Quảng cáo thực phẩm chức năng hỗ trợ xóa tàn nhang, xua tan vết nám nhưng làm cho người xem hiểu nhầm là sản phẩm có tác dụng như thuốc chữa bệnh bị xử phạt như thế nào?

Quảng cáo thực phẩm chức năng hỗ trợ xóa tàn nhang, xua tan vết nám, giữ cho da chắc khỏe bằng màn hình tại spa, thẩm mỹ viện cần phải lưu ý những vấn đề gì? Quảng cáo thực phẩm chức năng hỗ trợ xóa tàn nhang, xua tan vết nám, giữ cho da chắc khỏe nhưng làm cho người xem hiểu nhầm là sản phẩm đó có tác dụng như thuốc chữa bệnh bị xử phạt như thế nào?

Quảng cáo thực phẩm chức năng hỗ trợ xóa tàn nhang, xua tan vết nám, giữ cho da chắc khỏe bằng màn hình tại spa, thẩm mỹ viện có được không?

Tại Điều 7 Luật Quảng cáo 2012 quy định về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo như sau:

- Hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.

- Thuốc lá.

- Rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên.

- Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo.

- Thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc.

- Các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục.

- Súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao và các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích động bạo lực.

- Các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác do Chính phủ quy định khi có phát sinh trên thực tế.

Bên cạnh đó, Điều 17 Luật Quảng cáo 2012 quy định về phương tiện quảng cáo như sau:

- Báo chí.

- Trang thông tin điện tử, thiết bị điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác.

- Các sản phẩm in, bản ghi âm, ghi hình và các thiết bị công nghệ khác.

- Bảng quảng cáo, băng-rôn, biển hiệu, hộp đèn, màn hình chuyên quảng cáo.

- Phương tiện giao thông.

- Hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, chương trình văn hoá, thể thao.

- Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo; vật thể quảng cáo.

- Các phương tiện quảng cáo khác theo quy định của pháp luật.

Do đó, thực phẩm chức năng hỗ trợ xóa tàn nhang, xua tan vết nám, giữ cho da chắc khỏe không thuộc danh sách sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo nên vẫn được phép quảng cáo.

Quảng cáo thực phẩm chức năng

Quảng cáo thực phẩm chức năng

Quảng cáo thực phẩm chức năng hỗ trợ xóa tàn nhang, xua tan vết nám, giữ cho da chắc khỏe bằng màn hình tại spa, thẩm mỹ viện cần phải lưu ý những vấn đề gì?

Theo Điều 5 Nghị định 181/2013/NĐ-CP quy định về quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm

- Nội dung quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải phù hợp với Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận phù hợp quy định an toàn thực phẩm.

- Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải có các nội dung sau đây:

+ Tên thực phẩm, phụ gia thực phẩm;

+ Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.

- Quảng cáo thực phẩm chức năng phải thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều này và các nội dung sau đây:

+ Tác dụng chính và các tác dụng phụ (nếu có);

+ Khuyến cáo “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.

- Không được quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc.

- Quảng cáo thực phẩm chức năng trên báo nói, báo hình phải đọc rõ ràng nội dung quy định tại Điểm a Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.

Như vậy, quảng cáo thực phẩm chức năng hỗ trợ xóa tàn nhang, xua tan vết nám, giữ cho da chắc khỏe cần phải có nội dung về tên thực phẩm, phụ gia thực phẩm, tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường. Và cần lưu ý về tác dụng chính và các tác dụng phụ (nếu có), khuyến cáo “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh, không được quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc.

Quảng cáo thực phẩm chức năng hỗ trợ xóa tàn nhang, xua tan vết nám, giữ cho da chắc khỏe nhưng làm cho người xem hiểu nhầm là sản phẩm đó có tác dụng như thuốc chữa bệnh bị xử phạt như thế nào?

