; khoản 1 Điều 24; các Điều 30, 38, 39 và 40 Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.
...
Theo đó, quảng cáo thuốc có giấy đăng ký lưu hành hết hiệu lực thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với cá nhân, và từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với tổ chức.
Đồng thời tổ chức/cá nhân vi phạm còn bị buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in quảng cáo.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người quảng cáo thuốc có giấy đăng ký lưu hành hết hiệu lực là bao lâu?
Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 129/2021/NĐ-CP, bổ sung cho Điều 3a Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo là 01 năm.
2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo được quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện quy định tại điểm a khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc quy định tại điểm b khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này, điểm a và điểm b khoản này tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
...
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người quảng cáo thuốc có giấy đăng ký lưu hành hết hiệu lực là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 22 về xử lý kỷ luật đảng viên? Quy trình xử lý kỷ luật đảng viên thế nào? Những điều Đảng viên không được làm?
- Thủ tục Cấp Chứng nhận trường tiểu học đạt kiểm định chất lượng giáo dục từ ngày 25/1/2025 như thế nào?
- Mẫu biên bản bàn giao hàng hóa bán đấu giá trong thương mại? Địa điểm thanh toán tiền mua hàng hóa bán đấu giá là ở đâu?
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?