Quảng cáo sai sự thật về thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản như thế nào? Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có quyền xử phạt đối vơi trường hợp này không?
- Quảng cáo thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản phải thể hiện được những nội dung gì?
- Xử phạt vi phạm quy định về quảng cáo sai sự thật về thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản như thế nào?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có quyền xử phạt đối với hành vi quảng cáo sai sự thật về thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản hay không?
Quảng cáo thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản phải thể hiện được những nội dung gì?
Theo Điều 11 Nghị định 181/2013/NĐ-CP quy định quảng cáo phân bón, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi, giống cây trồng, giống vật nuôi như sau:
- Nội dung quảng cáo phân bón, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi, giống cây trồng, giống vật nuôi phải phù hợp với Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm hoặc văn bản công bố chất lượng sản phẩm.
- Quảng cáo phân bón, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi, giống cây trồng, giống vật nuôi phải có các nội dung sau đây:
+ Tên phân bón, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi, giống cây trồng, giống vật nuôi;
+ Xuất xứ nguyên liệu trong chế biến;
+ Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.
Như vậy, bảng quảng cáo ngoài trời thức ăn dùng trong chăn nuôi, thủy sản phải đảm bảo thể hiện những thông tin như tên thức ăn chăn nuôi, xuất xứ nguyên liệu chế biến, tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.
Xử phạt vi phạm quy định về quảng cáo sai sự thật về thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản như thế nào?
Theo Điều 60 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm quy định về quảng cáo thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản như sau:
“Điều 60. Vi phạm quy định về quảng cáo thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, chất cải tạo môi trường chăn nuôi, chất cải tạo môi trường thủy sản
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo sai sự thật về bản chất, công dụng, chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ của thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, chất cải tạo môi trường chăn nuôi, chất cải tạo môi trường thủy sản.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính thông tin đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm in, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.”
Như vậy, quảng cáo sai sự thật về thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản sẽ bị phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng.
Mức phạt tiền này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (khoản 2, khoản 3 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP).
Xử phạt trong chăn nuôi
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có quyền xử phạt đối với hành vi quảng cáo sai sự thật về thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản hay không?
Căn cứ Điều 64 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 17 Điều 4 Nghị định 129/2021/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 64. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này."
Hành vi quảng cáo sai sự thật về thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản sẽ bị phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng vượt quá thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân xã do đó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã không có thẩm quyền xử phạt trong trường hợp này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu hợp đồng thuê xe cá nhân trong Tết Âm lịch năm Ất Tỵ mới nhất? Giá thuê xe được xác định thế nào?
- Tinh gọn bộ máy cấp huyện: Thay thế những người kém năng lực không hoàn thành nhiệm vụ theo Nghị quyết 18?
- Tổng hợp mẫu quyết định cho thôi việc mới nhất 2025? Tải mẫu quyết định cho thôi việc năm 2025?
- Giao 3.212 biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức hành chính tỉnh Nghệ An? Tải về phụ lục xem chi tiết?
- Mẫu Giấy đề nghị cấp lại Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đối với trường hợp giấy phép bị mất hoặc hư hỏng?