Theo Điều 52 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a, b khoản 15 Điều 4 Nghị định 129/2021/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022 thì hành vi vi phạm các quy định về quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm như sau:

"1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có hoặc ghi không đúng hoặc không đọc rõ hoặc không thể hiện trong quảng cáo khuyến cáo “Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm không phù hợp với một trong các tài liệu theo quy định;

b) Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm thiếu một trong các nội dung: Tên thực phẩm, phụ gia thực phẩm; khuyến cáo về nguy cơ, cảnh báo đối tượng không được sử dụng theo một trong các tài liệu quy định đối với thực phẩm chức năng; tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường;”

c) Quảng cáo trên các thiết bị điện tử tại nơi công cộng; phát tán hoặc thuyết trình tại hội chợ, hội thảo, hội nghị, triển lãm các sản phẩm in, ghi âm, ghi hình, thiết bị lưu chứa dữ liệu giới thiệu thực phẩm không đúng với hồ sơ công bố hợp quy hoặc hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm hoặc hồ sơ tự công bố sản phẩm hoặc hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo.

3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức hội chợ, hội thảo, hội nghị, triển lãm có phát tán hoặc thuyết trình các sản phẩm in, ghi âm, ghi hình, thiết bị lưu chứa dữ liệu giới thiệu sản phẩm thực phẩm, phụ gia thực phẩm không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung theo quy định.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Quảng cáo sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, được sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn, lời cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế;

b) Quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh;

c) Quảng cáo thực phẩm có nội dung đăng tải, dẫn, trích dẫn hoặc nêu ý kiến người bệnh mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 01 đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này trong trường hợp vi phạm về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ 02 lần trở lên trong thời hạn 06 tháng;

b) Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 03 tháng đến 05 tháng; tước quyền sử dụng Giấy xác nhận nội dung quảng cáo từ 20 tháng đến 24 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này trong trường hợp vi phạm về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ 02 lần trở lên trong thời hạn 06 tháng.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc cải chính thông tin đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 và khoản 4 Điều này;

b) Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, sản phẩm quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 và khoản 4 Điều này;

c) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Theo đó, quảng cáo thực phẩm chức năng hỗ trợ xóa tàn nhang, xua tan vết nám, giữ cho da chắc khỏe lại gây hiểu nhầm cho người xem là sản phẩm đó có tác dụng như thuốc chữa bệnh sẽ bị xử phạt từ 20 - 30 triệu đồng. Tuy nhiên, đây chỉ là mức phạt đối với cá nhân, còn tổ chức sẽ nhân đôi (Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP). Đồng thời, buộc cải chính thông tin và buộc tháo gỡ, tháo dỡ, sản phẩm quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in quảng cáo.

Quảng cáo thực phẩm chức năng
Quảng cáo thực phẩm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thực phẩm nào phải đăng ký nội dung trước khi quảng cáo thực phẩm? Khi nào được phát hành quảng cáo thực phẩm?
Pháp luật
Doanh nghiệp quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe không có khuyến cáo có được không? Doanh nghiệp quảng cáo không có khuyến cáo sẽ bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh thì tổ chức bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Khi muốn quảng cáo thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt thì có phải đăng ký nội dung trước khi quảng cáo không?
Pháp luật
Quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe có nội dung không chính xác, không đúng sự thật thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Muốn quảng cáo thực phẩm (thịt heo) thì cần tuân thủ quy định nào của pháp luật? Các thực phẩm phải đăng ký nội dung trước khi quảng cáo là thực phẩm nào?
Pháp luật
Thủ tục quảng cáo thực phẩm hiện nay được pháp luật quy định như thế nào? Điều kiện để quảng cáo thực phẩm ra sao?
Pháp luật
Quảng cáo thực phẩm tăng cường chức năng sinh lý ở nam giới trên trang thông tin điện tử cần phải lưu ý những vấn đề gì?
Pháp luật
Đặt bảng quảng cáo thực phẩm chức năng hỗ trợ xương khớp tại nhà thuốc thì có cần phải xin phép không?
Pháp luật
Quảng cáo thực phẩm chức năng hỗ trợ xóa tàn nhang, xua tan vết nám nhưng làm cho người xem hiểu nhầm là sản phẩm có tác dụng như thuốc chữa bệnh bị xử phạt như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quảng cáo thực phẩm chức năng
1,252 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quảng cáo thực phẩm chức năng Quảng cáo thực phẩm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quảng cáo thực phẩm chức năng Xem toàn bộ văn bản về Quảng cáo thực phẩm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào