Quản lý tài nguyên viễn thông có thực hiện theo nguyên tắc phù hợp với quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông không?
- Quản lý tài nguyên viễn thông có thực hiện theo nguyên tắc phù hợp với quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông không?
- Việc cấp giấy phép viễn thông có liên quan đến sử dụng tài nguyên viễn thông thì cần thực hiện như thế nào?
- Việc bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông, an toàn thông tin mạng và an ninh thông tin là trách nhiệm của ai?
Quản lý tài nguyên viễn thông có thực hiện theo nguyên tắc phù hợp với quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông không?
Căn cứ theo điểm a khoản 3 Điều 48 Luật Viễn thông 2023 quy định về việc quản lý tài nguyên viễn thông như sau:
Quản lý tài nguyên viễn thông
1. Quản lý tài nguyên viễn thông bao gồm quy hoạch, phân bổ, cấp, đăng ký, ấn định, sử dụng, chuyển nhượng quyền sử dụng, thu hồi quyền sử dụng, hoàn trả tài nguyên viễn thông; giải quyết tranh chấp về đăng ký, sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam “.vn”.
2. Việc quản lý tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh trong hoạt động viễn thông được thực hiện theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật về tần số vô tuyến điện.
3. Việc quản lý tài nguyên viễn thông được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
a) Phù hợp với quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông;
b) Bảo đảm tối ưu việc thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông;
c) Bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch trong việc phân bổ, cấp tài nguyên viễn thông;
d) Bảo đảm việc sử dụng tài nguyên viễn thông hiệu quả, tiết kiệm, đúng mục đích;
...
Theo đó, việc quản lý tài nguyên viễn thông được thực hiện theo nguyên tắc phù hợp với quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông.
Quản lý tài nguyên viễn thông có thực hiện theo nguyên tắc phù hợp với quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông không? (Hình từ Internet)
Việc cấp giấy phép viễn thông có liên quan đến sử dụng tài nguyên viễn thông thì cần thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 34 Luật Viễn thông 2023 quy định như sau:
Nguyên tắc cấp giấy phép viễn thông
1. Phù hợp với quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông.
2. Ưu tiên cấp giấy phép viễn thông cho dự án có khả năng triển khai nhanh, có cam kết cung cấp dịch vụ lâu dài cho đông đảo người sử dụng dịch vụ viễn thông; dự án cung cấp dịch vụ viễn thông đến khu vực biên giới, miền núi, vùng cao, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
3. Trường hợp việc cấp giấy phép viễn thông có liên quan đến sử dụng tài nguyên viễn thông thì chỉ được cấp nếu việc phân bổ tài nguyên viễn thông là khả thi, theo đúng quy hoạch tần số vô tuyến điện, quy hoạch kho số viễn thông, quy hoạch tài nguyên Internet đã được phê duyệt và bảo đảm sử dụng hiệu quả tài nguyên viễn thông.
Theo đó, trong trường hợp việc cấp giấy phép viễn thông có liên quan đến sử dụng tài nguyên viễn thông thì chỉ được cấp nếu việc phân bổ tài nguyên viễn thông là khả thi, theo đúng quy hoạch tần số vô tuyến điện, quy hoạch kho số viễn thông, quy hoạch tài nguyên Internet đã được phê duyệt và bảo đảm sử dụng hiệu quả tài nguyên viễn thông.
Việc bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông, an toàn thông tin mạng và an ninh thông tin là trách nhiệm của ai?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Luật Viễn thông 2023 quy định như sau:
Bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông, an toàn thông tin mạng và an ninh thông tin
1. Bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông, an toàn thông tin mạng và an ninh thông tin là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân. Trường hợp phát hiện hành vi cản trở việc xây dựng hợp pháp, hành vi phá hoại, xâm phạm cơ sở hạ tầng viễn thông, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thông báo kịp thời cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan công an nơi gần nhất.
2. Doanh nghiệp viễn thông, tổ chức thiết lập mạng viễn thông, tổ chức, cá nhân sở hữu hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động, đại lý dịch vụ viễn thông và người sử dụng dịch vụ viễn thông có trách nhiệm bảo vệ mạng viễn thông, thiết bị đầu cuối.
3. Tổ chức, cá nhân trong hoạt động của mình không được gây nhiễu có hại, làm hư hỏng thiết bị, công trình, mạng viễn thông, gây hại đến hoạt động hợp pháp của cơ sở hạ tầng viễn thông của tổ chức, cá nhân khác.
4. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động viễn thông chịu sự quản lý, thanh tra, kiểm tra và thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh thông tin theo quy định của pháp luật.
5. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan có liên quan, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm bảo vệ an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông, xử lý hành vi cản trở việc xây dựng hợp pháp, hành vi phá hoại, xâm phạm cơ sở hạ tầng viễn thông.
...
Như vậy, việc bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông, an toàn thông tin mạng và an ninh thông tin là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Ngoài ra, trường hợp phát hiện hành vi cản trở việc xây dựng hợp pháp, hành vi phá hoại, xâm phạm cơ sở hạ tầng viễn thông, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thông báo kịp thời cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan công an nơi gần nhất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tội chống người thi hành công vụ theo Bộ luật Hình sự 2015 có khung hình phạt như thế nào?
- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 đã quyết nghị lấy ngày 3 2 làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Mừng thọ 70 tuổi gọi là gì? Cách tổ chức lễ mừng thọ 70 tuổi theo Thông tư 06 chi tiết, cụ thể?
- Mẫu Đơn đề nghị hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe mới nhất hiện nay? Trường hợp nào hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe?
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?