Quán triệt và thực hiện có hiệu quả mục tiêu xây dựng nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại ra sao?
Thông báo 274/TB-VPCP năm 2023 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Hội Nhà báo Việt Nam do Văn phòng Chính phủ ban hành ngày 12/7/2023.
Tình hình phát triển của Hội Nhà báo Việt Nam thời gian qua ra sao?
Tại Thông báo 274/TB-VPCP năm 2023 nêu rõ:
- Báo chí là công cụ tuyên truyền trên mặt trận tư tưởng văn hóa của Đảng, Nhà nước là phương tiện thông tin thiết yếu, là “món ăn” tinh thần không thể thiếu trong đời sống xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của người dân.
- Trong suốt 73 năm xây dựng và trưởng thành (21/4/1950 - 21/4/2023), Hội Nhà báo Việt Nam đã không ngừng phát triển về tổ chức và lực lượng, trưởng thành về mọi mặt, có nhiều đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc; luôn bám sát đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và Điều lệ của Hội để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Tuy nhiên hoạt động báo chí vẫn còn tồn tại, hạn chế ở một số cơ quan báo chí và người làm báo;
+ Vẫn còn tình trạng “báo hóa” tạp chí, trang tin điện tử tổng hợp;
+ Có biểu hiện “tư nhân hóa báo chí”;
+ Nội dung bạo lực, chạy theo thị trường, thiếu tính định hướng, thiếu tính giáo dục và nhân văn; vấn đề tin giả, tin sai sự thật chưa giảm…
Quán triệt và thực hiện có hiệu quả mục tiêu xây dựng nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại? (Hình internet)
Quán triệt và thực hiện có hiệu quả mục tiêu xây dựng nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại ra sao?
Cụ thể, tại Thông báo 274/TB-VPCP năm 2023 nhấn mạnh rằng:
- Thời gian tới, để báo chí Việt Nam thực sự cách mạng, chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại, Hội Nhà báo Việt Nam cần tiếp tục phát huy vai trò quan trọng của mình, cùng với các Bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp sau đây:
+ Đẩy mạnh hoạt động tập hợp lực lượng, xây dựng đội ngũ những người làm báo, chú trọng bồi dưỡng, nâng cao, rèn luyện phẩm chất chính trị, tư tưởng, năng lực, trình độ chuyên môn cho hội viên để “phụng sự Tổ quốc”, “phụng sự nhân dân”, “phụng sự giai cấp và nhân loại” như lời Bác Hồ kính yêu từng căn dặn.
++ Chung sức, đồng lòng tập trung xây dựng và phát triển đội ngũ người làm báo nhạy bén về chính trị, nhạy cảm về kinh tế, hiểu biết về khoa học và công nghệ;
++ Chấn chỉnh những “lệch chuẩn” về đạo đức nghề nghiệp;
++ Giữ vững “tâm sáng, lòng trong, bút sắc”, thúc đẩy giá trị nhân văn trong hoạt động báo chí.
++ Bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên trong thực thi nhiệm vụ, đồng thời xử lý nghiêm những vi phạm, nhất là việc lợi dụng báo chí để đi ngược lại mục tiêu, lý tưởng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và lợi ích của Nhân dân.
+ Tiếp tục quán triệt và thực hiện có hiệu quả mục tiêu xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng.
++ Báo chí phải đồng hành cùng dân tộc, làm tốt hơn nữa chức năng định hướng tư tưởng, là vũ khí sắc bén bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc.
++ Bám sát các nhiệm vụ chính trị của đất nước, cơ quan, địa phương, đơn vị để phản ánh, nhất là 06 nhiệm vụ trọng tâm, 03 đột phá chiến lược.
+ Các cơ quan báo chí, các cấp hội nhà báo, cần tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động.
++ Tăng cường thông tin xây dựng, phản biện xã hội để đưa đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn, “đưa ý Đảng đến gần dân hơn”.
++ Tập trung phát hiện những vấn đề nóng, nhạy cảm, mới xuất hiện, các nút thắt, điểm nghẽn;
++ Đi vào định hướng, gợi mở giải pháp tháo gỡ những vấn đề khó, phức tạp trong nước và quốc tế.
++ Đẩy mạnh tuyên truyền về văn hóa tương xứng với tuyên truyền về kinh tế, chính trị, xã hội theo 06 nhiệm vụ và 04 nhóm giải pháp mà đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021;
++ Tăng cường chất lượng các tác phẩm báo chí, bảo đảm tính chiến đấu cao, giá trị nhân văn sâu sắc, tác động mạnh cả về lý trí và cảm xúc của công chúng;
++ Từ đó định hướng dư luận, tạo đồng thuận xã hội, củng cố niềm tin vững chắc của Nhân dân với Đảng và Nhà nước.
+ Báo chí phải đi đầu trong phát hiện, biểu dương những nhân tố mới, gương người tốt, việc tốt, cách làm hay, mô hình tiên tiến, lấy cái đẹp dẹp cái xấu, lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực, tạo động lực, truyền cảm hứng, tạo sự lan tỏa trong cộng đồng, xã hội.
++ Làm tốt vai trò giám sát, phản biện; cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, trung thực, minh bạch.
++ Đẩy mạnh đấu tranh bảo vệ chân lý, lẽ phải, người lương thiện; chống lại những suy nghĩ và hành động sai trái, nhất là tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống; tích cực tham gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.
Thực hiện giải quyết một số đề xuất, kiến nghị nào của Hội Nhà báo Việt Nam?
Tại Thông báo 274/TB-VPCP năm 2023 đã cho biết, sau buổi làm việc với Thủ tướng Chính phủ, thực hiện giải quyết một số đề xuất, kiến nghị của Hội Nhà báo Việt Nam như sau:
- (1) Hoàn thiện quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực báo chí;
- (2) Giải quyết kiến nghị Quy hoạch và phát triển báo chí toàn quốc;
- (3) Về hạ tầng công nghệ thông tin;
- (4) Đào tạo nguồn nhân lực lĩnh vực báo chí, truyền thông;
- (5) Cơ sở vật chất cho các cơ quan báo chí;
- (6) Tài chính cho các cơ quan báo chí;
- (7) Chế độ, chính sách cho người làm công tác tại Hội Nhà báo Việt Nam và Hội nhà báo tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- (8) Triển khai Kế hoạch hành động hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 bằng tiếng việt và tiếng anh đầy đủ, chi tiết nhất? Tải mẫu ở đâu?
- Thay đổi vốn điều lệ có phải nộp lại tờ khai thuế môn bài không? Đối tượng nộp thuế môn bài là ai?
- Gợi ý quà tết cho công nhân? Những món quà tết cho công nhân ý nghĩa? Người lao động được nghỉ Tết Nguyên đán mấy ngày?
- Mẫu đề cương đánh giá an toàn công trình mới nhất? Đề cương đánh giá an toàn công trình phải được lập như thế nào?
- Thông tư 15/2024 quy định tiêu chí phân loại, điều kiện thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực xây dựng ra sao?